Y tế - Giáo dục

Ngành giáo dục Hà Nội góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô

Sơn Dương 14:12 10/07/2024

Chiều 9/7, Sở GD&ĐT Hà Nội phối hợp với Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục (Bộ GD&ĐT) tổ chức Hội thảo Tham vấn về chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà nước về nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Tại hội thảo, các chuyên gia, đại diện một số cơ sở giáo dục, Phòng GD&ĐT thành phố Hà Nội đã trao đổi, góp ý, nêu ý kiến, đề xuất liên quan đến chính sách tuyển dụng, sử dụng và quản lý nhà nước về nhà giáo trong dự thảo Luật Nhà giáo. Tập trung vào một số nội dung như: giấy phép hành nghề; lương cho nhà giáo; chế độ nghỉ hè của giáo viên; công bằng trong đánh giá nhà giáo; chế độ cho giáo viên mầm non; chế độ cho các thầy cô giáo trường chuyên biệt.

z5617256885946b3822d03d5372997d7a8f774a5e2a7ad.jpg
Quang cảnh Hội thảo.

Phát biểu khai mạc hội thảo, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho biết, là đơn vị dẫn đầu toàn quốc về số lượng trường học, học sinh, giáo viên, Hà Nội hiện có 2.875 trường học trên địa bàn, với gần 2,3 triệu học sinh, hơn 124.000 giáo viên. Đến thời điểm này, những kết quả của ngành GD&ĐT đã đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội của Thủ đô.

z5617256856560cc34fcec7a72d770992a62a50cda6418.jpg
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương phát biểu tại hội nghị.

Ngành giáo dục Hà Nội vui mừng và phấn khởi khi Chính phủ đã nhất trí thông qua đề xuất của Bộ GD&ĐT về sự cần thiết xây dựng Luật Nhà giáo nhằm nâng cao vị thế, vai trò của nhà giáo; tạo hành lang pháp ý vững chắc, toàn diện để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhà giáo.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng đưa ra các ý kiến đánh giá như Dự thảo Luật Nhà giáo được xây dựng khoa học, thống nhất, chặt chẽ, đảm bảo tính thống nhất giữa các nội dung; cơ bản đã xác định rõ về vị trí, vai trò, hoạt động của nhà giáo nhằm chuẩn hóa và tôn vinh nhà giáo, kiến tạo môi trường pháp lý thuận lợi để phát triển đội ngũ nhà giáo.

Tham dự và phát biểu tại hội thảo, Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục Vũ Minh Đức cho biết, trong thời gian vừa qua, Bộ GD&ĐT đã nhận được ý kiến, góp ý của 63 Sở GD&ĐT các địa phương, các Bộ ngành liên quan.

Đến nay, cơ bản 9 nội dung trong dự thảo Luật đã được Ban soạn thảo thống nhất, tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện. 800.000 nhà giáo đã có ý kiến, đồng tình với cấu trúc Luật. Cùng với đó, có nhiều ý kiến mong muốn Luật Nhà giáo sẽ tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho nhà giáo.

“Xây dựng Luật Nhà giáo là để thể chế hóa đầy đủ các quy định của Đảng và Nhà nước; kiến tạo môi trường phát triển nhà giáo, quy định một số chính sách mới để phát triển nhà giáo; chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo, có chính sách bảo vệ nhà giáo trong hoạt động nghề nghiệp; đảm bảo bình đẳng giữa nhà giáo công lập và nhà giáo ngoài công lập; giải quyết được vướng mắc thực tiễn trong quản lý nhà giáo”, Cục trưởng Vũ Minh Đức nhấn mạnh.

Kết thúc hội thảo, trên cơ sở các ý kiến đóng góp, ban soạn thảo Luật Nhà giáo sẽ tổng hợp, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, nội dung để bổ sung, điều chỉnh hợp lý, đúng quy định./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Ngành giáo dục Hà Nội góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế, xã hội Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO