Văn hóa – Di sản

Múa đèn chạy chữ được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia

KT 15:25 08/03/2023

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 482/QĐ-BVHTTDL về việc đưa Nghệ thuật trình diễn dân gian Múa đèn chạy chữ, hát chèo chải cổ, xã Thiệu Quang, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

6804d20fde0273dhinh-2.jpg
Đội văn nghệ làng Nhân Cao (xã Thiệu Quang, Thiệu Hóa) tham gia biểu diễn tiết mục “Múa đèn chạy chữ” tại Liên hoan Văn hóa các dân tộc tỉnh Thanh Hóa lần thứ XIX, năm 2022.

Múa đèn chạy chữ gắn liền với lễ hội Ngư võng phường của làng Nhân Cao, xã Thiệu Quang (Thiệu Hoá). Lễ hội được tổ chức vào bốn ngày (từ ngày mùng 8 đến 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm). Trong lễ hội, làng thường tổ chức nhiều hoạt động, trò chơi, trò diễn dân gian như: rước thuyền, đánh đu, chọi gà, đánh cờ người, múa lân, hát chèo chải và múa đèn chạy chữ.

Nét độc đáo của điệu múa đèn chạy chữ là sự kết hợp giữa hát chèo chải cổ cùng các động tác múa để tạo nên tổ khúc múa đèn, trong đó hát chèo chải cổ gồm 4 bài là: Hát giảo chải, hát múa quạt, hát chèo thuyền và hát giáo chân sào. Đội múa đèn gồm 12 cô gái hát hay, múa dẻo, mặc váy đen dài chấm gót, áo tứ thân màu nâu, đầu quấn khăn đỏ, tay cầm dải lụa dài khoảng hơn 2m màu hồng. Đội múa xếp thành hàng ngang. Trên nền nhạc múa hát giáo đèn, những cô gái trong đội múa đèn sẽ đội lên đầu một đĩa có 5 ngọn đèn, vừa hát, vừa múa và cuối cùng là xếp các chữ nhất, nhị, tam, tứ và ngũ. 

Sau khi biểu diễn các chữ theo hình đã xếp, đến “hát mừng” thì cả đội múa lượn vòng tròn, nằm xuống đất lật người xếp thành bông hoa năm cánh. Rồi từ đó di chuyển thành một hàng ngang nhìn lên ban thờ, hai tay nâng đĩa đèn trên đầu xuống lạy tạ rồi rời sân khấu.

Trò múa đèn chạy chữ mang ý nghĩa ca ngợi công ơn Đức thánh cả và thành hoàng làng cũng như thể hiện ước vọng của nhân dân về một cuộc sống ấm no, bình an và hạnh phúc.

Múa đèn chạy chữ là nét văn hóa, đặc sắc, lâu đời của Làng Nhân Cao xã Thiệu Quang mang lại ý nghĩa phục vụ đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân, gắn kết tình làng nghĩa xóm, là nơi để mọi người yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Trong công cuộc đổi mới đất nước hôm nay, với trách nhiệm và niềm đam mê những “nghệ sĩ nông dân” ở Thiệu Quang vẫn cần mẫn luyện rèn, trau dồi vốn liếng để tinh hoa nghệ thuật của ông, cha không bị mai một, để những giá trị văn hóa truyền thống luôn được bảo tồn, phát huy, làm phong phú thêm bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

Bài liên quan
  • Lễ mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
    Lễ hội mừng cơm mới của người Bru-Vân Kiều ở xã Ngân Thủy (Lệ Thuỷ, Quảng Bình) là Di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu, đặc sắc được đồng bào gìn giữ và duy trì trong cộng đồng từ xưa đến nay. Lễ hội thường được tổ chức sau thời gian thu hoạch, kết thúc một chu kỳ sản xuất để bước vào một vụ mùa mới.
(0) Bình luận
  • Giang Văn Minh và những giai thoại rạng danh xứ Đoài
    Nằm dưới chân núi Tổ, vùng đất cổ Đường Lâm, xứ Đoài không chỉ nổi tiếng là nơi sinh ra vua Phùng Hưng (cuối thế kỷ thứ VIII) và vua Ngô Quyền (thế kỷ thứ X) mà còn được biết đến là quê hương của Thám hoa Giang Văn Minh - một nhân vật lỗi lạc trong lịch sử ngoại giao của nước nhà, hồi cuối thế kỷ XVI - đầu thế kỷ XVII.
  • Tiếp thêm sức sống cho nghề truyền thống Thủ đô
    Là địa phương đứng đầu cả nước về số lượng các làng nghề truyền thống, các nghệ nhân và người làm nghề truyền thống Hà Nội đang không ngừng sáng tạo trong công tác gìn giữ, bảo tồn các làng nghề. Sự sáng tạo không chỉ mang lại một diện mạo mới, một sức sống mới cho các làng nghề mà còn gợi mở những không gian trải nghiệm văn hóa mới cho người dân Thủ đô và du khách.
  • Khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
    Sáng 26/6, Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công dự án xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền tại Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Cổ Loa (xã Cổ Loa, huyện Đông Anh).
  • Trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí Cách mạng Việt Nam”
    Nhân kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Hội Nhà báo Thành phố Huế phối hợp Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành uỷ, Sở Văn hoá Thể thao tổ chức Triển lãm trưng bày “Báo chí Huế trong dòng chảy Báo chí cách mạng Việt Nam”.
  • Hà Nội: Thêm 9 di tích được xếp hạng cấp thành phố
    Ngày 10/6, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 2859/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử-văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
  • Công nhận hội Lim ở Bắc Ninh là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
    Hội Lim là nơi các giá trị lịch sử, tín ngưỡng và đặc biệt là Dân ca Quan họ Bắc Ninh được thực hành, bảo tồn và lan tỏa, thể hiện tính gắn kết bền chặt và tinh tế giữa các làng Quan họ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Múa đèn chạy chữ được công nhận Di sản văn hoá phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO