Mức phạt vi phạm nồng độ cồn năm 2023, đi xe đạp cũng bị phạt
Theo quy định về mức phạt vi phạm nồng độ cồn mới nhất năm 2023, ngay cả người đi xe đạp cũng sẽ bị phạt nồng độ cồn nếu vi phạm.
Mức phạt vi phạm nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP).
Chi tiết các mức phạt vi phạm nồng độ cồn với người điều khiển phương tiện ô tô, xe máy, xe đạp, máy kéo, xe máy chuyên dùng là thông tin mà lái xe cần nắm được để không vi phạm.
Như vậy, theo quy định về mức phạt vi phạm nồng độ cồn mới nhất năm 2023, ngay cả người đi xe đạp cũng sẽ bị xử phạt nồng độ cồn nếu vi phạm.
Đối với người điều khiển xe ô tô:
– Nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít hơi thở sẽ bị phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng (quy định tại điểm C khoản 6 Điều 5). Mức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng (quy định tại Điểm e, khoản 11, điều 5.
– Nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 16 đến 18 triệu đồng (quy định tại điểm c, khoản 8, điều 5). Mức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng (theo điểm g, khoản 11, điều 5).
– Nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 30 đến 40 triệu đồng (theo điểm a, khoản 10, điều 5). Mức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm h, khoản 11, điều 5).
Đối với người điều khiển xe máy
– Nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililit máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít hơi thở sẽ bị phạt tiền từ 2 đến 3 triệu đồng (quy định tại điểm C khoản 6 Điều 6). Mức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 10 đến 12 tháng (quy định tại Điểm đ, khoản 10, điều 6.
– Nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 4 đến 7 triệu đồng (quy định tại điểm e, khoản 10, điều 6). Mức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 16 đến 18 tháng (theo điểm g, khoản 11, điều 5).
– Nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 6 đến 8 triệu đồng (theo điểm e, khoản 8, điều 6). Mức phạt bổ sung là tước giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng (điểm g, khoản 10, điều 6).
Đối với người điều khiển xe đạp
– Nếu nồng độ cồn chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít hơi thở sẽ bị phạt tiền từ 80.000 VNĐ đến 100.000 VNĐ (quy định tại điểm q khoản 1 Điều 8).
– Nếu nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 300.000 VNĐ đến 400.000 VNĐ (quy định tại điểm e, khoản 3, điều 8 NĐ 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi điểm k, khoản 34, điều 2 NĐ 123/2021/NĐ-CP).
– Nếu nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị phạt tiền từ 400.000 VNĐ đến 600.000 VNĐ (theo điểm c, khoản 4, điều 8).
Đối với người điều khiển máy kéo, máy kéo chuyên dùng
Vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không?
Tạm giữ xe (hay tạm giữ phương tiện) là một hình thức xử phạt được quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012.
Người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 7 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn kể trên.
Như vậy, vi phạm nồng độ cồn có thể bị giữ xe đến 7 ngày.