Văn hóa – Di sản

Nét độc đáo trong dệt thổ cẩm của người Tày ở Cao Bằng

Kim Thoa (T/h) 21:19 13/06/2023

Nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở Cao Bằng (xóm Luống Nọi, xã Ngọc Đào, Hà Quảng) vừa được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công bố là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia 2023.

img_3082_mmro.jpeg
Những người phụ nữ Luống Nọi Cao Bằng đang góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa của nguồi Tày- Ảnh Thu Hằng

Thổ cẩm là loại hàng vải dệt thủ công giàu họa tiết, các họa tiết này nổi lên mặt vải giống như được thêu. Ở Việt Nam, nhiều dân tộc thiểu số đều có văn hóa dệt thổ cẩm truyền thống độc đáo của dân tộc mình. Trong số đó, thổ cẩm của người Tày Cao Bằng nổi tiếng với màu sắc rực rỡ, đẹp và bền, đặc biệt là kỹ thuật tạo hoa văn thổ cẩm được tạo từ mặt trái của sản phẩm.

Xóm Luống Nọi - điểm di sản văn hóa nằm trên tuyến phía Bắc trong "Hành trình về nguồn cội" của Công viên địa chất Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận, xóm có 100% người Tày sinh sống với 83 hộ gia đình, 307 nhân khẩu.

Trước đây, cả xóm đều làm nghề dệt thổ cẩm. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, địa bàn chỉ còn khoảng 30 hộ làm nghề. Nghề dệt thổ cẩm của người Tày xóm Luống Nọi là nghề thủ công truyền thống có từ lâu đời, hình thành và phát triển một cách tự nhiên trong quá trình lao động, xuất phát từ tập quán tự cung tự cấp.

Nét độc đáo trong dệt thổ cẩm của người Tày ở Cao Bằng là các hoa văn được tạo mặt trái của tấm thổ cẩm. Công cụ máy móc để dệt ra sản phẩm là khung cửi, con thoi bằng gỗ và que tre vô cùng thô sơ. Khi tạo hoa văn, tất cả được lập trình đã có trong bộ óc của người nghệ nhân, họ nghĩ ra như nào thì dệt ra sản phẩm như vậy chứ hoàn toàn không có mẫu có sẵn.

Mẫu thổ cẩm của đồng bào Tày có hơn 20 loại hoa văn, họa tiết khác nhau như: hoa lê, hoa mận, hoa đào, hoa mai và các loại hoa lạ trong rừng chỉ có ở miền núi (bjoóc chắm, bjoóc kíp, bjoóc tròn, bjoóc pắt…). Một số muông thú hươu, nai, ngựa, chim, bướm… cũng được thể hiện trên hoa văn thổ cẩm của người Tày.

Thông qua các họa tiết trang trí, hoa văn trên thổ cẩm, người dân nơi đây gửi gắm tâm tư, tình cảm và những khát vọng sống của bản thân; thể hiện thế giới tâm hồn, cuộc sống lao động, tình yêu thương giữa con người với con người và mối liên hệ giữa con người với thế giới tự nhiên.

Những người phụ nữ ở làng nghề dệt thổ cẩm Luống Nọi đang ngày đêm mệt mài dệt nên những tấm thổ cẩm truyền thống, không chỉ góp phần gìn giữ biểu tượng văn hóa cổ truyền của người Tày ở xã Phù Ngọc, huyện Hà Quảng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch, đồng thời giúp giải quyết việc làm, tăng thu nhập nâng cao đời sống, xóa đói, giảm nghèo cho người dân địa phương.

Bà Tô Thị Trang, Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Cao Bằng cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ có những phương án cụ thể hơn trong việc bảo tồn, phát huy giá trị nghề dệt thổ cẩm của người Tày ở Lũng Nọi. Trong đó, tỉnh chú ý xây dựng và triển khai đề án hỗ trợ, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người dệt thổ cẩm; khuyến khích đồng bào Tày ở Lũng Nọi chủ động định hướng, động viên bà con đầu tư khung dệt thủ công, đa dạng hóa mẫu mã, chủng loại các sản phẩm thổ cẩm..., tạo ra sản phẩm chất lượng cung ứng cho thị trường.

Cùng với đó, để gìn giữ, phát huy Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh đã gắn nghề dệt thổ cẩm với phát triển du lịch tạo nên điểm độc đáo thu hút khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Nét độc đáo trong dệt thổ cẩm của người Tày ở Cao Bằng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO