Mùa hoa gạo...

Minh Nguyên| 17/03/2020 15:22

Những cây gạo cổ thụ ở nội thành Hà Nội, quanh khu phố cổ đang tồn tại chỉ đếm trên đầu ngón tay và vào tháng cuối mùa xuân vẫn trổ hoa đỏ rực rỡ, rất nhiều gia đình sống gần cây gạo cổ thụ như Nhà Viễn đông Bác Cổ, trước cửa Nhà hát Lớn, bên hồ Gươm hay trong làng cổ Giảng Võ.

Mùa hoa gạo
Và những người dân, khách du lịch ngang qua những nơi đây cảm thấy ấm lòng cùng ánh mắt long lanh khi thấy màu hoa đỏ rực dưới ánh nắng mùa xuân trong sáng đến lạ kỳ... Bất chợt làm ta nhớđến câu ca dao tục ngữ “Bao giờ cho đến tháng ba/ Hoa gạo rụng xuống thì tra hạt vừng”. Từ rất xa xưa rồi, cho đến nay có chỗ còn chỗ đã chìm vào kỷ niệm, bờ bãi sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu, sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích,...Và cả vùng nông thôn rộng lớn bao quanh Hà Nội cổ đều là cánh đồng rộng mênh mông trồng lúa, trồng mầu... Hoa gạo đã đi vào điển tích kinh nghiệm của nghề nông nghiệp trồng hoa mầu, bởi khi trồng vừng, trồng các loại cây họ đậu mà gieo hạt sớm hơn hoặc muộn hơn mùa hoa gạo rụng thì mùa thu hoạch sẽ thất bát, ngày xưa không có dự báo thời tiết cho thời vụ như bây giờ nên người nông dân dựa vào những cây cổ thụ vào mùa ra hoa để định vị cho quyết định gieo hạt, trồng cây nông nghiệp; cũng như trồng cây lúa vụ Đông – Xuân, người trồng lúa ngày xưa phải tính toán thời gian để làm sao khi “Lúa xuân lấp lóđầu bờ/ Hễ nghe tiếng sấm phất cờ lớn lên” bởi lúa xuân sắp vào thì con gái thì đúng vào thời gian giao mùa, nghe thấy tiếng sấm chắc chắn là có mưa rào... Khi những bông hoa gạo đỏ lự như những ngọn đuốc đang cháy rừng rực buông rơi, cũng là lúc tiết xuân se lạnh, mưa phùn ẩm ướt, trời nồm sũng nước chấm rứt và nắng xuân ấm áp bừng lên rạng rỡ trên mỗi khuôn mặt... Hình như cũng là thời điểm chúng ta giã từ những tấm khăn, áo rét mùa đông vẫn còn vương lại theo dọc mùa xuân. Nhìn ngắm những bông hoa gạo nở... Rồi tàn rơi vẫn còn nguyên sắc hồng tươi đỏ như những ngọn lửa đánh thức ta trở lại một vùng thôn quê rộng lớn nơi sinh ra, lớn lên rồi trở thành công dân Hà Nội. Ở những vùng quê ấy vẫn còn những cây gạo cổ thụ và mỗi mùa hoa gạo lại thắp lên muôn vàn ngọn lửa của tình yêu, hy vọng...Và vương vấn về những kỷ niệm ngày xưa...
(0) Bình luận
  • Phượng tím vắt ngang trời thương nhớ
    Đến Đà Lạt vào ngày nắng chói, đôi mắt chị dõi tìm loài hoa gieo thương nhớ, phượng tím. Đà Lạt mùa nào sắc đó, đều là những loài đặc trưng của xứ sở ngàn hoa. Mùa dã quỳ vàng hoang hoải, mùa cỏ hồng bềnh bồng như mây, mùa hoa ban trắng tinh khôi, mùa anh đào ngọt ngào trong trẻo. Với chị, lưu luyến nhất vẫn là mùa phượng tím. Mùa này phượng rải sắc tím ngăn ngắt khắp đất cùng trời, gợi lên trong lòng xiết bao lưu luyến.
  • Phù sa đời cha
    Cha trầm lành như đất, tôi là con gái nhưng lại đáo để, nghịch ra trò. Vậy mà hai cha con lại bện nhau như hình với bóng.
  • Dáng quê
    Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.
  • Những mùa xuân nối tiếp
    Mùa xuân vẫn về qua cây cầu vắt ngang sông. Một khúc sông rộng đủ để những chuyến đò ngang bối rối, chênh chao. Khi không còn chở đò nữa, bóng người lái đò cứ thế xa dần, mờ dần phía cuối con đê. Bến đỗ, nẻo về ngoằn ngoèo, xa tít tắp. Ai đó còn gọi với: thầy ơi, u ơi. Chiếc lá rơi vào chiều lỗi hẹn. Quê và những mùa xuân nối tiếp làm xao động tấm chân tình.
  • Bà ngoại của tôi
    Bà ngoại tôi có dáng người gầy gầy, lưng bà hơi còng, tóc bà xen kẽ sợi đen, sợi bạc. Khuôn mặt bà nhiều nếp nhăn, nhưng khi bà cười, gương mặt bà vô cùng phúc hậu.
  • Trà Hương vị du ca
    Trong những tinh túy ẩm thực, trà là đồ uống mang hành trình gợi đầy chiêm nghiệm. Trà đến với người bởi nhớ, bởi duyên và bởi sự mê đắm của người, bảo tri kỷ thật chẳng sai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Mùa hoa gạo...
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO