Ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để buôn lậu

Thanh Hiền/HNM| 26/02/2019 23:05

Năm 2018, với sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Ban Chỉ đạo quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 quốc gia), công tác này đã đạt được những kết quả tích cực. Các lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý hơn 234.000 vụ việc vi phạm (tăng 4% so với năm 2017), thu nộp ngân sách hơn 19.000 tỷ đồng (tăng 7,7%)...

Thực tế cho thấy, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả vẫn chưa tạo được chuyển biến căn bản. Các vụ việc phát hiện, xử lý trong năm 2018 chủ yếu quy mô nhỏ, xử lý chỉ dừng ở người vận chuyển thuê, chưa có biện pháp đấu tranh, ngăn chặn hiệu quả tình trạng lợi dụng chính sách thông thoáng trong hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu để buôn lậu, vận chuyển hàng cấm…

Xác định rõ nhiệm vụ chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả là quan trọng hàng đầu, Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 thành phố Chu Xuân Kiên cho rằng, các bộ, ngành, địa phương, lực lượng chức năng cần tăng cường phối hợp, rà soát các quy định của pháp luật, đề xuất xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách…; phải thực hiện nghiêm túc, thường xuyên không để các đối tượng lợi dụng khoảng trống, sự chồng chéo của pháp luật để vi phạm; chú trọng công tác đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm chuyên môn...

Tại buổi làm việc với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia mới đây, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo 389 quốc gia đã chỉ đạo đơn vị này tham mưu để ban hành kế hoạch đấu tranh chống các hành vi lợi dụng thương mại điện tử để sản xuất, kinh doanh hàng hóa; kế hoạch chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hóa lợi dụng chính sách xuất nhập khẩu; kế hoạch chống buôn lậu, sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng và tổ chức thực hiện ngay sau khi các kế hoạch được ban hành.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương
    Theo chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV (20/5 đến 8/6 và 17/6 đến 27/6), Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được chỉnh lý, bổ sung sẽ được Quốc hội thảo luận lần 2 và thông qua Dự án Luật. Có thể nói, đây là một sự kiện quan trọng, nhất là Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ kịp thời thể chế hóa các quan điểm, mục tiêu phát triển Hà Nội của Trung ương, và để Hà Nội xứng với “trái tim của cả nước”.
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Những đêm thơ trong thành phố
    Ấy là vào một đêm mùa xuân, khi vừa ra Tết, trời vẫn còn se se lạnh nhưng không có nỗi buồn man mác mà trong người cứ rạo rực nhựa yêu. Giữa đất Tràng An một thuở đã từng là nơi kì ngộ của rất nhiều tao nhân, mặc khách, lòng người có phải vì thế cũng mong ngóng những đêm thưởng trà, trìu mến mà đọc cho nhau nghe đôi câu thơ đầy mộng tưởng, phảng phất chút cảnh, chút nhạc, chút hoạ, chút lòng người rì rào quyện vào nhau êm dịu.
  • Mộc Châu chính thức được công nhận là khu du lịch Quốc gia
    Tối 18/5, tại quảng trường 8/5, trung tâm hành chính huyện Mộc Châu, UBND tỉnh Sơn La tổ chức Lễ công bố quyết định công nhận Khu du lịch quốc gia Mộc Châu.
Đừng bỏ lỡ
Ngăn chặn việc lợi dụng chính sách để buôn lậu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO