Mở rộng đối tượng được trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT: "Hãy khảo sát tất cả các anh em trong giới nghệ sĩ"

Arttime| 14/06/2022 08:18

"Quốc hội nếu đi đến phê duyệt dự thảo này thì theo tôi không được, chúng ta nên xem xét lại thật kỹ ý Đảng, lòng dân trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Hãy khảo sát tất cả các anh em trong giới nghệ sĩ xem có nên hay không, còn tôi sẽ bỏ lá phiếu..."

Tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận trực tiếp tại hội trường về một số nội dung còn chứa nhiều ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi). Trong đó, đề nghị bổ sung thêm đối tượng được xét danh hiệu "nghệ sĩ ưu tú" (NSƯT), "nghệ sĩ nhân dân" (NSND) của một số đại biểu đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và tạo nên một cuộc thảo luận sôi nổi trong dư luận.

Để có thêm góc nhìn đa chiều cho vấn đề này, PV Arttimes.vn đã có cuộc gặp gỡ và phỏng vấn Nghệ sĩ, Tiến sĩ Mỹ học Thế Hùng - một nhà hoạt động nghệ thuật đã dành hơn nửa cuộc đời mình cho nghiên cứu, giảng dạy và sáng tạo nghệ thuật.

Mở rộng đối tượng được trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT:

Đại biểu Nguyễn Duy Thái (Đoàn Bạc Liêu) ủng hộ kiến nghị mở rộng xét duyệt đối tượng được trao danh hiệu NSƯT, NSND

Dự thảo không thuyết phục

PV: Trước đây danh hiệu NSƯT, NSND chỉ dành cho nghệ sĩ biểu diễn, nhưng gần đây có một số ý kiến của Đại biểu Quốc hội đề xuất rằng nghệ sĩ sáng tác cũng cần được trao danh hiệu này, xin ông hãy cho biết quan điểm của mình?

Trước hết, dưới tư cách là một người nghiên cứu và giảng dạy mỹ học tôi cho rằng đây là một hành xử đẹp, chứa hàm ý tốt, thể hiện sự quan tâm của các vị Đại biểu Quốc hội đối với những người hoạt động nghệ thuật khi họ đưa ra đề xuất này.

Nhưng tôi lại cho rằng việc phong tặng các danh hiệu NSƯT, NSND theo hướng mở rộng với nhiều đối tượng như thế thì không thuyết phục. Tôi không đồng ý.

Trao tặng nhiều thì không quý

PV: Tiến sĩ có thể cho biết lý do vì sao ông không ủng hộ đề xuất này?

Thứ nhất, tôi cho rằng việc mở rộng đối tượng được xét duyệt danh hiệu NSƯT, NSND này là không nên, nó giống như việc ban phát danh hiệu, nó trở nên dễ dãi quá, hào phóng quá. Trao tặng nhiều thì dẫn đến việc danh hiệu bị mất đi giá trị, nó không còn quý và trở nên thật khôi hài.

Trước đây, tôi đã từng làm giám khảo của nhiều cuộc thi hoa hậu, các cuộc thi lúc đó ít lắm nên mỗi hoa hậu đoạt giải đều được công chúng biết đến và nhớ tên. Ngày nay, có quá nhiều cuộc thi hoa hậu diễn ra khiến nó bị bão hòa, nhiều hoa hậu quá khiến tôi và nhiều người khác cũng chẳng nhớ được cô hoa hậu này là của giải nào nữa. Và tôi cho rằng cái gì nhiều sẽ không quý.

Thứ hai, tôi muốn đề cập đến tiêu chí để xét duyệt danh hiệu, vậy mực thước nào? giá trị nào? tiêu chuẩn nào? nhà đánh giá nào sẽ đứng ra để kiểm duyệt, xét chọn các tiêu chí cho quá nhiều ngành nghề như thế? Từ đây đặt ra vấn đề năng lực và phẩm chất của người làm công tác xét duyệt, anh ta phải là người tài giỏi như thế nào thì mới được đứng trên cương vị ấy.

Tôi vô cùng băn khoăn không biết cái Tâm – Tầm – Tài những giá trị đặc trưng của lao động nghệ thuật liệu có được thể hiện ra đầy đủ ở trong đó hay không?

Mở rộng đối tượng được trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT:

NS - TS Mỹ học Thế Hùng trong lớp dạy học vẽ tranh

Nên thắt chặt lại vấn đề xét duyệt NSƯT, NSND

PV: Vậy vấn đề xét duyệt NSƯT, NSND nên được thực hiện như thế nào thưa ông?

Nên thắt chặt lại cách xét duyệt những mục ấy để cho những danh hiệu có giá trị đích thực, có tính thiêng liêng, càng ít - càng hiếm. Những người xứng đáng đạt được danh các danh hiệu đó sẽ được đông đảo công chúng biết đến, nhớ đến và phục nể. Chứ đừng mở rộng nó như thế này, tôi cho là không ổn bởi nó bão hòa quá, nó trở nên tầm thường quá.

Tôi là một Tiến sĩ thẩm mỹ dạy cái đẹp và tôi cũng là một người nghệ sĩ, tôi viết nhạc, vẽ tranh, tôi làm thơ và tôi không quan tâm đến những danh hiệu đó.

Quốc hội nếu đi đến phê duyệt dự thảo này thì theo tôi không được, chúng ta nên xem xét lại thật kỹ ý Đảng, lòng dân trước khi đưa ra kết luận cuối cùng. Hãy khảo sát tất cả các anh em trong giới nghệ sĩ xem có nên hay không, còn tôi sẽ bỏ lá phiếu không nên.

Không tạo được động lực sáng tạo nghệ thuật

PV: Như lúc đầu TS có cho rằng đây là một ý đồ tốt của người đề xuất, các đại biểu cũng đã dựa trên một số cơ sở trước khi đưa vào dự thảo, thì theo TS việc mở rộng đối tượng được trao tặng danh hiệu NSƯT, NSND như thế này có tạo thêm động lực sáng tạo nghệ thuật cho các văn nghệ sĩ và những người lao động nghệ thuật hay không?

Trên cương vị là một người hoạt động nghệ thuật tôi cho rằng nó không thể tạo ra động lực sáng tạo nghệ thuật cho các văn nghệ sĩ được.

Nếu một người háo danh thì cho rằng đó là kích thích, tạo động lực để sáng tạo, làm việc nhưng làm nghệ thuật thì đâu phải có mỗi như thế, một người nghệ sĩ chân chính thì đâu cần phải có danh hiệu mới phấn đấu.

Người nghệ sĩ đắm mình vào nghệ thuật, họ làm việc với niềm say mê nghệ thuật, với tình cảm thẩm mỹ trong sáng của mình nên họ sẽ không cần danh hiệu để làm động lực phấn đấu. Nếu chỉ trông chờ vào việc được danh phận mới sáng tạo nghệ thuật, lấy danh phận làm động lực thì chúng ta sẽ không thể có những tác phẩm nghệ thuật đúng nghĩa được.

Một người nghệ sĩ chân chính họ không cần danh vị, chức tước mà họ sẽ chỉ bộc lộ và cống hiến tài năng của mình mà thôi, đó gọi là tự trọng nghề nghiệp, danh dự nghề nghiệp.

Mở rộng đối tượng được trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT:

Bức tranh sơn dầu "Sen đêm" của Nghệ sĩ Thế Hùng được nhiều người yêu thích

PV: Cảm ơn những chia sẻ của Nghệ sĩ – Tiến sỹ Mỹ học Thế Hùng, chúc ông thật nhiều sức khỏe để tiếp tục cho ra mắt các tác phẩm nghệ thuật giá trị trong thời gian tới!

(0) Bình luận
  • “Con đường tương lai ” – Hành trình trí tuệ nối dài khát vọng Việt
    Nhân dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, ngày 19/6, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, Viện Nhân học Văn hóa, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường kết hợp với Sàn văn hóa Học và Đọc Việt Nam, Nhà xuất bản Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá tập 1 và định hướng tập tiếp theo của dự án sách “Con đường tương lai”.
  • Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc”
    Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam tổ chức Trại viết Lý luận, phê bình VHNT “50 năm Văn học Nghệ thuật Việt Nam đồng hành cùng dân tộc” tại Thành phố Huế.
  • Thơ Lữ Hồng - vị buồn dưới một đồng cỏ thơm
    Tình yêu trong thơ Lữ Hồng không ồn ào hay cháy lửa. Nó là thứ tình thì thầm, âm ỉ từ bên trong, càng đọc càng cảm nhận được sự đằm sâu, nồng nàn và chân thật. Đó không chỉ là cảm xúc của một cô gái trẻ lần đầu biết yêu mà là tâm hồn của người phụ nữ đã trải qua những mất mát thấu hiểu lặng im và khát vọng được yêu trọn vẹn.
  • Nguyễn Chính và những trăn trở “nắng đã qua thu”
    “Nắng đã qua thu” là tập thơ thứ 10 của nhà thơ Nguyễn Chính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, được Nhà xuất bản Hội Nhà văn ấn hành đầu năm 2025, với lời giới thiệu trang trọng, hấp dẫn của nhà thơ Đặng Huy Giang.
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số”
    Nhằm thực hiện đồng bộ các chủ trương, đường lối của Đảng và nhiệm vụ của Chính phủ về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành kế hoạch phát động phong trào “Học tập trên các nền tảng số” để trở thành phong trào “học tập số” thường xuyên, phổ cập, nâng cao kiến thức về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo... trong công chức, viên chức, người lao động của ngành.
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê do mưa lớn
    Chiều 1/7, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Môi trường các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh đề nghị triển khai công tác hộ đê, đảm bảo an toàn hệ thống đê điều.
  • Công an Hà Nội là đơn vị chuyên trách an toàn thông tin mạng của UBND Thành phố
    Ngày 01/7, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 3614/QĐ-UBND về việc phân công đơn vị chuyên trách an toàn thông tin mạng của UBND thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
Mở rộng đối tượng được trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT: "Hãy khảo sát tất cả các anh em trong giới nghệ sĩ"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO