Mộc mạc xôi cốm Kiều Mộc

HNM| 17/09/2021 09:46

Hà Nội không chỉ nổi tiếng với đặc sản cốm làng Vòng hay cốm Mễ Trì, mà còn được biết đến với các món ngon dân dã chế biến từ cốm như bánh cốm, chả cốm, chè cốm... Nhưng có lẽ, không nhiều người biết đến món xôi cốm gắn liền với tên tuổi của làng Kiều Mộc (xã Cổ Đô, huyện Ba Vì). Với cách làm không giống bất cứ nơi nào khác, xôi cốm Kiều Mộc khiến người ta chỉ một lần thưởng thức sẽ nhớ mãi.

Mộc mạc xôi cốm Kiều Mộc

Xôi cốm thường được người dân làng Kiều Mộc làm để dâng cúng vị Thành hoàng Hải Tề Tối Linh Đại vương - con út của Lạc Long Quân và Âu Cơ vào mỗi dịp đầu thu. Tương truyền, ngài là vị thần luôn che chở và phù hộ cho người dân được bình an, mùa màng bội thu. Không chỉ vậy, xôi cốm cũng là đặc sản mà người Kiều Mộc thường làm để biếu ông bà, cha mẹ và những người quan trọng. Đây là một trong những phong tục truyền thống mà dân làng Kiều Mộc đã gìn giữ bao đời. 

Nguyên liệu để làm xôi cốm là giống nếp cái hoa vàng còn non nhưng thân căng mẩy bởi “ngậm” sữa. Để chọn được loại ngon nhất, người ta phải chọn đúng thời điểm rồi cẩn thận cắt từng bông, bó lại mang về. Khi tuốt, người ta dùng một cái bát úp lên thân cây lúa, chuốt nhẹ nhàng cho hạt rời ra mà không bị dập nát. Sau đó, người ta đem luộc chín, phơi khô rồi cho vào cối giã để tách vỏ. Thành phẩm là mẻ gạo màu xanh ngà, hạt dài, dẹt, dậy hương thơm ngọt của sữa gạo.

Với làng Vòng hay Mễ Trì, khi đến công đoạn này, người ta sẽ rang, giã nhiều lần nữa để ra những mẻ cốm ngon. Còn người dân làng Kiều Mộc lại tiếp tục ngâm gạo trong nước ấm khoảng 30 phút rồi vớt ra rá cho ráo nước. Sau đó, người ta giã hỗn hợp gồm củ gừng, lá gừng và lá nếp, pha với nước và ngâm gạo vào khoảng 1 - 2 giờ, khi gạo lên màu mới bắc lên bếp để đồ thành xôi.

Xôi cốm Kiều Mộc sau khi hoàn thành sẽ có màu xanh non, thoang thoảng vị ngọt của sữa non từ gạo và hương thơm dịu mát của gừng, hương ngầy ngậy của lá nếp... Xôi cốm Kiều Mộc không thêm đậu xanh đồ chín, hạt sen hay đường như các nơi khác, mà tôn trọng hương vị nguyên bản của cốm cùng các loại thảo mộc. Chính hương vị mộc mạc ấy đã làm nên sự khác biệt cho đặc sản xôi cốm của làng Kiều Mộc - một thức quà giản dị, thanh tao mang đặc trưng văn hóa xứ Đoài.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Gỡ “điểm nghẽn” cho Hà Nội thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước
    Trong chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 theo Quyết định số 1755/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội được xác định là 1 trong 3 trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước. Điều này sẽ sớm được hiện thực hóa khi Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua, có các chính sách như một “bệ phóng” để các ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô vươn xa.
  • Những hòn đá
    Không ai biết tại sao những người lạ lại chuyển thẳng vào cư trú trong cái làng bẩn thỉu, gồ ghề những đá là đá và quanh năm gió quật. Vợ chồng người lạ nọ đã mua một lâu đài đổ nát nằm trên đồi, sừng sững ở đó từ thuở ấu thơ của họ, và nó thuộc về ngôi làng.
  • Yêu một người Hà Nội
    Chuyến bay lúc 4 giờ chiều hạ cánh xuống sân bay Nội Bài với lời chào là bản nhạc "Nhớ về Hà Nội". Trống ngực tôi loạn xạ cứ như đang đến cuộc hẹn đã mong đợi từ lâu.
  • Hà Nội công bố điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025
    Chiều 1/7, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương đã ký Quyết định số 1573/QĐ-SGDĐT phê duyệt điểm chuẩn trúng tuyển vào lớp 10 THPT công lập năm học 2024-2025.
  • Phường Thụy Khuê (Tây Hồ): Ra mắt lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở
    Ngay trong ngày đầu tiên Luật lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự cơ sở có hiệu lực thi hành, chiều 1/7, UBND phường Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội tổ chức lễ ra mắt 13 tổ bảo vệ an ninh, trật tự với 46 thành viên tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Đừng bỏ lỡ
Mộc mạc xôi cốm Kiều Mộc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO