Nghệ sĩ ưu tú Mai Nguyên: Vui khi được khán giả gọi là ''ông bố quốc dân''

HNM| 12/09/2021 11:55

“Tôi luôn tâm niệm: Không quan trọng vai chính hay phụ, phản diện hay người tốt, chỉ cần khi xem phim, đến cảnh có mình khán giả vẫn ngồi lại xem là đủ rồi!”, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Mai Nguyên chia sẻ với Hànộimới Cuối tuần.

Nghệ sĩ ưu tú Mai Nguyên: Vui khi được khán giả gọi là ''ông bố quốc dân''
NSƯT Mai Nguyên trong phim “Hương vị tình thân”.

- Bộ phim “Hương vị tình thân” đã đi được hơn nửa chặng đường và vẫn tạo nên “cơn sốt” trên sóng truyền hình. Là diễn viên tham gia bộ phim anh cảm thấy thế nào?

- Thú thật, vì rất yêu thích nhân vật của mình và kịch bản phim nên tôi cảm thấy rất vui khi “Hương vị tình thân” nhận được hiệu ứng mạnh từ cộng đồng mạng và báo chí. Từ khi phim lên sóng, tôi nhận được những tin nhắn khen vai diễn hay, gọi với danh xưng “ông bố quốc dân”. Đó là niềm vui với những người nghệ sĩ như tôi.

Khi được đạo diễn Nguyễn Danh Dũng mời vào vai ông Khang, tôi cảm thấy thú vị, phù hợp. Tuy nhiên, điều tôi mong muốn là có được kịch bản hoàn chỉnh ngay từ đầu thì sẽ tốt hơn cho việc sáng tạo và định hình vai diễn của nghệ sĩ. Vì phim vừa phát sóng vừa sản xuất nên sẽ có những thiệt thòi nhất định khi diễn viên không thể nhìn hết tổng thể diễn biến tâm lý của nhân vật cũng như nội dung phim. Tất nhiên, đạo diễn cũng có trao đổi nhưng nếu được nghiên cứu, cảm thụ kịch bản và vai diễn thì sẽ tốt hơn nhiều.

- Bên cạnh những lời khen, ông Khang cũng nhận những ý kiến cho rằng ông chỉ trọn chữ hiếu nhưng chưa vẹn tình, và ông cần công tâm hơn. Anh nghĩ sao?

- Đó là ý kiến chính xác và mong muốn rất đời, rất hợp lý của khán giả để giữ hạnh phúc gia đình được trọn vẹn. Nhưng về phía diễn viên, tôi lại không muốn làm khác bởi đó là cách xây dựng hình tượng nhân vật của tác giả. Chính vì tính cách ấy của ông Khang, bà Xuân mới tạo nên xung đột, và tôi cho rằng điều đó gần với cuộc sống hơn. Không ai hoàn hảo cả, phim như vậy mới cuốn hút người xem.

- Anh có nghĩ nhân vật ông Khang sẽ là vai diễn để đời của mình?

- Tôi lại hy vọng là không. Bởi vì nếu đó là đỉnh cao nhất thì người nghệ sĩ không hứng thú cho những vai diễn khác nữa. Là diễn viên, ai cũng mong muốn được hóa thân vào những dạng vai khác nhau, cố gắng vai diễn sau phải hay hơn vai diễn trước. Tôi luôn tâm niệm rằng: Không quan trọng vai chính hay phụ, phản diện hay người tốt, chỉ cần khi xem phim, đến cảnh có mình mà khán giả vẫn ngồi lại xem chứ không đứng lên làm việc khác... Thế là đủ rồi!

- Trong 30 năm sự nghiệp, vai diễn nào trên sân khấu và màn ảnh mà anh tâm đắc nhất?

- Với sân khấu, tôi có nhiều vai đáng nhớ, điển hình là chủ tịch Khang trong vở kịch đề tài hậu chiến “Đi tìm điều không mất”. Lúc ấy, tôi mới ngoài 20 tuổi nhưng hóa thân ông chủ tịch huyện trung niên, được mọi người khen nhập vai tốt. Bốn năm trước, tôi đóng vai chính vở “Lão hà tiện” của Molière. Nhân vật xuất hiện xuyên suốt, thoại nhiều đi kèm các động tác hình thể. Tập và biểu diễn xong vai đó tôi gầy đi 10kg. Với phim truyền hình, tôi thích vai phản diện nhà báo Hoàng Tân trong “Khi đàn chim trở về”, vai Hưng trong “Bí mật Ê-va” và hiện tại là vai ông Khang trong “Hương vị tình thân”.

- Thời gian gần đây, phim truyền hình Việt thu hút sự tham gia đông đảo của diễn viên sân khấu. Phải chăng sự nổi tiếng, cát xê cao có sức hấp dẫn lớn?

- Phim truyền hình hiện nay phải thu tiếng trực tiếp, điều đó đòi hỏi diễn viên phải có giọng nói và đài từ tốt để thể hiện rõ tính cách của nhân vật, mà diễn viên sân khấu lại đáp ứng khá tốt cho điều ấy. Về cát xê thì mỗi phim và mỗi nhân vật có một mức theo quy định, tất nhiên so với diễn viên sân khấu thì thu nhập tốt hơn. Nhưng đó không phải là tất cả. Tôi nghĩ, diễn viên khi đứng trên sân  khấu hay nhận đóng phim truyền hình thì điều quan trọng vẫn là tình yêu, niềm đam mê với nghề, mong muốn cống hiến tới khán giả những vai diễn có cảm xúc.

- Anh được gọi là “ông bố quốc dân” trên phim, vậy ngoài đời thì sao?

- Tôi không dám nhận mình là ông bố quốc dân đâu. Trong phim, ông Khang tát vợ trước mặt mẹ, con nhưng ngoài đời, trong gia đình, tôi luôn cố gắng giữ sự điềm tĩnh, trầm ổn. Tôi nghĩ đàn ông nên kiềm chế và khéo léo. Với các con, tôi không áp đặt, luôn tôn trọng sở thích, lựa chọn của con vì tôi muốn con học cách tự chịu trách nhiệm với mỗi quyết định của mình.

- Thành công trong sự nghiệp, lại có một gia đình hạnh phúc, với anh bí quyết đó là gì?

- Tôi nghĩ, mỗi thành viên nên tự ý thức cùng nhau chia sẻ công việc gia đình. Do tính chất công việc, tôi thường xuyên đi đêm về hôm, có những đợt đi đóng phim dài ngày, vắng nhà vài tháng. Thế nhưng vợ tôi vẫn vui vẻ, giúp tôi lo toan chuyện nhà cửa, chăm sóc con cái. Và ngược lại, nếu cô ấy bận, tôi cũng cố gắng việc nhà để vợ có thể toàn tâm toàn ý cho công việc.

- Trân trọng cảm ơn anh!

(0) Bình luận
  • Thêm một nỗi niềm cho Tây Bắc
    Trước khi đọc “Ta còn em Tây Bắc” của Nguyễn Việt Chiến, tôi tự hỏi: đây là bài thơ viết về điều còn lại của “ta” hay là bài thơ ngợi ca Tây Bắc? Nhưng có lẽ, bài thơ không đơn thuần gợi mở chừng ấy cách nghĩ.
  • Giao hưởng Điện Biên - thành tựu mới của nhà thơ Hữu Thỉnh
    Chiến thắng Điện Biên là chiến thắng vĩ đại “lừng lẫy Điện Biên chấn động địa cầu” (Tố Hữu), làm rạng danh nước Việt trên thế giới “Nước Việt Nam từ máu lửa/ Rũ bùn đứng dậy sáng lòa” (Nguyễn Đình Thi). Ngày 7/5/1954, lá cờ Quyết chiến Quyết thắng tung bay trên nóc hầm tướng De Castriest, ngày 12/5 Bác Hồ đã có bài thơ dài đăng trên báo Nhân Dân: “Quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ”. Rồi sau đó, Tố Hữu có bài thơ nổi tiếng “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”. Bên cạnh những tác phẩm thơ, Điện Biên còn được nhắc đến trong nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, các cuốn sách hồi ký, biên khảo…
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ ưu tú Mai Nguyên: Vui khi được khán giả gọi là ''ông bố quốc dân''
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO