Hoạt động hội

“Màu dân tộc sáng bừng” trên sân khấu

Yến Ly 08/12/2023 17:59

Sáng 8/12, tại Hà Nội, Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết các CLB Dân gian Hà Nội. Tới dự có đại diện Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội, Ban Chấp hành Hội VNDG Hà Nội và đông đảo các hội viên, các nghệ nhân, nhạc công là thành viên các câu lạc bộ trực thuộc hội.

Hội nghị tổng kết các CLB Dân gian Hà Nội là hoạt động thường niên của Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Đây là dịp để các hội viên, nghệ nhân giao lưu, gặp gỡ cũng như chia sẻ những thành tựu, đề xuất mong muốn trong hành trình bảo vệ, gìn giữ và phát huy các giá trị của văn nghệ dân gian.

vndg-1.jpg
Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội Trần Thị An phát biểu tại hội nghị.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Trần Thị An - Chủ tịch Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội cho biết, đến nay có tất cả 11 CLB Văn nghệ Dân gian Hà Nội trực thuộc Hội: CLB Văn nghệ sĩ Xứ Đoài, CLB Nghệ nhân văn hóa dân gian Hà Nội, CLB Sao Mai, CLB Hướng Dương, CLB Chèo tàu Đan Phượng, CLB Múa bồng Triều Khúc, CLB Diều sáo Thanh Oai, CLB Diều sáo Đan Phượng, CLB Chèo Mọc Quan Nhân, CLB Trường Xuân, CLB Ca trù Hà Nội.

Việc duy trì hoạt động của các CLB đã bám sát đúng chuyên môn, theo đúng chủ trương lãnh đạo chỉ đạo của Thành ủy, Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội và Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội, góp phần giữ gìn lối sống cao đẹp, thanh lịch của các tầng lớp người Hà Nội trong quá trình đổi mới và hội nhập; nâng cao giáo dục đạo đức và phẩm chất của lớp người trẻ tuổi trong mọi công tác xã hội, hướng nghiệp và rèn luyện nhân cách, phẩm chất người Hà Nội thanh lịch, văn minh, đáp ứng yêu cầu phát triển Thủ đô trong thời kỳ mới.

Thành tích nổi bật của các CLB tập trung ở hoạt động giao lưu các CLB cùng chuyên môn (CLB Diều sáo Hồng Hà, Diều sáo Thanh Oai, Nghệ nhân văn hóa dân gian, CLB Trường Xuân); truyền dạy văn hóa dân gian (CLB Chèo tàu Đan Phượng, Diều sáo Thanh Oai, Diều sáo Hồng Hà, Hướng Dương) và các chương trình có ý nghĩa xã hội của các CLB Sao Mai, Trường Xuân.

“Nhiều nghệ nhân được Nhà nước và Thành phố Hà Nội phong tặng Nghệ nhân ưu tú, Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân Hà Nội. Bên cạnh đó còn có các nghệ nhân đoạt giải ở cuộc thi và triển lãm Mỹ thuật ứng dụng Việt Nam 2023 (như CLB Nghệ nhân văn hóa dân gian Hà Nội có Đỗ Văn Cường đạt giải nhất cuộc thi thiết kế 2023, Bùi Thị Hải Hà nhận giải thưởng ASIA ARWARD tại Singapore)…”, Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội cho biết thêm.

vndg-2.jpg
Đông đảo các đại biểu, hội viên và nghệ nhân tham dự hội nghị.

Trong không khí tổng kết của hội nghị, các hội viên đã được thưởng thức các tiết mục văn nghệ đặc sắc đến từ các CLB như: Múa bồng (CLB Múa bồng Triều Khúc); chèo tàu Lên chùa, Hát chúc (CLB Chèo tàu Tân Hội, Đan Phượng); hát xẩm Quê mẹ, chèo cổ Lới lơ (CLB Chèo Mọc Quan Nhân); chèo cổ Quân tử vu dịch trích đoạn trong vở chèo cổ Lưu Bình - Dương Lễ, dân ca quan họ Bắc Ninh Lý cây đa (CLB Hướng Dương); chèo Chào Thăng Long - Hà Nội, hát văn Mười bông hoa quý (CLB Sao Mai); tiết mục Hồ Hoàn Kiếm - Hà Nội, thành phố vì hòa bình (CLB Văn nghệ sĩ xứ Đoài); Chuyện Lang Liêu theo điệu dân ca quan họ Bắc Ninh, chèo cổ Đào liễu (CLB Trường Xuân).

vndg-13.jpg
Đại diện BCH Hội chụp ảnh kỷ niệm với các nghệ nhân.

Không giấu được xúc động sau các tiết mục văn nghệ dân gian do các CLB biểu diễn, hội viên Trần Văn Mỹ chia sẻ: “Dù là quy mô nhỏ ở cấp CLB nhưng các nghệ nhân đã mang đến những tiết mục biểu diễn đầy chuyên nghiệp từ phục trang đến giai điệu. Tôi mong rằng, thời gian tới các CLB nhận được nhiều sự quan tâm hơn từ các cấp chính quyền để các hoạt động văn nghệ dân gian được lan tỏa thêm, góp phần vào việc gìn giữ và phát huy truyền thống dân tộc”.

Cũng tại Hội nghị, ThS Phùng Quang Trung - Ủy viên Ban Chấp hành Hội Văn nghệ Dân gian Hà Nội đã thông qua Quy chế hoạt động của các CLB trực thuộc Hội./.

Một số hình ảnh khác về các tiết mục văn nghệ dân gian do các CLB biểu diễn, đưa "màu dân tộc sáng bừng" trên sân khấu:

vndg-6.jpg
vndg-12.jpg
vndg-7.jpg
vndg-3.jpg
vndg-4.jpg
vndg-10.jpg
vndg-5.jpg
Bài liên quan
  • “Nghệ thuật thơ dịch xuôi” - phải đủ hiểu và yêu
    Văn học dịch là thành phần không thể thiếu trong bức tranh phong phú của nền văn học Việt Nam. Việc dịch văn học nước ngoài sang tiếng Việt chưa bao giờ dễ dàng, và nhất là với dịch thơ. Buổi tọa đàm “Nghệ thuật thơ dịch xuôi” do Hội Nhà văn Hà Nội tổ chức sáng ngày 6/12 đã đề cập tới rất nhiều những vấn đề của thơ dịch từ nguyên tắc dịch thuật, vai trò của dịch giả đến phương pháp để có một bản dịch mang đến những rung cảm cho người đọc...
(0) Bình luận
  • Hướng dẫn lập quy hoạch tổng mặt bằng và thông tin về quy hoạch kiến trúc Thủ đô
    “Để đáp ứng yêu cầu phát triển, thời gian qua thành phố tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô đến 2045 tầm nhìn 2065; đồng thời triển khai sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô, trong đó có nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến thực hiện quy hoạch. Thành phố kỳ vọng 3 nhiệm vụ này sẽ tạo bước đột phá cho phát triển Thủ đô” - Phó Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội Phạm Quốc Tuyến nhấn mạnh tại tọa đàm “Hướng dẫn lập quy
  • Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân
    Sáng ngày 10/7/2024, tại Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội (Số 19 phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội), Hội Nhà văn Hà Nội đã tổ chức buổi nói chuyện chuyên đề “Thi ca đương đại và các nhà thơ cách tân”.
  • Văn hóa áo dài - truyền thống và biến đổi
    “Khoảng 30 năm trở lại đây, áo dài của phụ nữ Việt Nam được quan tâm coi trọng nhiều hơn, từ việc tuyên truyền, quảng bá, thiết kế, may mặc... nhưng nhiều người chưa nắm rõ về lịch sử thăng trầm, công năng và giá trị thẩm mỹ của áo dài, chính vì lẽ đó trang phục này chưa phát huy giá trị để thực sự trở thành biểu tượng, là thương hiệu độc đáo của Việt Nam”, họa sĩ, nhà nghiên cứu Nguyễn Đức Bình chia sẻ tại Tọa đàm “Văn hóa áo dài Hà Nội, truyền thống và biến đổi”, do Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội tổ chức sáng ngày 9/7 tại trụ sở Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội.
  • Đổi mới, đa dạng hóa các hoạt động tạo sự chuyển mình cho văn học nghệ thuật Thủ đô
    Sáng ngày 5/7, Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024. Tham dự hội nghị có đại diện một số sở, ban, ngành của Thành phố Hà Nội, các đồng chí Thường trực Hội, Ban Chấp hành Hội Liên hiệp và chủ tịch 9 hội chuyên ngành trực thuộc hội.
  • Đẩy mạnh các phong trào trong Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội
    Thực hiện Kế hoạch số 01/KH-HLH ngày 02/01/2024 của Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội về công tác thi đua khen thưởng năm 2024, phát huy kết quả đạt được trong công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Khối thi đua thuộc Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật Hà Nội xây dựng Kế hoạch số 01/ KH-KTĐ về công tác thi đua, khen thưởng năm 2024.
  • Nâng cao chất lượng  múa không chuyên của Thủ đô
    Nghệ thuật múa không chuyên ngày càng phát triển, tỏa rộng trong đời sống của người dân Thủ đô Hà Nội. Hoạt động này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng hoạt động biểu diễn nghệ thuật quần chúng, qua đó thúc đẩy phát triển công nghiệp văn hóa của thành phố. Tuy nhiên, phía sau những thành tựu nghệ thuật múa không chuyên Thủ đô cũng đang đối mặt với nhiều những thách thức, đòi hỏi cần có sự định hướng đúng đắn.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Người dân đội nắng đứng bên đường khóc tiễn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về lòng đất mẹ
    Trong thời tiết nắng nóng Hà Nội lên tới 40 độ C, nhưng rất nhiều người dân vẫn đội nắng đứng trên các tuyến đường hướng về Nghĩa trang Mai Dịch để tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng lần cuối.
  • Những dòng sổ tang nhoè nước mắt tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại quê nhà
    Rất đông người dân ở mọi độ tuổi, có người già, thanh thiếu niên, trẻ nhỏ... lặn lội từ các quận, huyện của thành phố Hà Nội và các tỉnh đến để tiễn đưa người lãnh đạo đáng kính.
  • Người dân nghẹn ngào, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tại quê nhà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, thôn Lại Đà, xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội, những đôi mắt đỏ hoe, cùng hàng ngàn giọt lệ đã, đang và sẽ rơi là những hình ảnh đầy xúc cảm, thể hiện sự tiếc thương, kính trọng của người dân đối với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • Toàn văn lời điếu tại Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Ngày 26/7, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam được cử hành trọng thể theo nghi thức Quốc tang tại Nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội). Lễ truy điệu cũng được tổ chức đồng thời tại Hội trường Thống Nhất (thành phố Hồ Chí Minh) và quê nhà Tổng Bí thư tại xã Đông Hội, huyện Đông Anh (Hà Nội). Trong niềm tiếc thương vô hạn, Chủ tịch nước Tô Lâm - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Lễ tang đã đọc Lời điếu tại Lễ Truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
  • [Video] Người dân từ mọi miền đất nước xếp hàng để được thắp nén tâm hương tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
    Tang lễ đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức theo nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25 và 26/7/2024. Lễ viếng đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội, bắt đầu từ 7 giờ đến 22 giờ ngày 25/7 và từ 7 giờ đến 13 giờ ngày 26/ 7/ 2024. Lễ viếng, Lễ truy điệu đồng chí Nguyễn Phú Trọng được tổ chức cùng thời gian trên tại Hội trường Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh và tại quê nhà xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội.
Đừng bỏ lỡ
“Màu dân tộc sáng bừng” trên sân khấu
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO