Nghệ sĩ, Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên qua đời ở tuổi 105

Phương Anh| 02/02/2023 09:46

Theo gia đình, nghệ sĩ, Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên – “cây đại thụ” âm nhạc Việt Nam, đã qua đời ngày 31/1, tại Hà Nội, ở tuổi 105.

Nghệ sĩ piano Thái Thị Liên sinh năm 1918, tại Chợ Lớn (nay thuộc thành phố Hồ Chí Minh). Bà học piano từ khi 4 tuổi tại trường dòng và thể hiện sự xuất sắc trong môn nghệ thuật này. Bà đã từng sang Pháp, Cộng hòa Séc học để nâng cao trình độ biểu diễn.

Năm 1956, bà Thái Thị Liên là một trong 7 người sáng lập Trường Âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam) và là chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Piano. Bà đã tự biên soạn chương trình, giáo trình giảng dạy piano, đến nay vẫn được Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam sử dụng để đào tạo các thế hệ học sinh, sinh viên.

Bên cạnh đó, bà cũng huấn luyện, bồi dưỡng cho nhiều giảng viên đầu tiên của trường, đồng thời trực tiếp đào tạo nhiều nghệ sĩ, giảng viên piano danh tiếng như: Giáo sư, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sĩ nhân dân Trần Thu Hà (con gái bà); Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đỗ Hồng Quân; Nghệ sĩ ưu tú Trần Tuyết Minh; Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Kim Dung; nghệ sĩ piano Đan Thu Nga…

img_8124.jpg
Nghệ sĩ, Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên và Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn.

Đặc biệt, bà là mẹ và cũng là người thầy đầu tiên của Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn - người châu Á đầu tiên giành giải Nhất cuộc thi Piano quốc tế Chopin.

Trong suốt sự nghiệp của mình, bà luôn là người thẳng thắn, yêu cầu khắt khe với học sinh và vô cùng tâm huyết với việc giảng dạy. Bên cạnh sự nghiệp đào tạo, nghệ sĩ Thái Thị Liên còn hoạt động biểu diễn không ngừng nghỉ. Bà là người đầu tiên biểu diễn chương trình hòa nhạc từ cuối những năm 1950 ở Hà Nội, tham gia các chương trình hòa tấu với các chuyên gia từ Liên Xô...

Khi đã ở tuổi 100, bà vẫn thường xuyên đi nghe nhạc, tập đàn, dạy học, biểu diễn trong các sự kiện lớn. Năm 2017, bà có chương trình biểu diễn ấn tượng “Trăm mùa thu vàng” cùng Nghệ sĩ nhân dân Đặng Thái Sơn và các thế hệ học trò của mình.

Có thể nói, nghệ sĩ, Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên là một tấm gương sáng trong hoạt động đào tạo và biểu diễn piano nói chung và âm nhạc nước nhà nói riêng. Sự ra đi của bà để lại niềm tiếc thương vô hạn với công chúng yêu âm nhạc.

Bài liên quan
  • NSND Trần Tiến qua đời ở tuổi 86
    Theo thông tin từ gia đình, NSND Trần Tiến – một tên tuổi của làng sân khấu và điện ảnh, bố của 3 nghệ sĩ Lê Vân, Lê Khanh, Lê Vi đã qua đời vào chiều ngày 22/1 (Mùng 1 Tết) tại nhà riêng, hưởng thọ 86 tuổi.
(0) Bình luận
  • Tái bản 2 cuốn sách về cuộc đời và sự nghiệp của anh hùng Lý Tự Trọng
    Kỉ niệm 110 năm ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản truyện kí “Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh” của tác giả Văn Tùng và truyện tranh “Lý Tự Trọng” của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh. Hai cuốn sách đã khắc họa chân thực và cảm động cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của người đoàn viên thanh niên cộng sản đầu tiên - Lý Tự Trọng.
  • “Chuyện người Hà Nội”: Phác thảo chân dung người Hà Nội tử tế
    Người Hà Nội từ lâu đã trở thành một danh xưng, tuy nhiên hiểu về danh xưng ấy là một điều không dễ. Đã có nhiều tác phẩm đi sâu khai thác, làm nổi bật khái niệm người Hà Nội từ ngôn ngữ ăn nói, nếp sống thị dân lâu đời, cung cách ăn mặc, ứng xử... “Chuyện người Hà Nội” (NXB Văn học, 2024) là một trong số đó. Qua những câu chuyện, ghi chép nhân văn, cuốn sách góp phần phác họa sắc nét bức chân dung về người Hà Nội tử tế.
  • Cuốn sổ tay du lịch bỏ túi về Tam Đảo
    Với mong muốn quảng bá rộng rãi hơn nữa giá trị điểm đến du lịch, văn hóa tiềm ẩn của khu du lịch Tam Đảo đến du khách trong và ngoài nước, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa ra mắt bạn đọc cuốn sách “Tam Đảo - Đất linh thiêng, miền du lịch” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Phạm Hoàng Hải.
  • Nhạc sĩ Đoàn Bổng: Từ chiếc nôi văn hóa quê hương đến duyên nợ với Hà Nội
    Khát khao được thử sức và chinh phục âm nhạc đã thôi thúc chàng trai Đoàn Bổng từ bỏ công việc kế toán ở công trường thủy lợi Ngoại Độ (cuối huyện Ứng Hòa), về Hà Nội để thi vào khoa sáng tác trường Âm nhạc Việt Nam. Sau gần nửa thế kỷ gắn bó với âm nhạc, những thành quả mà nhạc sĩ Đoàn Bổng gặt hái được đã minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn này.
  • Tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội
    Nhân dịp kỉ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), NXB Kim Đồng tái bản nhiều ấn phẩm đặc sắc về Hà Nội. Những cuốn sách cho thấy bề dày lịch sử, bề sâu văn hóa, truyền thống hào hoa, thanh lịch nhưng cũng rất dũng cảm kiên cường của Người Hà Nội. Và không chỉ gợi nhớ những ký ức đẹp đẽ về Hà Nội xưa, những cuốn sách mang âm hưởng của Hà Nội ngày hôm nay cho độc giả thêm tự hào về Thủ đô mến yêu.
  • 60 đầu sách được đề xuất trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII
    60 đầu sách được chọn trao Giải thưởng Sách quốc gia lần thứ VII thuộc các lĩnh vực: Chính trị - kinh tế; khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên; văn hóa, văn học và nghệ thuật...
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Trải nghiệm tuyến lễ hội kiểu mới tại các “Giao lộ sáng tạo”
    Với chủ đề “Giao lộ sáng tạo”, lần đầu tiên Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 giới thiệu một hình thức trải nghiệm mới hướng đến công chúng tham gia, đó là bố trí không gian lễ hội theo tuyến, giúp khai mở những giao điểm sáng tạo xuyên lịch sử và đa thế hệ, gắn chặt với các công trình di sản đặc sắc có tính biểu tượng của Hà Nội.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
  • Chủ tịch Hội phụ nữ “biến rác thành tiền”, lan tỏa tấm lòng nhân ái
    Không ngừng sáng tạo, tinh thần nhiệt huyết, truyền thống “thương người như thể thương thân”, chị Lê Thị Hương - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phúc La (quận Hà Đông, TP. Hà Nội) bao năm qua đã có những việc làm góp phần giúp quê hương, người dân có cuộc sống tươi đẹp, văn minh hơn.
  • Phụ nữ Thủ đô xác lập kỷ lục về đồng diễn dân vũ với áo dài
    Nhân kỷ niệm 94 năm thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2024) và Ngày Phụ nữ Việt Nam, ngày 20/10, tại điểm cầu Công viên Thanh Xuân (quận Thanh Xuân) và 579 xã, phường, thị trấn, Hội Liên hiệp phụ nữ thành phố Hà Nội và các cấp Hội phụ nữ thành phố tổ chức chương trình Đồng diễn dân vũ với áo dài; xác lập kỷ lục Việt Nam về chương trình đồng diễn dân vũ với Áo dài có số người tham gia đông nhất.
  • Vingroup đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên
    Ngày 15/10/2024, Tập đoàn Vingroup đã gửi văn bản lên Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đề xuất tham gia đầu tư xây dựng dự án cầu Tứ Liên theo hình thức hợp đồng Xây dựng - Chuyển giao (Hợp đồng BT), theo quy định của Luật Thủ đô.
Đừng bỏ lỡ
Nghệ sĩ, Nhà giáo nhân dân Thái Thị Liên qua đời ở tuổi 105
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO