Một số thủ pháp đệm Piano cho ca khúc

Nam Dương - Phương Linh| 31/03/2021 19:58

Đệm đàn cho ca khúc là cách thức dùng nhạc cụ để đệm phần nhạc nền trực tiếp cho người hát, tạo cho âm thanh giữa tiếng đàn và tiếng hát được hòa quyện vào nhau.

Một số thủ pháp đệm Piano cho ca khúc

Để làm tốt phần đệm đàn, đòi hỏi người nhạc công phải nắm chắc kiến thức âm nhạc như :giọng điệu, tiết tấu ,hòa thanh và điều quan trọng nữa là phải có kỹ năng ngón đàn tốt.

Bước 1: Chọn tiết điệu phù hợp

Khi đệm hát trước hết ta cần hiểu tính chất, nội dung của bài hát, tác giả muốn truyền tải thông tin bài hát đến người nghe. Sau đó ta cần biết về loại nhịp và tốc độ của bài hát để chọn tiết điệu phù hợp.

VD: Với bài hát viết ở nhịp 4/4 mang tính chất trữ tình, mềm mại, ngợi ca quê hương đất nước…ở tốc độ chậm (tempo= 58-72) ta nên dùng tiết tấu Ballad, còn ở tốc độ nhanh hơn (tempo = 95-115) ta có thể dùng tiết điệu Bossanova, Cha Cha Cha…

Nếu bài hát viết ở nhịp ¾, thì ta thường dùng tiết tấu Waltz hay bài hát viết ở nhịp 6/8 thì ta thường dùng tiết tấu Slow rock...

Bước 2: Soạn nhạc dạo cho ca khúc

Trước khi đệm cho người hát, người đệm đàn thường phải đàn một giai điệu nhạc dạo để người hát nghe và xác định được cao độ, nhịp độ và tốc độ của bài hát, đồng thời giúp người nghe chuẩn bị thực hiện nội dung bài hát.

Không thể thiếu trong đệm nhạc, phần nhạc dạo giữ một vị trí vô cùng quan trọng, nó thể hiện được chất lượng bản phối và trình độ tay nghề của người phối khí, nó làm nên sự thành công và để lại dấu ấn của người nghe đối với người thể hiện ca khúc thể hiện.

Nhạc dạo thường có 2 phần, phần dạo đầu và phần dạo giữa. Ta có thể viết theo sơ đồ như sau:

Dạo đầu - Hát lời 1,2 - Dạo giữa - Hát lời 2 - Nhạc kết

Phần dạo đầu thường bao gồm 4 hoặc 8 ô nhịp, có nội dung đơn giản nhưng phải thể hiện rõ ràng về nhịp điệu, âm chủ và điệu tính.

Có 2 cách để tạo ra câu nhạc dạo đầu:

Cách 1: lấy nguyên xi phần điệp khúc của bài hát làm nhạc dạo đầu, đây là cách đơn giản nhất để đàn nhạc dạo nhưng cách này chỉ áp dụng đối với những đoạn điệp khúc ngắn gọn.

VD: Với bài Ngày đầu tiên đi học của Nguyễn Ngọc Thiện. Ta có thể đàn nguyên xi đoạn điệp khúc làm câu dạo là phù hợp.

Cách 2: Tạo ra một câu nhạc mới, đối với những bản nhạc không thể lấy đoạn điệp khúc làm nhạc dạo vì quá dài hay phức tạp, hoặc người đệm đàn muốn thể hiện khả năng đệm đàn thì  có thể tạo ra câu nhạc dạo mớ i hoàn toàn khác biệt với điệp khúc hay giai điệu bài hát nhưng muốn tạo ra câu nhạc dạo mới , người đệm đàn phải bám sát lối tiến hành hòa thanh và âm hình tiết tấu…

Bước 3: Xác định giọng

Trước hết người đệm đàn cần phải hiểu rõ những kiến thức nhạc lý về điệu thức, gam, giọng khi xác định được giọng của bài hát, sau đó dựa trên các yếu tố dưới đây để xác định giọng.

Trước hết căn cứ vào dấu hóa ở đầu hóa biểu của bài hát, từ đó tìm ra giọng song song.

Tiếp theo để xác định được giọng, ta cần xem cách tiến hành giai điệu, âm mở đầu và âm kết thúc của bài hát. Thường thì, âm mở đầu của bài hát là âm thuộc hợp âm chủ và kết thúc của bài hát cũng là âm chủ.

Một số thủ pháp đệm Piano cho ca khúc

Các nốt trong âm thể liên kết với nhau theo quy luật hòa âm.

Bước 4: Đặt hợp âm cho ca khúc

Trước tiên, người đệm đàn phải biết phân tích về ca khúc đó, ví dụ như xác định loại nhịp, giọng điệu, cấu trúc hình thức câu, đoạn, cao trào hay tính chất âm nhạc của ca khúc.

Cách đặt hợp âm trong ca khúc không bao giờ là duy nhất đúng mà còn do cách hiểu, cách cảm nhận của mỗi người, điều quan trọng hơn là người đệm đàn cảm thấy phù hợp và tạo được phong cách riêng của họ...

Như vậy, đệm đàn piano cho ca khúc có tốt hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, đòi hỏi người đệm đàn phải có kiến thức âm nhạc chuyên sâu, kỹ thuật ngón, có tai nghe, cảm nhận âm nhạc tốt và sự rèn luyện thừơng xuyên, có ý thức ham học hỏi mới đem lại kết quả cao trong việc đệm đàn.

(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Huyện Đông Anh khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp nhà lưu niệm Bác Hồ
    Nhân dịp Kỷ niệm 134 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), 60 năm ngày Bác Hồ về thăm thôn Lỗ Khê, xã Liên Hà (1964 - 2024); Đảng bộ, Chính quyền và Nhân dân xã Liên Hà (huyện Đông Anh, TP. Hà Nội) đã khánh thành công trình cải tạo, nâng cấp Nhà lưu niệm bác Hồ tại thôn Lỗ Khê.
  • Hơn 2.000 cơ hội việc làm tại Phiên giao dịch việc làm lưu động quận Ba Đình năm 2024
    31 đơn vị, doanh nghiệp tham gia Phiên giao dịch việc làm (GDVL) lưu động quận Ba Đình năm 2024 có nhu cầu tuyển dụng, tuyển sinh, xuất khẩu lao động 2.140 chỉ tiêu (trong đó có 2.040 chỉ tiêu tuyển dụng, xuất khẩu lao động và 100 chỉ tiêu tuyển sinh).
  • Công bố giá vé, khát vọng “Rạng rỡ ngàn sau” với Tuần lễ Festival Huế 2024
    Ban tổ Festival Huế 2024 công bố giá vé các chương trình tại Tuần lễ Festival nghệ thuật Quốc tế Huế với chủ đề “Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển”.
Đừng bỏ lỡ
Một số thủ pháp đệm Piano cho ca khúc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO