Y tế - Giáo dục

Một nhà giáo tâm huyết với nghề và hết mình với công tác thiện nguyện

Sơn Dương 19/09/2024 11:03

Nhà giáo Trần Thị Bích Liên là một người quản lý giáo dục đa tài của quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bằng sự phấn đấu không mệt mỏi, lòng nhiệt huyết với nghề, nhà giáo Bích Liên đã góp phần đem lại những thành tích xuất sắc cho ngành Giáo dục quận Hoàn Kiếm qua các nhiệm kì làm quản lý tại một số trường trên địa bàn.

Tôi đến trường Tiểu học CLC Tràng An (Hoàn Kiếm, Hà Nội) vào một ngày đầu thu. Tại đây, khi biết tôi -PV một cơ quan báo chí Hà Nội đang tìm viết về một tấm gương điển hình “người tốt, việc tốt”, các giáo viên đã giới thiệu tôi đến gặp nhà giáo Trần Thị Bích Liên – Hiệu trưởng trường Tiểu học CLC Tràng An. Bởi lẽ, theo các giáo viên tại đây, nhà giáo Trần Thị Bích Liên không chỉ là một giáo viên giỏi, tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh mà còn là một người lãnh đạo gương mẫu, năng nổ, nhiệt huyết, một trái tim nhân hậu, ấm áp, hết mực yêu thương học trò và giành trọn “trái tim” với công tác thiện nguyện.

Một lãnh đạo quản lý tài ba

May mắn được gặp trực tiếp cô giáo Liên - người có vóc dáng cân đối, gương mặt sáng, tươi tắn,... được trò chuyện, trao đổi, tôi đã hiểu tại sao các giáo viên trong trường lại gọi cô giáo Bích Liên là “Cơ trưởng của những chuyến bay khơi nguồn sáng tạo”. Bởi lẽ, trong câu chuyện, tôi cảm nhận được cô giáo Bích Liên đã giành trọn thời gian, tâm huyết, tình cảm để tạo nên những thành tích tốt nhất cho ngôi trường Tiểu học CLC Tràng An.

bich-lien(1).jpg
Những Huân chương lao động hạng Ba, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bằng khen của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội, ... chính là sự ghi nhận về những cống hiến hết mình của nhà giáo Bích Liên trong vai trò là nhà quản lý giáo dục cũng như trong công tác thiện nguyện.

Suốt gần 5 năm công tác và cống hiến tại trường Tiểu học CLC Tràng An, cô giáo Bích Liên đã thể hiện rõ về khả năng lãnh đạo và tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, luôn được cấp trên tin tưởng, ghi nhận.

Từ những ngày đầu tháng 5/2020, chị được phân công, điều động về làm Hiệu trưởng trường Tiểu học CLC Tràng An. Nhận công tác tại một ngôi trường với bề dầy lịch sử 30 năm, tuy còn rất nhiều khó khăn và thử thách nhưng với lòng quyết tâm, nỗ lực không ngừng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban ngành của địa phương; sự đồng lòng của tập thể giáo viên- nhân viên- phụ huynh và học sinh luôn sát cánh và ủng hộ để tạo nên một tập thể nhà trường đoàn kết, vững mạnh.

Nhà giáo Bích Liên đã luôn đề cao ý thức trách nhiệm, chủ động trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” chú trọng từ việc “Học tập” đến “làm theo” từ đó tạo ra chuyển biến rõ nét về nhận thức trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và quần chúng trong trường học. Nhà giáo Bích Liên đã chỉ đạo đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua của ngành giáo dục, trong đó nổi bật là phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Đồng thời, xây dựng hội đồng sư phạm Trường Tiểu học CLC Tràng An thành một tập thể đoàn kết, trí tuệ, đổi mới, dân chủ, kỉ cương, tình thương và trách nhiệm. Nhờ vậy, công tác quản lý của trường luôn kịp thời và thường xuyên được đổi mới một cách rõ rệt.

Nhà giáo Bích Liên chia sẻ: “Mọi tài liệu, giáo trình dù hay đến đâu nếu không có người thầy hướng dẫn thì sẽ không phát huy hết được tác dụng đối với học sinh”. Với cô Bích Liên, người thầy là yếu tố quyết định đến chất lượng giáo dục, sản phẩm của dạy học là tương lai của dân tộc. Vì vậy, mỗi nhà giáo cần quán triệt đầy đủ, sâu sắc, toàn diện những lời dạy quý báu, những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục, về vai trò, trách nhiệm của người thầy đối với Tổ quốc, với nhân dân.

Mặt khác, với cương vị là Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, cô giáo Bích Liên đã tự tay xây dựng Kế hoạch hoạt động chuyên môn cụ thể; nâng cao năng lực quản lý các hoạt động sau khi dạy của từng giáo viên… Thường xuyên kiểm tra và góp ý cho từng giáo viên nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới phương pháp, giúp giáo viên vận dụng đúng đắn phương pháp dạy học tích cực vào thực tế. Xây dựng và kiểm tra chuyên đề các môn học trong nhà trường một cách đều đặn có khoa học nhằm giúp giáo viên nắm vững các phương pháp dạy học, đặc biệt chú ý phương pháp dạy học tích cực, khuyến khích giáo viên đổi mới cách dạy để đáp ứng khả năng học tập của từng đối tượng học sinh trong lớp. Đồng thời, quan tâm, chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh có năng khiếu, học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu, xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học, phân công giáo viên theo dõi kiểm tra đôn đốc nên kết quả học tập của các em ngày càng nâng cao.

Một nhà giáo tâm huyết với hoạt động thiện nguyện

“Yêu thương cho đi là yêu thương còn mãi.” Trong rất nhiều hoạt động ngoài giờ lên lớp, nhà giáo Trần Thị Bích Liên đã lan tỏa lòng nhân ái đến mỗi giáo viên, phụ huynh, học sinh. Việc giáo dục về tình yêu thương con người, đùm bọc những hoàn cảnh khó khăn trong cuộc sống được đưa vào trong các giờ sinh hoạt dưới cờ, đó cũng là nguồn cảm hứng để mỗi thầy cô lồng ghép với những bài học đạo đức trên lớp.

z5845007539470_55f31586dfc819a32dc1739a1640e662.jpg
Nhà giáo Bích Liên tự tay đóng các gói hàng ủng hộ các trường học tại các huyện Bảo Yên, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 (Yagi) vừa qua.

Sự sẻ chia luôn mang lại nhiều điều kỳ diệu cho cuộc sống. Sẻ chia không phải những điều lớn lao, to tát, mà chính là những việc làm giản dị thường ngày. Với mong muốn lan tỏa tình yêu thương, đồng thời đem đến cái tết ấm áp cho những bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn, bên cạnh việc giáo dục tình yêu thương con người cho học sinh tại trường, đều đặn hàng năm, nhà giáo Bích Liên cùng cán bộ giáo viên nhà trường đã thăm tặng quà cho các bệnh nhân nhi tại viện Huyết học và truyền máu TW; thăm tặng quà cho Trung tâm nuôi dưỡng người già và trẻ khuyết tật Ba Vì – Hà Nội.

Đồng thời, cùng với cán bộ, giáo viên, phụ huynh học sinh tham gia Chương trình “Máy tính cho em”, nhà trường đã tặng 50 điện thoại thông minh cho các học sinh nghèo của huyện Phúc Thọ; ủng hộ 10 laptop cho các học sinh của trường với kinh phí hơn 100.000.000 đồng. Hưởng ứng Chương trình “Vì Biên cương thân yêu” do Báo Biên phòng và Phòng Chính trị bộ đội biên phòng tỉnh Điện Biên phối hợp tổ chức, nhà giáo Bích Liên đã kêu gọi sự chung tay đồng hành của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh nhà trường ủng hộ xây dựng thư viện xanh, đẹp, khang trang tại Trường PTDTBT Tiểu học Si Pa Phìn, ủng hộ 10 xuất học bổng, mỗi xuất trị giá 1 triệu đồng và nhiều phần quà cho các học sinh là con nuôi đồn biên phòng và các học sinh có hoàn cảnh khó khăn ở trường Tiểu học Si Pa Phìn. Gần đây nhất, nhằm hỗ trợ những ngôi trường, những bạn học sinh tại các huyện Bảo Yên, Bắc Hà của tỉnh Lào Cai chịu ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi vừa qua, nhà giáo Bích Liên cùng tập thể trường Tiểu học CLC Tràng An đã đến tận nơi ủng hộ cô giáo Hoàng Thị Mai Hoa là gia đình đặc biệt khó khăn (có mẹ 85 tuổi bị liệt, con gái 25 tuổi như trẻ lên 3, gia đình mất toàn bộ tài sản sau trận lụt, chồng làm bảo vệ, hiện không có phương tiện đi làm) 1 xe máy trị giá 22 triệu và đồ gia dụng phục vụ cuộc sống. Tặng 07 sổ tiết kiệm cho 07 học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ trong trận lũ vừa qua cùng hơn 5 tấn vật phẩm nhằm giúp các bạn học sinh tại đây có thêm động lực, tinh thần vững vàng trở lại trường học.

Ngôi trường Tiểu học CLC Tràng An vừa được khoác chiếc áo mới đẹp đẽ nay càng thêm ấn tượng với luồng gió mới bởi những hoạt động giáo dục nhiều màu sắc mà nhà giáo Bích Liên đã nỗ lực xây dựng. Những thay đổi tích cực, sáng tạo, đầy nhiệt huyết đó đã mang lại nhiều thành tích cao trong những năm học vừa qua. Những thành tích đó, chính là sự ghi nhận năng lực, cống hiến hết mình vì sự nghiệp giáo dục của nhà giáo Trần Thị Bích Liên, đồng thời cũng là thước đo đầy thuyết phục cho quá trình không ngừng học tập và mạnh dạn thay đổi trong dạy học và quản lý của người “thuyền trưởng” trên con tàu mang tên Tràng An này.

“Sống trong đời sống cần có một tấm lòng…”. Những câu hát trong bài hát “Để gió cuốn đi” của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lại vang lên trong tôi. Không hiểu sao mỗi lúc nhớ đến câu hát ấy, tôi lại nghĩ ngay đến người Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng trường Tiểu học CLC Tràng An. Đối với tôi, nhà giáo Trần Thị Bích Liên không chỉ là một người lãnh đạo tài giỏi, nhiệt huyết, tận tâm, chân tình, mà còn là một tấm gương sáng để tôi học tập, rèn luyện, cống hiến nhiều hơn nữa cho mảnh đất Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến, văn minh, thanh lịch này.

Bài liên quan
  • Người gieo hạt nắng trên trang sách học trò
    Thầy giáo Nguyễn Ngọc Quân sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề dạy học. Mẹ thầy là giáo viên dạy giỏi có tiếng của trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội).
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • [Podcast] Bánh tẻ Cầu Liêu – Món ăn thấm hồn quê của làng Thạch xá
    Vùng đất xứ Đoài không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh, mà còn có nhiều món ăn ngon, trở thành nét văn hóa ẩm thực đặc trưng của xứ Đoài, trong đó có món Bánh tẻ. Bánh tẻ xuất hiện sớm tại 2 địa danh của vùng xứ Đoài xưa là Cầu Liêu (Thạch Thất) và Phú Nhi (Sơn Tây). Nếu như bánh tẻ Phú Nhi được gói bằng lá dong, lá chuối như nhiều loại bánh tẻ khác thì bánh tẻ Cầu Liêu so với những nơi khác là bánh được gói bằng loại lá đặc biệt – lá tre mai.
  • Bản hòa ca Hà Nội qua tranh vẽ
    70 tác phẩm đa dạng về chất liệu từ màu nước, ký họa, lụa, sáp dầu... với chủ đề về Hà Nội sẽ được giới thiệu tới công chúng tại Trung tâm thông tin triển lãm 93 Đinh Tiên Hoàng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội từ 20/11 đến 28/11/2024.
  • Khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”
    Chiều 18/11, tại Trung tâm Giám định và Triển lãm tác phẩm Mỹ thuật, Nhiếp ảnh (số 29 Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) tổ chức khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.
  • Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
    Việc công nhận “Nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài” là Di sản văn hóa phi vật thể cũng đánh dấu hướng phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hóa đặc trưng ở Phú Thọ.
  • Trưng bày chuyên đề “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”
    Chào mừng Ngày Di sản Văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), sáng 18/11, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích danh thắng Hà Nội tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề: “Hoàng đế Lê Thái Tổ - Người khai sáng vương triều Hậu Lê”. Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Nguyễn Văn Phong tới dự.
  • Khám phá Hà Nội qua triển lãm "Mười Bốn Art Show 2024"
    Triển lãm “Mười Bốn Art Show 2024” đang diễn ra tại không gian Aqua Art - Hanoi Aqua Central 44 Yên Phụ, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội.
  • Hang xóm Trại và Mái đá làng Vành chính thức nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
    Di tích khảo cổ Hang xóm Trại và Mái đá Làng Vành, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hoà Bình vừa được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt.
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 khẳng định thương hiệu “Thành phố sáng tạo”
    Tối 17/11, Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 “Giao lộ Sáng tạo” đã kết thúc với thành công ngoài mong đợi, tạo dấu ấn trong lòng nhân dân Thủ đô và du khách.
  • [Podcast] Quốc Tử Giám - Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam
    Văn Miếu - Quốc Tử Giám là biểu tượng của “nguyên khí quốc gia”, nơi đây đào tạo sĩ tử và hơn thế nữa, là nơi tôn vinh nhân tài. Hiện nay, Di tích đặc biệt quan trọng này đang là nơi lưu giữ những hiện vật vô cùng giá trị: Bia Tiến sĩ là Bảo vật Quốc gia, Di sản tư liệu thế giới; Khuê Văn Các được chọn là Biểu tượng của Thủ đô Hà Nội…
Một nhà giáo tâm huyết với nghề và hết mình với công tác thiện nguyện
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO