Chuyển động Hà Nội

Năm 2024, huyện Mê Linh sẽ trồng mới 26.000 cây xanh

Phạm Hoa 20:54 19/02/2024

Phát biểu tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn tại huyện Mê Linh, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, địa phương sẽ trồng mới khoảng 26.000 cây xanh trong năm 2024.

trong-cay-3.jpg
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến và các đại biểu tại Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 tại huyện Mê Linh, sáng 19/2/2024.

Triển khai Kế hoạch “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 của UBND Thành phố Hà Nội, sáng 19/2, Huyện ủy - Ủy ban Nhân dân - Ủy ban MTTQ huyện Mê Linh tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn.

Dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Nguyễn Trọng Đông; các đồng chí lãnh đạo Sở, Ngành thành phố; lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân, Ủy ban MTTQ huyện Mê Linh và người dân trên địa bàn.

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn cho biết, hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, toàn dân đã thực hiện “Tết trồng cây” đầu tiên trong dịp Tết nguyên đán Canh Tý - năm 1960. Từ đó tới nay, “Tết trồng cây” theo lời Bác đã mang lại lợi ích hết sức to lớn cho đất nước và trở thành truyền thống tốt đẹp của Nhân dân mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn nhấn mạnh, cứ mỗi độ xuân về, Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân huyện Mê Linh lại phát động phong trào Tết trồng cây và sự kiện này đã trở thành một nét đẹp văn hóa của địa phương. Phong trào “Tết trồng cây” đã góp phần giáo dục cán bộ, đảng viên, các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện Mê Linh nói riêng biết yêu quý, tôn trọng và bảo vệ thiên nhiên, cải thiện chất lượng môi trường, tạo cảnh quan xanh - sạch- đẹp.

trong-cay.jpg
Các đồng chí lãnh đạo Thành phố Hà Nội và huyện Mê Linh tham gia hưởng ứng Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn tại huyện Mê Linh.

Trong thời gian qua, việc trồng, chăm sóc giữ gìn để cây phát triển tốt được thực hiện thường xuyên tại huyện Mê Linh, các cơ quan, đơn vị, trường học; các xã, thị trấn, các di tích lịch sử, các điểm sinh hoạt văn hóa công cộng... tổ chức trồng cây.

“Trong xây dựng nông thôn mới hiện nay, phong trào trồng nhiều cây, nhiều “tuyến đường nở hoa” đã được người dân hưởng ứng trồng và duy trì chăm sóc đều đặn hàng tuần, hàng tháng. Hàng năm, sau mỗi đợt phát động Tết trồng cây, đã có hàng ngàn cây xanh, cây hoa, hình thành nhiều tuyến đường hoa được trồng mới, qua đó góp phần cải thiện môi trường xanh, đẹp trên địa bàn”, Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn, nhấn mạnh.

Để phong trào Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Giáp Thìn 2024 đạt kết quả tốt, đồng chí Hoàng Anh Tuấn đề nghị các đơn vị thực hiện tốt Kế hoạch của UBND Thành phố Hà Nội và huyện về tổ chức Lễ phát động Tết trồng cây Xuân Giáp Thìn năm 2024. Đặc biệt triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án “Trồng và quản lý cây xanh trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo” nhằm hoàn thành chỉ tiêu Đề án đề ra năm 2024 về số lượng và chủng loại cây, phấn đấu trồng mới khoảng 26.000 cây.

thanh-lam.jpg
Trước đó, mùng 7 Tết Giáp Thìn, tại xã Thanh Lâm, Bí thư Huyện ủy Nguyễn Thanh Liêm và các đồng chí lãnh đạo huyện đã trồng cây tại tuyền đường nối từ đường 23B đi Yên Vinh, xã Thanh Lâm (huyện Mê Linh).

Theo Chủ tịch UBND huyện Mê Linh Hoàng Anh Tuấn, UBND các xã, thị trấn; các cơ quan, đơn vị cần tích cực chủ động đề ra chỉ tiêu cụ thể về số lượng cây trồng tại đơn vị. Chuẩn bị tốt cây giống, lựa chọn các loại cây phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng; tổ chức Tết trồng cây ở đơn vị, địa phương đảm bảo thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức, đảm bảo trồng cây nào sống tốt cây đó.

Các cấp, các ngành phát động mạnh mẽ phong trào trồng cây. Tích cực huy động các nguồn lực về kinh phí, lao động, sự tình nguyện của các tập thể, cá nhân cùng toàn thể Nhân dân tham gia trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh. Phát động các phong trào thi đua như: “Ngày Chủ nhật xanh”, “Trồng thêm một cây xanh là thêm một hành động vì môi trường”, “Màu xanh cho tương lai”... để đoàn viên, hội viên và Nhân dân tham gia, tạo nên phong trào thường xuyên, liên tục, hiệu quả. Đưa nhiệm vụ trồng cây trở thành phong trào thi đua sâu rộng trong cán bộ, hội viên và Nhân dân.

tien-thinh.jpg
Huyện Mê Linh đặc mục tiêu hoàn thành chỉ tiêu Đề án “Trồng và quản lý cây xanh trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 - 2025 và các năm tiếp theo”, riêng năm 2024 về số lượng và chủng loại cây, huyện phấn đấu trồng mới khoảng 26.000 cây.

Đồng thời, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân trong việc trồng, chăm sóc và bảo vệ cây trồng. Nêu cao ý thức trồng cây quanh năm chứ không chỉ trồng trong dịp Tết Nguyên đán. Cùng với việc trồng cây lấy bóng mát cần trồng thêm những cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho Nhân dân.

Đối với các dự án, các khu đô thị cần thực hiện đúng quy hoạch về hệ thống cây xanh, tỷ lệ cây xanh trong các công trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; xây dựng công viên xanh nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển đô thị theo hướng bền vững, đảm bảo không gian sống xanh - sạch - đẹp./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Năm 2024, huyện Mê Linh sẽ trồng mới 26.000 cây xanh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO