Lưu Thiên Hương khóa facebook sau phát ngôn sốc vụ học sinh lớp 1 tử vong

Theo Thạch Anh/ báo Thanh Niên| 09/08/2019 08:11

Khi bàn luận về vụ học sinh lớp 1 tử vong do bị bỏ quên trên xe đưa đón, Lưu Thiên Hương trách bậc phụ huynh vì không quan tâm con. Điều đó khiến cô nhận những phản hồi gay gắt từ dư luận.

Lưu Thiên Hương khóa facebook sau phát ngôn sốc vụ học sinh lớp 1 tử vong
Phát ngôn bị chỉ trích của ca sĩ Lưu Thiên Hương.

Mới đây, thông tin một học sinh lớp 1Trường Gateway(Hà Nội) bị giáo viênbỏ quên trên xe đưa đón khiến bé tử vong nhận được sự quan tâm của dư luận.
Cụ thể, ông T., bác của nạn nhân cho biết sáng 6/8, cháu bé được xe của nhà trường đón tới lớp. Đến khoảng 17 giờ cùng ngày, gia đình nhận được điện thoại từ phía nhà trường thông báo đã để quên cháu L. trên xe, đến khi phát hiện thì bé đã tử vong.

Lập tức nhiều sao Việt như Xuân Lan, Phương Lê, Thảo Vân… lên tiếng bày tỏ thái độ bức xúc trước câu chuyện này. Một số nghệ sĩ phẫn nộ vì sự tắc trách, thiếu chuyên nghiệp của một ngôi trường 
quốc tế như Gateway.

Trong khi đó, nhạc sĩ Lưu Thiên Hương lại vướng nhiều tranh cãi khi quay sang đổ lỗi cho bậc phụ huynh.

Huấn luyện viên Giọng hát Việt nhí 2019 bày tỏ: “Cha mẹ bận mấy thì ít nhất cũng đưa con đi học lớp một đi, cái lý do mất con vì cho đi xe trường bị để quên do mình cả đấy. Bé xíu mà thả con đi xe chung, trường cũng sai nhưng cha mẹ sai hơn. Chọn cái trường gần nhà cho tiện đi, đua nhau quốc tế quốc teo xe đưa xe đón. Sáng đọc tin đau xót mà điên".

Lưu Thiên Hương khóa facebook sau phát ngôn sốc vụ học sinh lớp 1 tử vong - ảnh 1

Trước đó, nhiều nghệ sĩ Việt xót xa trước sự ra đi của học sinh lớp một. Ảnh: FBNV.

Dòng trạng thái của Lưu Thiên Hương được cộng đồng mạng chia sẻ rộng rãi. Nhiều người tỏ thái độ bức xúc trước quan điểm mà cô đưa ra. Họ cho rằng trong tình huống này, việc nhạc sĩ sinh năm 1977 chỉ trích phụ huynh của đứa trẻ là không đúng, nhất là khi cả hai vừa trải qua nỗi đau mất con.

“Chị ta nói như vậy có bao giờ nghĩ đến bố mẹ của đứa nhỏ xấu số khi nghe xong sẽ đau lòng như thế nào không? Nói thật vì mình không có điều kiện thôi, chứ có thì cũng sẽ cho con học trường song ngữ.

Ai mà không thương con, chỉ là mỗi người thương theo cách khác nhau. Thay vì chia sẻ với gia đình, lên án sự thiếu trách nhiệm của lái xe, giáo viên chủ nhiệm thì chị lại lên án cha mẹ của cháu", một cư dân mạng gay gắt. 

Tài khoản khác lên tiếng: “Nhạc sĩ mà ăn nói, tư duy có vấn đề vậy? Bố mẹ bé sai ở chỗ nào? Sai ở chỗ cho con đi học trường quốc tế, muốn con học hành ở một môi trường tốt à? Chuyện xảy ra ai cũng xót xa cho bé, thế mà chị lại có phát ngôn ra câu làm người ta bức xúc hơn".

“Tưởng người nổi tiếng phải hiểu biết nhiều hơn chứ. Nước ngoài trẻ em đi học mẫu giáo cũng đã có xe đưa đón rồi. Nói như chị thì bao giờ Việt Nam mới phát triển”, tài khoản khác bày tỏ quan điểm.

Đồng thời, nhiều cư dân mạng cho rằng Lưu Thiên Hương đang cố tình lợi dụng vụ việc để đưa ra những phát ngôn gây tranh cãi nhằm thu hút sự chú ý.

Điều đó khiến một bộ phận dư luận lên án gay gắt: “Dạo này nghệ sĩ chìm quá hay sao mà cứ lợi dụng một cách thiếu tình người thế?”. “Giờ nhân cách nghệ sĩ tầm thường thế nhỉ, kiểu đợi người ta sai tí là vào ngay”, tài khoản khác bình luận.
Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến lên tiếng bênh vực Lưu Thiên Hương trước ồn ào này. Về phía mình, nữ nhạc sĩ khóa trang cá nhân sau khi vướng phải làn sóng chỉ trích từ dư luận.

(0) Bình luận
  • Thiên anh hùng ca Điện Biên Phủ: Nguồn cảm hứng sáng tạo lớn của văn học nghệ thuật
    Chiến thắng Điện Biên Phủ “là một mốc son chói lọi bằng vàng của lịch sử”. Góp vào chiến công vang dội ấy không thể không nhắc đến các văn nghệ sĩ - những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa, tư tưởng. Nhìn lại thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh toàn dân này từ điểm nhìn 70 năm sau chiến thắng, có thể thấy rõ dấu ấn của văn học nghệ thuật viết về đề tài Điện Biên Phủ trải đều trên khắp các loại hình văn học nghệ thuật, từ văn chương cho đến âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, kiến trúc, điện ảnh…
  • Thơ viết về chiến thắng Điện Biên Phủ: Nối dài âm hưởng bản hợp xướng anh hùng ca
    Bảy mươi năm qua, thơ về sự kiện Đại thắng Điện Biên Phủ có nhiều bài, được công bố trên báo, tạp chí, sách liên tiếp vào các năm 1954, 1955, 1956… sau đó được in chụm vào những dịp kỷ niệm năm chẵn: 1964, 1974, 1984, 1994, 2004, 2014 và năm nay bảy mươi năm - 2024.
  • Tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá
    Giá trị VHNT Hà Nội - Huế - Thành phố Hồ Chí Minh là một bộ phận nền tảng quan trọng, mang ý nghĩa văn hóa, xã hội trong tiến trình phát triển của đất nước. Điều này được thể hiện rõ nét trên các lĩnh lực: văn học, văn nghệ dân gian, âm nhạc, mỹ thuật, nhiếp ảnh, sân khấu, điện ảnh, kiến trúc, múa. Nhìn lại chặng đường gần 50 năm kể từ ngày thống nhất đất nước của VHNT 3 thành phố, có thể thấy rõ những thành tựu và cả những mặt hạn chế tồn tại cần phải thay đổi để tiếp nối mạch nguồn, tạo sự bứt phá.
  • Nhà văn Đức Anh: “Viết văn hay viết phê bình đều cần phải có đầy năng lượng…”
    Nhà văn Đức Anh Kostroma (sinh năm 1993, tại Nga) từng “chào sân” với các tác phẩm ấn tượng như “Thiên thần mù sương”, “Tường lửa”, “Đảo bạo bệnh”. Hành trình sáng tạo đầy bản lĩnh của anh đã nhận được sự đánh giá cao của giới chuyên môn và ghi được dấu ấn mạnh mẽ trong lòng bạn đọc. Giải thưởng “Tác giả trẻ” năm 2023 của Hội Nhà văn Việt Nam đã gọi tên anh cùng với tiểu thuyết “Nhân sinh kép: Sống hai cuộc đời”, bởi đã dám dấn thân thể hiện thế giới quan của “người đi khai phá nét kiêu sa” trong cuộc sống.
  • Người lính và mùa xuân đất nước muôn đời
    Nguyễn Khoa Điềm là tác giả lớn của nền thơ Việt Nam hiện đại. Ông góp vào gia tài thơ ca Việt Nam nhiều tác phẩm xuất sắc, trong đó có bài “Đồng dao mùa xuân”. “Đồng dao mùa xuân” được sáng tác vào tháng 12/1994, in trong sách “Thơ Nguyễn Khoa Điềm - Tuyển tập 40 năm do tác giả chọn” (Nxb Văn học, Hà Nội, 2011). Tác phẩm gồm 9 khổ với 33 dòng thơ, theo thể 4 chữ với phong cách đồng dao. Bài thơ được xem là một trong những tác phẩm thành công trong việc khắc họa hình tượng người lính.
  • Văn học Việt Nam đương đại - những tác động và chuyển đổi tích cực
    Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn học và các loại hình nghệ thuật khác đang đối mặt với những thách thức của quá trình sáng tạo và tiếp nhận. Làm sao để công chúng Việt Nam không lãng quên văn hóa đọc, văn hóa thưởng thức và cảm thụ các bộ môn nghệ thuật như sân khấu, điện ảnh, múa, ca nhạc, hội họa… trước sự “bành trướng” của loại hình nghe nhìn, sự “cám dỗ” của điện thoại thông minh cùng các thiết bị điện tử và internet? Đối mặt với những thách thức ấy, các chủ thể sáng tạo đã nỗ lực như thế nào để
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lưu Thiên Hương khóa facebook sau phát ngôn sốc vụ học sinh lớp 1 tử vong
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO