Ma Văn Kháng vẫn "một mình một ngựa" đường văn

Hòa Bình/NLĐ| 15/12/2017 11:32

Ma Văn Kháng luôn viết đến kiệt sức như những tín đồ trung thành, dâng hiến cuộc sống cho sáng tạo.

Nhà văn, tác giả của "Đám cưới không có giấy giá thú", "Mùa lá rụng trong vườn"… mới đây xuất hiện trong cuộc giao lưu văn học "Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương", đồng thời ra mắt bộ sách 8 cuốn vừa tái bản của ông. Ở tuổi 81, nhà văn Ma Văn Kháng cho biết ông đang vừa chống chọi với căn bệnh tim vừa viết mỗi ngày, vẫn chứng tỏ sức viết bền bỉ, dẻo dai hiếm thấy.

Món nợ ân tình

Bộ 8 cuốn sách tái bản gồm 5 tiểu thuyết: "Đồng bạc trắng hoa xòe", "Gặp gỡ ở La Pan Tẩn", "Một mình một ngựa", "Đám cưới không có giấy giá thú", "Mùa lá rụng trong vườn" và 3 tập truyện in tổng số 100 truyện ngắn của nhà văn Ma Văn Kháng. Ông có khoảng 30 tiểu thuyết, truyện dài, hàng trăm truyện ngắn nổi bật và vẫn đang miệt mài cống hiến cho sự nghiệp văn chương.

Ma Văn Kháng vẫn một mình một ngựa đường văn - Ảnh 1.

Nhà thơ Hữu Thỉnh tặng hoa cho nhà văn Ma Văn Kháng tại buổi giao lưu "Năm tháng nhọc nhằn, năm tháng nhớ thương" Ảnh: NGUYỄN ĐÌNH TOÁN

Hồi tháng 9-2017, Ma Văn Kháng ra mắt tiểu thuyết "Chim én liệng trời cao" (NXB Kim Đồng). Trước đó, năm 2016, ông giới thiệu cuốn tạp bút "Nhà văn, anh là ai" (NXB Văn hóa Văn nghệ). Năm 2015, ông có tiểu thuyết "Người thợ mộc và tấm ván thiên" (NXB Trẻ). Trước đó nữa, ông có "Xa xôi thôn ngựa già" (năm 2014), "Phút giây huyền diệu" (NXB Hội Nhà văn) và "Chuyện của Lý" (2013), "Một mình một ngựa" (năm 2009 - đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội)...

"Chim én liệng trời cao" dày tới gần 400 trang, được thai nghén hơn 50 năm mới hoàn thành. Nhân vật chính của tác phẩm sinh ra ở bản Cam Đồng, nơi người Tày và người Dao sinh sống. Cậu bé ngày ngồi trên lưng trâu, ngắm bầy chim én rồi thổi sáo bài "Chim én liệng trời cao". Kháng chiến, cậu bé sớm gia nhập đội ngũ những người làm cách mạng trên quê hương mình. Cuộc đời cậu được ví như chim én với khao khát tung cánh bay trên bầu trời tự do.

"Xa xôi thôn ngựa già" có nhân vật chính là cô gái Seo Ly - một phụ nữ tuyệt sắc của xứ Mèo trên đỉnh núi Fansipan. Tác giả đã mô tả: "Sắc đẹp và tên tuổi nàng từ lâu đã lưu truyền trở thành một trong những truyền kỳ đặc sắc nhất trong vùng. Mắt nàng biếc xanh màu núi lung liêng, môi nàng hé mở đầy vẻ mời mọc, gợi tình". Seo Ly cũng là người gây nên những bi hài kịch, những vụ thăng chức, giáng chức của các vị quan quan trọng trong huyện, để từ đó những âm mưu, toan tính có cơ hội được hé lộ...

Nhà văn Ma Văn Kháng cho biết ông viết tiểu thuyết "Người thợ mộc và tấm ván thiên" từ câu chuyện của người bạn - một thanh niên lên vùng cao dạy học. Người bạn bị sa thải oan uổng nhưng chọn cuộc sống lao động thanh sạch, quyết không trả thù để giữ cốt cách.

Tiểu thuyết "Một mình một ngựa" là hình ảnh một chiến sĩ cách mạng hiên ngang, oai hùng, một hình tượng giàu tính thẩm mỹ nhưng hàm chứa mặc cảm cô đơn... "Một mình một ngựa" vừa oai vũ vừa đơn côi, là thân phận của tất cả cá thể có ý thức về giá trị của mình. "Câu chuyện cũng có dáng dấp của một tự truyện, là sự hòa trộn giữa cao cả, lãng mạn, phi thường và những thói đời nhỏ nhặt, tầm thường" - nhà văn Ma Văn Kháng tự sự.

Hầu như các cuốn sách của nhà văn Ma Văn Kháng đều là món nợ ân tình mà ông trả cho vùng núi Tây Bắc - nơi ông từng gọi là vùng thẩm mỹ của mình. Ngay cả bút danh gắn với một đời văn chương của ông và sau này trở thành tên thường gọi cũng là cái "duyên" từ vùng đất đó, chứ nhà văn sinh ra và lớn lên ở một làng cổ của Hà Nội, tên thật là Đinh Trọng Đoàn.

Thăng hoa rồi rã rời

Nhà văn Ma Văn Kháng đoạt rất nhiều giải thưởng. Ông được vinh dự nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật năm 2012.

Bạn bè làng văn ghi nhận sự vững vàng của tay nghề tiểu thuyết Ma Văn Kháng. Ông xử lý kỹ thuật rất khéo léo, vừa luôn đặt ra những vấn đề của xã hội một cách thẳng thắn, không né tránh vừa thu hút, quyến rũ với những mạch ngầm văn hóa.

"Sau ca phẫu thuật tim năm 2016, tôi may mắn vì có thể ngủ được, giờ giấc sinh hoạt không bị xáo trộn nhiều. Hằng ngày, tôi dậy tập thể dục từ 6 giờ, đi bộ quanh hồ và uống thuốc... " - nhà văn cho biết.

Tuổi đã cao và phải chống chọi với căn bệnh tim nhưng nhà văn Ma Văn Kháng lại rất sợ những ngày rỗi rãi. Nhà văn kể: "Uống thuốc xong mà thấy khỏe thì ngồi vào bàn. Có hôm viết được 1-2 giờ thì dừng lại nghỉ. Cũng có lần, cảm hứng ùa về thì ngồi viết một mạch hết cả buổi sáng, trưa ăn xong lại ngồi viết tiếp đến chiều. Khi bắt đầu viết thì mê man, thăng hoa nhưng viết xong rã rời đến mức không thể nói chuyện được với ai nữa".

"Chúng ta yêu mê say công việc của mình, vì như Maxim Gorki nói: Với quyển sách và cây bút là vũ khí trong tay, chúng ta chiến đấu cho ngày mai! Vì nghề nghiệp này đã hóa giải tâm hồn và lý tưởng của chúng ta. Vì khát vọng về sự toàn thiện, toàn mỹ trên mỗi câu chữ, mỗi trang văn" - nhà văn Ma Văn Kháng tự sự trong "Nhà văn, anh là ai".

Nhà văn Ma Văn Kháng luôn viết đến kiệt sức như những tín đồ trung thành, dâng hiến cuộc sống cho sáng tạo. Văn học là tấm gương phản chiếu văn hóa của thời đại. Ma Văn Kháng cho rằng nhà văn là một giá trị tự thân, là kẻ tự xuất hiện, tự lựa chọn, gánh vác một trách nhiệm, một nghề nghiệp để rồi sống chết với nó và bằng cách sống, cách làm việc, họ sẽ đem tài năng phụng sự cho lợi ích của con người. 

(0) Bình luận
  • Chùm thơ của tác giả Minh Huế
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Minh Huế.
  • Chùm thơ của tác giả Lê Minh Tý
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Lê Minh Tý.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Đăng Độ
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Đăng Độ.
  • Chùm thơ của tác giả Nguyễn Văn Mạnh
    Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu chùm thơ hai bài của tác giả Nguyễn Văn Mạnh.
  • Dưới trăng
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Dưới trăng của tác giả Dương Văn Lượng nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Thành Cổ Loa – Tòa thành cổ độc đáo lớn nhất Việt Nam
    Di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa không chỉ được biết đến với sự hình thành Nhà nước Âu Lạc (khoảng từ năm 208 - 179 trước Công nguyên) mà còn là nơi hội tụ ba hệ giá trị: Lịch sử - sinh thái - nhân văn đặc sắc, tạo nên những giá trị độc đáo hiếm có: Từ truyền thuyết về một thời kỳ dựng nước sơ khai đến những bằng chứng vật chất về một tòa thành độc đáo, cổ nhất Việt Nam và vùng Đông Nam Á hay cả câu chuyện tình bi ai của đôi trai gái và nỗi niềm day dứt không nguôi của bao bậc hiền minh khi suy tư về phép đối nhân xử thế giữa con người với con người, giữa quốc gia với với quốc gia.
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Công bố khẩn cấp tình trạng sạt lở đê hữu Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ
    Ngày 22/11, UBND Thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 6068/QĐ-UBND về việc công bố tình huống khẩn cấp các sạt lở trên các tuyến đê hữu Bùi, Bùi 2, Gò Khoăm, sạt lở bờ sông Bùi trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
  • Kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 tại Hà Nội với 7 môn thi sẽ diễn ra vào tháng 1/2025
    Theo kế hoạch, kỳ thi chọn học sinh giỏi thành phố Hà Nội sẽ được tổ chức vào ngày 18/01/2025; với 7 môn thi mỗi môn có thời gian làm bài 150 phút.
Đừng bỏ lỡ
Ma Văn Kháng vẫn "một mình một ngựa" đường văn
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO