Đời sống văn hóa

Ngày mai 11/3 diễn ra Lễ hội Té nước của người Lào ở Lai Châu

KT 12:03 10/03/2023

Lễ hội Té nước (Bun Vốc Nặm) lần thứ IV, xã Nà Tăm năm 2023, sẽ được UBND xã Nà Tăm, huyện Tam Đường tổ chức ngày 11/3/2023. Lễ hội có nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao truyền thống sẽ đem đến nhiều trải nghiệm thú vị cho đồng bào các dân tộc và du khách gần xa.

doc-dao-le-hoi-te-nuoc-cua-nguoi-lao-o-lai-chau.jpg
Lễ hội Té nước của người Lào ở Lai Châu

Lễ hội "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức tại xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu nhằm cầu mưa thuận, gió hòa, mùa màng tốt tươi bội thu, người người khỏe mạnh. Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Lễ hội được tổ chức gồm 2 phần: Phần Lễ và phần Hội. Phần Lễ gồm: Tái hiện lễ cầu mùa, cầu mưa. Phần Hội có rất nhiều các hoạt động phong phú, đa dạng và sôi nổi như: Thi ẩm thực dân tộc Lào; thi đấu các môn thể thao, trò chơi dân gian (gồm: Đánh cầu lông gà, rắn bắt ngóe, bắt đầu bắt chân, kéo co, đan lát, tung còn, đẩy gậy, đi cầu thang thăng bằng, bịt mắt đập chiêng).

Đây là Lễ hội dân gian truyền thống của dân tộc Lào xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, nhằm tôn vinh những nét đẹp, giá trị bản sắc văn hoá truyền thống. Thông qua các hoạt động được tổ chức nhằm quảng bá, giới thiệu những nét đẹp, sự độc đáo trong văn hóa, phong tục, tập quán truyền thống của đồng bào dân tộc Lào trên địa bàn xã Nà Tăm nói riêng, huyện Tam Đường nói chung.

Việc tổ chức Lễ hội "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước của dân tộc Lào ở xã Nà Tăm, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển du lịch, từng bước tạo sản phẩm du lịch độc đáo, thu hút sự quan tâm của du khách gần xa.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Huyện Sóc Sơn (Hà Nội): Nhà văn hóa tại các xã NTM kiểu mẫu đều được nâng cấp, chỉnh trang
    Các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn cơ bản được đầu tư, chỉnh trang bài bản. Đó là đánh giá của Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Trần Thị Vân Anh trong đợt khảo sát các thiết chế văn hóa tại các xã nông thôn kiểu mẫu trên địa bàn huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
  • “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam
    Từ ngày 01 - 31/7/2024 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) tổ chức các hoạt động tháng 7 với chủ đề “Mùa hè - Trải nghiệm và khám phá” với các hoạt động thiết thực, bổ ích, ý nghĩa nhằm tạo sân chơi bổ ích ngày hè cho các bạn nhỏ...
  • Kỳ 3 : Nhà nghiên cứu nói gì về "Thiên Cẩu" và "Thần Cẩu"
    Nhà nghiên cứu văn hoá cho rằng sở dĩ có sự khác nhau giữa hai cách thờ "Thiên cẩu" và "Thần cẩu" bởi: Miếu thờ “Thần Cẩu” ở làng Bao La – Đức Nhuận là sản vật của văn hóa Chămpa và 2 miếu thờ “Thiên Cẩu” ở TDP Trung Đông là sản vật của văn hóa Việt chịu sự ảnh hưởng của đạo giáo.
  • Kỳ 2: Khám phá chuyện “Thiên cẩu” giúp dân, bảo vệ làng
    Khác với câu chuyện về tục thờ "Thần cẩu" ở xã Quảng Phú, hai con chó đá ở tổ dân phố (TDP) Trung Đông (phường Phú Thượng, TP Huế) lại được người dân tôn kính gọi là “Thiên cẩu”- chó của trời. "Thiên cẩu" ở đây có dáng ngồi nhổm, khoan thai… và cũng có những câu chuyện lưu truyền từ đời này sang đời khác ly kỳ không kém "Thần cẩu".
  • Sôi nổi Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - Niềm tin và hy vọng”
    Tối 29/6, tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, UBND quận Tây Hồ tổ chức Liên hoan đồng ca hợp xướng “Hà Nội - niềm và tin hy vọng” năm 2024, với sự tham gia của hàng trăm diễn viên nghệ thuật quần chúng đến từ 8 phường trên địa bàn quận.
  • Ly kỳ nét văn hoá độc đáo thờ “chó đá” ở Huế: Kỳ 1 - Làm lễ rước "Thần cẩu"
    Nét văn hóa độc đáo thờ “Thần cẩu” hay "Thiên cẩu", dưới dạng chó đá,... đang được người dân ở Thừa Thiên Huế duy trì và gắn liền với cuộc sống cùng nhiều giai thoại ly kỳ chưa lời giải. Thậm chí, nhiều nơi người dân còn lập miếu để thờ chó đá và tôn kính gọi với tên thờ “Ngài”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Ngày mai 11/3 diễn ra Lễ hội Té nước của người Lào ở Lai Châu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO