Y tế - Giáo dục

Người gieo hạt nắng trên trang sách học trò

Vân Hồng - Sơn Dương 13/09/2024 14:23

Thầy giáo Nguyễn Ngọc Quân sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghề dạy học. Mẹ thầy là giáo viên dạy giỏi có tiếng của trường Tiểu học Thăng Long (Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Sự khởi đầu của một người thầy

Ngay từ nhỏ, được chứng kiến những hi sinh thầm lặng, vất vả mà đầy vinh quang của người giáo viên, hằng ngày nhìn mẹ chấm bài, soạn giáo án, tận tụy, cần mẫn với đàn em thân yêu tới khuya, thầy sớm nảy sinh tình yêu với nghề dạy học và hiểu rằng đó là một nghề “cao quý nhất trong những nghề cao quý”.

Sau khi tốt nghiệp phổ thông, dù đỗ vào nhiều trường đại học danh tiếng, nhưng với lòng yêu trẻ, tâm huyết dành cho nghề sư phạm, thầy đã lựa chọn trường ĐH Thủ đô làm điểm đến của mình để tích lũy tri thức, trở thành một nhà giáo, tiếp nối truyền thống quý báu của gia đình. Trong suốt quá trình học tập, cậu sinh viên có vóc dáng mảnh dẻ, gày gò, thư sinh với cặp kính cận dày mang tên Nguyễn Ngọc Quân đã không ngừng phấn đấu để học tập tốt và tham gia tích cực các hoạt động do Đoàn trường tổ chức. Đặc biệt, trong các hoạt động thiện nguyện hay chiến dịch “Mùa hè xanh”, phong trào “Hiến máu nhân đạo”..., Ngọc Quân đều rất hăng hái, nhiệt tình và được các thầy cô đánh giá cao về sự năng động, sáng tạo, tâm huyết. Ngọc Quân còn cùng các bạn tham gia hội thi Nghiệp vụ sư phạm cấp Toàn quốc và giành giải Nhất.

Ra trường, thầy Ngọc Quân được phân công về công tác tại trường THCS Lê Lợi (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Tại đây, thầy đã dốc lòng vì các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ dạy dỗ, kèm cặp tất cả các em học sinh học tập miễn phí, thầy còn hỗ trợ tiền học, tiền tham gia các hoạt động ngoại khóa, tiền bảo hiểm... cho các em học sinh nghèo.

Mỗi dịp Tết Nguyên đán, dù đồng lương tập sự còn eo hẹp, thầy vẫn đóng góp rất nhiệt tình cho quỹ “Áo ấm cho em”, quỹ ủng hộ “Nồi bánh chưng ngày Tết”, quỹ “Xuân yêu thương” tặng suất quà cho học sinh nghèo... giúp các em học sinh có Tết cổ truyền đủ đầy. Bóng dáng người thầy tận tâm thoăn thoắt đi lấy gạch, gom trấu, xếp bánh, luộc bánh... nhằm đem đến một cái Tết vui vẻ, hạnh phúc cho các em đã trở thành một hình ảnh thân quen trong tâm trí giáo viên và học sinh trường Lê Lợi khi đó.

ngoc-an-trao-giai-dac-biet-cuoc-thi-thay-co-trong-mat-em-nam-2023-cho-hai-thay-tro-voi-tac-pham-nguoi-thay-cua-nhung-uoc-mo.jpg
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Ngô Thị Minh, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Nguyễn Ngọc Ân trao giải Đặc biệt Cuộc thi Thầy cô trong mắt em năm 2023 cho hai thầy trò với tác phẩm "Người thầy của những ước mơ"

Thầy cũng chẳng nề hà hóa thân vào các nhân vật văn học để các em học sinh thêm yêu thích môn Văn trong “Ngày hội đọc sách” của trường. Những lúc rảnh rỗi, thầy tự mày mò làm nhiều bài giảng E-learning để giúp các học sinh không thể đến trường có thể tự học nâng cao kiến thức. Một trong số bài giảng đó được tham gia dự thi cấp Thành phố và đoạt giải Nhì.

Khi chuyển sang trường THCS Chương Dương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) công tác, ngoài nhiệm vụ chuyên môn, thầy còn nhận trọng trách làm chủ nhiệm lớp. Với nhiệm vụ mới này, thầy đã “toàn tâm, toàn ý”, làm việc cật lực vì học sinh. Thầy chăm lo cho các em từng bữa ăn giấc ngủ, lo bảo ban dạy dỗ và hỗ trợ đóng tiền học, nhường suất ăn, dạy miễn phí cho các em học sinh trong lớp.

Đặc biệt, tại lớp thầy chủ nhiệm có một học sinh khuyết tật, em Nguyễn Minh Kiệt, bị liệt cả hai chân, đến trường bằng xe lăn. Hoàn cảnh của Kiệt hết sức éo le và đáng thương: mẹ Kiệt đã bỏ đi khi em vừa được sinh ra, bố làm ăn ở xa, rất ít khi về nhà. Việc chăm sóc Kiệt dồn vào hai ông bà nội đã già yếu. Khi biết được hoàn cảnh của Kiệt, thầy Quân đã tự nhủ mình sẽ không chỉ là người thầy mà còn là một người anh, người cha gần gũi với em, động viên em trong mọi hành trình tiếp theo.

Thấu hiểu, yêu thương học sinh đến tận cùng

Được chứng kiến thầy chăm sóc học sinh, quan tâm tới học sinh một cách chu đáo, tinh tế, nghe tiếng cười nói vui vẻ của thầy và trò, để giờ đây, khi ngồi viết lại câu chuyện về thầy, bất giác tôi lại thấy rưng rưng nơi khóe mắt. Hạnh phúc không ở đâu xa, người tốt ở ngay quanh ta, gần gũi, giản dị mà sao lại khiến ta xúc động đến nghẹn ngào. Tôi còn biết, thầy Quân chính là người “gieo hạt nắng lên trang vở học trò” suốt quãng thời gian thơ ấu của Nguyễn Minh Kiệt. Những ngày tháng dịch Covid tràn qua, biết Kiệt chỉ học online với chiếc điện thoại cũ của bà, thầy Quân đã đề xuất với cô Hiệu trưởng góp tiền mua một chiếc máy tính cũ nhưng còn dùng tốt tặng Kiệt, rồi tự tay thầy mang tới lắp tại nhà, kết nối mạng... để Kiệt có điều kiện học tập tốt nhất. Sự tận tâm ấy của thầy khiến Kiệt và gia đình vô cùng xúc động. Thầy Quân dường như đã trở thành một người cha thứ hai luôn ở bên chăm sóc, động viên, giúp đỡ Kiệt từng bước khôn lớn, trưởng thành.

Chính nhờ sự quan tâm tinh tế của thầy Quân đã giúp Kiệt có những ngày tháng học tập vô cùng hạnh phúc. Nhìn ánh mắt của Kiệt khi thấy các bạn khác trong trường được học ở các tầng trên, ngắm nhìn ngôi trường từ trên cao, thầy Quân hiểu rằng, suốt 4 năm học chỉ ở tầng 1, chắc hẳn Kiệt cũng rất mong muốn được thực hiện ước mơ đó. Chính vì vậy, vào những ngày cuối năm học lớp 9 của Kiệt, thầy Quân đã cõng Kiệt lên tầng cao nhất của trường, để em được ngắm nhìn toàn cảnh ngôi trường thân yêu chan hòa trong ánh nắng vàng rực rỡ mà em đã gắn bó suốt 4 năm THCS. Nhìn nét mặt hân hoan của Kiệt khi tham quan trường, vào phòng cô hiệu trưởng, hiệu phó, thầy trò nhà trường ai cũng cảm nhận được tấm lòng của thầy giáo Quân dành cho cậu học trò khuyết tật có gương mặt hiền lành, thông minh ấy.

z5822118102128_0e008760826d5516ebd3eac4e85b00c7.jpg
z5822122714243_6c0fe2e91d69acf9fdc7da1774f8e36e.jpg
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Quân vinh dự được nhận danh hiệu "người tốt, việc tốt" của Chủ tịch UBND thành phố Hà nội.

Kiệt chia sẻ: "Thầy Quân đã cho con trải nghiệm thật tuyệt vời. Có những điều con chỉ ước ao mà thầy lại đoán biết được. Ở lớp khi phóng tầm mắt nhìn toàn cảnh nhà trường, cũng như lớp học thân thương, con thấy thật là hạnh phúc. Thầy Quân đã dệt nên cho con những ước mơ, gieo cho con hoài bão vẹn lành, thúc giục con luôn cố gắng học tốt để vượt lên số phận. Chính bởi vậy với con, thầy không chỉ là người thầy mà còn là người đồng hành, người anh, người bạn lớn. Con muốn nói với thầy điều con luôn ấp ủ: Con vô cùng cảm ơn thầy, con yêu thầy rất nhiều”. Trong lòng cậu học trò ấy, những tia nắng nhỏ xinh từ lâu nhen nhóm nay đã thành vầng mặt trời rạng rỡ để em nhìn rõ hơn thế giới, trân quý hơn những gì mình đã có và tin tưởng hơn vào tương lai, vào ngày mai".

Nhận xét về cậu học trò nhỏ, thầy giáo Quân cho hay: “Minh Kiệt là học sinh hiền lành, sống nội tâm. Ngay khi được phân công làm giáo viên chủ nhiệm lớp em, tôi đã tìm hiểu và đặc biệt quan tâm đến trường hợp của em. Tôi trăn trở, suy nghĩ rất nhiều để tìm cách giúp đỡ, dậy dỗ em tốt nhất”.

Không dừng lại ở đó, thầy Quân còn là một đoàn viên, một tổ phó chuyên môn hết lòng vì công việc chung của nhà trường. Bất cứ khi nào bắt gặp, cũng thấy thầy cặm cụi làm đồ dùng dạy học, ngồi chăm chú chỉnh sửa từng bài truyền thông, thiết kết poster, làm giấy mời, thiết kế slide, làm clip...

Bao năm qua, gần như thầy luôn là người có mặt ở trường từ rất sớm và ra về cuối cùng để có việc gì cần hỗ trợ thì lập tức đi làm ngay không nề hà. Thầy coi trường là ngôi nhà thứ 2 của mình, thấy có việc gì cần điều chỉnh, cải tiến là xin phép Ban Giám hiệu rồi tự tay khắc phục. Từ việc kéo dây mạng, sửa loa đài, sửa micro, chụp ảnh rồi kê bàn ghế, kéo dù, thuê sân khấu... thầy đều chủ động không cần nhắc nhở, phân công. Với công tác thiện nguyện, thầy luôn chia sẻ ấm áp. Thầy chính là người vượt đường sá xa xôi tới thăm, tặng quà, động viên đồng nghiệp nhiều nhất khi đồng nghiệp mắc bạo bệnh. Thầy cũng nhiệt tình đóng góp để tặng quà cho học sinh, gia đình học sinh gặp khó khăn trong đại dịch Covid. Mỗi khi nhà trường phát động quyên góp tặng quà đồng bào lũ lụt, học sinh vùng cao, thầy luôn là người hăng hái đi đầu trong mọi công việc: đóng gói, khuân vác, mang tới địa điểm tập kết... Vóc dáng gày gò, nhưng trong thầy có một nguồn năng lượng dồi dào tích cực để tham gia vào các công việc chung một cách vui vẻ, nhiệt tình, tự giác, thầy chính là tấm gương sáng cho các giáo viên trẻ trong trường học tập.

Nhờ những thầy cô giáo tận tâm, tận sức như thầy Nguyễn Ngọc Quân, chất lượng giáo dục toàn diện của trường THCS Chương Dương ngày càng được cải thiện, nhà trường ngày càng có thứ bậc cao trong các cuộc thi. Hơn tất cả, trường đã tạo dựng được một môi trường hạnh phúc để phụ huynh và học sinh tin yêu.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
  • Phòng Giáo dục Huyện Mê Linh: Nhiều hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập ngành Giáo dục Thủ đô (1954-2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Mê Linh đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa và ấn tượng, thu hút sự tham gia của hàng nghìn giáo viên, học sinh và nhân viên ngành giáo dục trong khu vực. Những sự kiện này không chỉ là dịp để tri ân các thế hệ nhà giáo mà còn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển nghề nghiệp trong ngành giáo dục Mê Linh.
  • [Video] Trường THPT Sóc Sơn (Hà Nội): 40 năm xây dựng và phát triển
    Trường THPT Sóc Sơn chính thức được thành lập từ năm học (1984 – 1985) theo quyết định ngày 03/01/1985 của UBND Thành phố Hà Nội, đánh dấu bước phát triển mới của ngành Giáo dục huyện Sóc Sơn. Từ những ngày đầu thành lập, trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay trường đã đạt được những thành tựu rất đáng tự hào.
  • Đại học Huế kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
    Đại học Huế tôn vinh, tri ân và động viên khen thưởng những tập thể cá nhân có nhiều cống hiến xuất sắc trong sự nghiệp trồng người nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
  • Trường THCS Mễ Trì (Quận Nam Từ Liêm): Hành trình 62 năm với sự nghiệp “trồng người”
    Sáng 20/11, Trường THCS Mễ Trì đã long trọng tổ chức Lễ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, 62 năm thành lập và 20 năm xây dựng phát triển của nhà trường trong giai đoạn mới, biểu dương những cán bộ, giáo viên có thành tích trong công tác dạy, đồng thời đón nhận Cờ thi đua xuất sắc của Chính phủ.
  • Người giáo viên 30 năm cần mẫn “đưa đò” sang sông
    Gần ba thập kỷ gắn bó với sự nghiệp giáo dục, cô Đỗ Thị Minh Hường, giáo viên khối 1, Chủ tịch Công đoàn trường Tiểu học Bế Văn Đàn (Đống Đa, Hà Nội) đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong ngành. Cô Hường luôn gương mẫu, đi đầu trong các phong trào thi đua; thường xuyên quan tâm, chăm lo đến đời sống của đoàn viên Công đoàn và giáo viên trong trường.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Hà Nội phê duyệt đề án vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng năng lượng xanh
    UBND TP Hà Nội vừa có Quyết định số 6004/QD-UBND về việc, phê duyệt “Đề án phát triển hệ thống giao thông vận tải công cộng bằng xe buýt sử dụng điện, năng lượng xanh trên địa bàn Thành phố”.
  • Trường THCS Xuân La: Viết tiếp trang sử vàng truyền thống
    Hòa chung không khí hân hoan của cả nước chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, ngày 20/11, Trường THCS Xuân La (Tây Hồ, Hà Nội) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và tuyên dương tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác giảng dạy năm học 2024.
Đừng bỏ lỡ
Người gieo hạt nắng trên trang sách học trò
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO