MC Quyền Linh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng hiến tạng cứu người

Theo plo.vn| 03/08/2019 22:39

Thí sinh Miss World Việt Nam đã có dịp thực hiện nghĩa cử cao đẹp tại BV Chợ Rẫy cùng với sự tham gia đặc biệt của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh, MC Quyền Linh cùng sự ủng hộ của rất nhiều người khác về việc hiến tạng cứu người.

Mở đầu dự án “Cho đi là còn mãi”  là hình ảnh những vết kim chích chi chít trên tay của các bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại BV Chợ Rẫy. Những bệnh nhân ở đây kêu rên thảm thiết khi những cơn đau mỗi ngày giằng xé, việc chữa bệnh không còn là điều xa lạ khi mỗi ngày họ đều phải đối mặt với kim tiêm. Ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết chỉ chực chờ đâu đó bên cạnh.

MC Quyền Linh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng hiến tạng cứu người  - ảnh 1
Thí sinh
Miss World Việt Nam

Các thí sinh của nhóm màu hồng thực hiện dự án “Cho đi là còn mãi” gồm: Trần Thị Hoa Phượng, Nguyễn Tường San, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Quỳnh Nga, Trịnh Lê Uyên sẽ góp phần tìm hiểu và chia sẻ những thông điệp hữu ích về hành động hiến tạng cao đẹp này.

Trong dự án này, các thí sinh đã tìm đến các bệnh nhân mắc căn bệnh suy thận mà thời gian làm quen với bệnh viện không chỉ đếm bằng ngày mà thời gian chữa bệnh lên tới hàng chục năm. Những căn bệnh không thuốc chữa khỏi này không chỉ khiến tài chính kiệt quệ mà những nỗi đau dày vò mỗi ngày còn dễ khiến họ trở nên dễ bi quan, mỗi ngày trôi qua đều như cực hình, ảnh hưởng đến tinh thần của chính họ và người thân.

MC Quyền Linh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng hiến tạng cứu người  - ảnh 2

Một trường hợp cụ thể là bác Liên, một trường hợp chạy thận đã 12 năm, ngày nào bác cũng một mình lặn lội từ quê nhà Long An đến BV Chợ Rẫy để chữa bệnh vì không muốn làm phiền con cái. Sự bền bỉ của bác cũng như các bệnh nhân khác tại đây là một nỗi đau xót khó diễn tả khi mà mỗi ngày niềm vui của họ dường như trở nên khan hiếm hơn.

Được biết có rất nhiều bệnh nhân không được ghép thận vì nội tạng còn rất hiếm. Bên cạnh đó cũng có những người sống bằng nội tạng của người khác và may mắn được cứu sống sau khi thực hiện ca ghép tạng. Bà Phạm Kim Dung chia sẻ: “Tôi muốn lòng trắc ẩn phải được xuất phát từ chính cảm nhận của các em về những hoàn cảnh khó khăn của các bệnh nhân mắc bệnh nan y và phải tốn quá nhiều thời gian để chữa bệnh. Chính từ những cảm nhận đó các em mới biết mình nên làm gì và tâm hồn các em có rung động thực sự thì sẽ thấu hiểu sâu sắc hơn và muốn làm những điều trái tim mình mách bảo”.

MC Quyền Linh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng hiến tạng cứu người  - ảnh 3
Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh 

Các thí sinh trong dự án “Cho đi là còn mãi” là những cô gái không những xinh đẹp mà còn tình cảm và rất ấm áp. Qua những cuộc trò chuyện, các thí sinh cảm thấy được truyền cảm hứng và nguồn năng lượng để hoàn thành tốt dự án ý nghĩa này của mình.

MC Quyền Linh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng hiến tạng cứu người  - ảnh 4
MC Quyền Linh thăm hỏi bệnh nhân 

Các thí sinh đã gặp gỡ anh Hợi đang chạy thận, anh mắc bệnh từ năm 1999 đến nay là 20 năm. Mặc dù thế nhưng khi chia sẻ với các thí sinh, anh vẫn tâm tình với sự lạc quan và yêu đời “bệnh này không hết được nên phải điều trị cả đời. Chạy thận quá lâu dẫn đến tắc nghẽn động mạch và phải cắt chân, nhưng hai vợ chồng động viên nhau cố gắng mỗi ngày”. Khi nhắc đến căn bệnh của mình anh hài hước coi việc ngày ngày ở bệnh viện như “đi làm rồi hết giờ làm lại về”.

MC Quyền Linh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng hiến tạng cứu người  - ảnh 5
Nghệ sĩ Minh Vương 

Nghệ sĩ Minh Vương cũng là một trường hợp được “hồi sinh” nhờ sự giúp đỡ của một thanh niên mới chỉ hơn 30 tuổi. Từ lần “hồi sinh” ấy chú cảm thấy biết ơn và trân trọng cuộc đời này hơn, từ đó tham gia vào rất nhiều những hoạt động từ thiện để giúp đỡ người khác.

Những trường hợp trên là ví dụ điển hình cho những anh hùng ngoài đời thật, không cần là một người quá giàu có, chỉ cần có lòng nhân ái, biết vị tha và chia sẻ với cuộc đời này thì mình có thể mang lại điều tốt đẹp cho nhiều người khác.

Cũng qua dự án này, các thí sinh đã tiến hành tổ chức một buổi đạp xe kêu gọi hiến tạng. Đồng thời tham dự đăng ký hiến tạng tại BV Chợ Rẫy. Buổi đăng ký ấy còn có sự tham gia đặc biệt của bà Phạm Kim Dung - Trưởng BTC cuộc thi Miss World Việt Nam, MC Quyền Linh, Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng với mẹ của mình.

MC Quyền Linh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng hiến tạng cứu người  - ảnh 6
Danh ca Ngọc Sơn

Hoa hậu Đỗ Mỹ Linh chia sẻ cô đã ấp ủ dự định này từ rất lâu nhưng chia có dịp thực hiện. Nay nhân dự án nhân ái của cuộc thi Miss World Việt Nam, cùng với sự động viên của bà Phạm Kim Dung cô đã quyết định tham gia và nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của gia đình mình. Bất ngờ hơn nữa là sự đồng hành của mẹ cô trong hành động này đã khiến Đỗ Mỹ Linh cảm thấy rất vui và tự hào vì hành động ý nghĩa mà mình đã làm được.

Đặc biệt, với tấm lòng nhân ái của mình, MC Quyền Linh chia sẻ rằng anh cảm thấy rất trân trọng những người dám mạnh mẽ hiến tạng. Vì theo anh, một người hiến tạng là chín, 10 người được sống, khi mình ra đi để lại điều nhân văn ý nghĩa cho đời, đó là hành động đẹp, thế nên đó là lý do anh quyết định tham gia.

Với sự lan tỏa sâu sắc từ các nghệ sĩ tên tuổi cùng dàn thí sinh trong dự án “Cho đi là còn mãi”, các thí sinh hy vọng có thể truyền tải đi thông điệp tốt đẹp từ hành động hiến tạng đến tất cả mọi người trong xã hội, từ đó hy vọng có thể cứu sống được nhiều người gặp hoàn cảnh khó khăn.

(0) Bình luận
  • Tình đất đai xứ sở ngả bóng trong văn chương
    Ngày 20/7/1954, Hiệp định Genève được ký kết, nước ta tạm thời chia cắt làm hai miền và 21 năm sau (năm 1975) mới tái thống nhất. Tình cảm ấy ngả bóng vào văn chương tạo nên một không gian cảm xúc trùng điệp nỗi nhớ thương đất đai sông núi, chưa từng có trong tiến trình văn chương nước nhà, cả văn xuôi lẫn thơ.
  • Thế hệ nhà văn 1975 trong không gian văn học đương đại
    Lớp nhà văn sinh từ 1975, chúng tôi gọi là “Thế hệ 1975”, một lực lượng đông đảo (sinh ra trong vòng 20 năm, sau giải phóng miền Nam), các tác giả là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, hoặc những cây bút nhiều triển vọng.
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”
    Sáng 17/5/2025, Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam đã tổ chức lễ ra mắt sách “Hồ Chí Minh trong nghệ thuật tạo hình”. Đây là hoạt động thiết thực nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, sáng 19/5, Đoàn đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban TƯ MTTQ Việt Nam đã đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương, tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm trên đường Bắc Sơn.
  • Hà Nội khởi công xây dựng cầu Tứ Liên
    Sáng 19/5/2025, UBND Thành phố tổ chức khởi công Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa) tại trước nút giao Dự án với đường Trường Sa (lý trình Km4+400 ).
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Phát động cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9
    Cuộc thi sáng tác tranh cổ động tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9 nhận tác phẩm dự thi từ nay đến tháng 7/2025.
  • Chiêm ngưỡng di sản Phật giáo thời Lý qua công nghệ số
    Nhân ngày Quốc tế Bảo tàng và ngày Khoa học, Công nghệ Việt Nam (18/5/2025), đồng thời kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Bảo tàng Lịch sử quốc gia phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Văn minh Châu Á và Công ty TNHH C.M.Y.K Việt Nam tổ chức trưng bày chuyên đề “Vũ khúc Thiền môn – Nghệ thuật Phật giáo thời Lý: Di sản và công nghệ”.
MC Quyền Linh, hoa hậu Đỗ Mỹ Linh cùng hiến tạng cứu người
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO