Lúa thì con gái

Minh Tuấn| 26/07/2019 09:39

Xuân tàn nhường lối cho hạ sang, cũng là lúc lúa thì con gái. Cánh đồng thơm lựng. Làn gió lướt nhẹ trên tấm thảm lớn màu xanh mướt như trêu lá, trêu hoa. Con gió về làng cũng còn thơm mát, tầm này là lúc làng xã thơ thới bởi nông nhàn. Làng nào không có nghề phụ, không chịu cảnh nhàn tênh, nhiều người tiếc việc theo con đường thơm vắt qua đồng, sang làng khác có nghề phụ làm thuê kiếm tiền chợ.

Minh Tuấn

Xuân tàn nhường lối cho hạ sang, cũng là lúc lúa thì con gái. Cánh đồng thơm lựng. Làn gió lướt nhẹ trên tấm thảm lớn màu xanh mướt như trêu lá, trêu hoa. Con gió về làng cũng còn thơm mát, tầm này là lúc làng xã thơ thới bởi nông nhàn. Làng nào không có nghề phụ, không chịu cảnh nhàn tênh, nhiều người tiếc việc theo con đường thơm vắt qua đồng, sang làng khác có nghề phụ làm thuê kiếm tiền chợ. 

Mùa này đi thăm đồng là thích nhất, đầy ắp những đẹp, thơm và hi vọng. Từ nơi mình đứng đến xa tít làng xã khác cùng một màu lúa xanh cho đẹp và bình yên. Từ khi lúa làm đòng đã cho hương thơm này. Mà có thể thân lá kia cũng thơm nữa - đương thì mà. Thơm trong nắng, trong gió, thơm để muốn nhắm mắt lại hít thật sâu, rồi lại mở mắt ra nhìn cho đã xong cũng lại hít thật sâu hương thơm ấy. Trời cho nắng, lại cho gió để lúa làm đòng. Nghe sấm đầu mùa bữa mưa rào, cùng với lễ kì phúc làng dâng lễ thánh mọi sự hanh thông nên hi vọng chặng lúa con gái đến gặt cũng sẽ thuận.

Nắng mới làm hồng má con gái thì cũng là lúc cánh đồng lúa nhiều biến chuyển theo ngày, theo cơn gió, vạt nắng. Từng khóm lúa thân thẳng, hướng lên trời, nhìn mây nhởn nhơ, gió đùa giỡn. Lá lúa trôi theo sóng, sóng nhẹ lăn tăn, chứ không như khi lúa uốn câu. Đến khi hoa nở, tung phấn, hoa tìm nhau là cả 1 chặng thời gian. Có sấm, có mưa rào nhẹ lại có khi  đất trời bình yên lạ, đôi đàn chim không vội, bay theo hình chúng muốn về nơi nhiều hi vọng. 

Có ruộng lúa vừa tháo nước, nước đọng trên mặt ruộng trong veo, in hình trời mây. Có ruộng lại lấm tấm xanh bèo tấm từ đâu theo vào không biết?

Xưa, nhà nông thường thăm đồng để tính ngày vơ cỏ lúa. Phải vơ sao để cỏ không ăn lấn lúa, vơ để khi lúa trổ đòng, đọng sữa không bị chột. Những cây lồng mực thường bị nhổ đắp lên đầu bờ, có nhà thì đắp lên những mộ phần lác đác trên chân ruộng. Có nhà lại ra mương khỏa sạch đem về cho trâu, bò ăn đêm. Cỏ vơ xong đôi người còn lặng nhìn, nhẩm tính.

Xưa con gái trong làng giỏi tay cấy cũng phải giỏi vơ cỏ, nhìn phải phân biệt được cây lúa với cây lồng vực, không thì nhổ cả lúa đi ấy chứ. Cái giống cây này đến lạ, năm nào cũng vơ sạch phơi nắng, hay đem về cho trâu bò ăn mà đến mùa vẫn theo lúa ngoi lên. Có ruộng vơ sạch thì đỡ chứ không thì đến khi lúa trổ bông lại phải đem liềm đi cắt lần nữa. Nếu không sau này lồng vực lẫn vào lúa, gạo xay ra sạn ngấm ngầm, ăn rất khó chịu, bán lại bị mất giá.

Nay thì có thuốc trừ sâu, diệt cỏ, công đoạn vơ cỏ lúa không còn nặng nề, lồng vực không còn nhiều như xưa, nhưng cũng không phải đã hết. Vơ cỏ hay tát nước cũng được tính để so sánh độ nhàn của nghề canh nông xưa và nay.
Nắng thắm, cũng là lúc lúa làm đòng. Trẻ con xưa đi học qua cánh đồng thường tuốt đồng đòng ruộng bên đường, cắn một miếng đầu dưới, bóc hoa lúa non ăn. Ngọt thơm nhớ đến tận sau này. Rồi chỉ đôi cơn gió, vài bận nắng lúa sẽ trổ bông, tức là bông lúa thoát khỏi lá đòng, nở hoa, tung phấn, nhờ gió tìm nhau. Ruộng nọ nối ruộng kia, rõ hối hả, quấn quýt mà mắt thường chả nhìn thấy gì.

Con đường cái quan, đường bờ vùng, bờ thửa tràn ngập hương. Những rặng phi lao xanh om vi vu trong gió, chả biết lá cành có nghĩ điều gì không mà bao năm vẫn hát 1 điệu của riêng mình. Có cây sữa cổ thụ cao ngất, thân to mấy người ôm chỗ quán khiến cánh đồng bớt mông quạnh. Không phải là cây hoa sữa như ngoài thành phố, thơm hoa vào mùa thu mà cũng tên là sữa, nhưng thân cành khác hẳn, không nở hoa thơm. Bao đời nay phụ nữ trong làng sinh con, ai mà hiếm sữa nuôi con, hay sữa mẹ chưa về kịp, con khóc vì đói sữa  thì mẹ chồng hay người nhà thường quẩy đôi thùng gánh nước ra gốc cây này xin sữa về cho mẹ con nhà ấy. Chắc chắn là hiệu nghiệm sau lần xin làm phép này, nên truyền đời người trong làng vẫn làm thế cho đến tận ngày nay. Cây sữa rủ bóng xuống quán ngoài đồng, bữa nắng, bữa mệt người đi thăm đồng vẫn ngồi nghỉ dưới gốc, nói chuyện như pháo rang. Đôi người lại úp nón che mặt giời chói mắt ngủ một giấc trưa.

Nay bờ đồng đã khác, xe máy đi bon bon nên việc thăm đồng không còn mất ngày mất buổi như xưa, nhưng quán đồng và gốc sữa không phải vắng người. Là đồng sải cánh chim mỏi, quán tróc lở, in dấu thời gian, cây sữa lại đẹp nên khách xa tìm về chụp ảnh cũng khá đông. Những cô mặc áo dài, vấn khăn, quàng khăn lụa chụp ảnh rõ xinh. Con gái trong làng cũng rủ nhau ra chụp ảnh làm kỉ niệm. Gái mười sáu, mười bảy đánh tí son lên chụp đẹp như trong tranh cả.

Đồng thơm quá! Nên ai đi qua cũng phải hít thật sâu mùi thơm ấy như một sự tận hưởng thành quả lao động của mình và cũng là đón nhận món quà quý đất trời ban tặng.

Có nắng mà vẫn giòn tan vài tiếng sấm đầu mùa đâu đó vọng lại. Mưa gió bất kì, trăm sự còn phải trông đất trời. Lúa còn ngoài đồng thì vẫn còn âu lo. Nghề canh nông vốn thế. Mùa nào cũng cho cơm mới, mà áo mẹ, áo chị cứ bạc theo tháng năm. Bởi tính miệng ăn, tính sách học, hiếu hỉ lại giỗ chạp… cũng từ thóc thửa đồng gần, thửa đồng xa. Con trai đến tuổi dựng vợ, con gái đến tuổi gả chồng cũng phải nhìn vào lưng vốn thóc. Giời cho được mùa, dư ăn mới dám tính tiếp, chứ mất mùa chỉ dám tính qua giáp hạt, chả dám nghĩ xa...

Ngọn gió thơm từ đồng đưa lại, mấy thửa cấy sớm, lúa đã đọng sữa, đôi cụ già ngồi phơi nắng nhớ chuyện xưa. Đôi người gấp cất đi tấm áo dài vừa mặc hội làng. Thầm tính, giời cho được mùa này sẽ đánh đồng vàng làm dấn vốn. 

Trong hương lúa, chuyện cũ xưa, chuyện sớm nay và cả ngày mai tiếp nối, cho người, cho làng cùng thêm tuổi.

Mùa hạ thắm tươi đến, gió mải miết đưa hương lúa bay xa gần, bay lên cao vút đón nắng hạ, toan lo mấy cũng sẽ vợi, khi mùa về gọi những ấm no. 
(0) Bình luận
  • Trao giải 11 tác phẩm xuất sắc “Truyện ngắn Sông Hương 2024”
    Ban tổ chức đã trao giải 11 tác phẩm xuất sắc cho cuộc thi “Truyện ngắn Sông Hương 2024” do Tạp chí Sông Hương phát động.
  • Thiền đào
    Chàng vẫn âm thầm dõi theo những bài viết của nàng và không bỏ sót bất kỳ phóng sự nào về nàng. Đôi mắt nàng khi bảy tuổi hay của bây giờ vẫn vậy. Xoáy xiết, ám ảnh. Nhấn chàng xuống đỉnh vực. Vẫy vùng. Ngộp thở. Toàn thân không trọng lượng. Đôi vực sâu đồng tử đã xoáy chàng đến một nơi quen thuộc. Là dinh đào, khi ấy chàng đang ở tuổi mười ba.
  • Ăn Tết nay yêu Tết xưa
    Đợt rét ngọt đầu tiên của tháng Chạp đã luồn qua khe cửa, bà Ngân thoáng rùng mình khi trở dậy vào sáng sớm. Loẹt quẹt đi xuống bếp, rót đầy một cốc nước gừng nóng sực đã ủ sẵn trong bình, bà vừa xuýt xoa uống vừa nhẩm tính xem Tết năm nay nên sắm sửa những thức gì. Kỳ thực, quanh đi quẩn lại, năm nào bà cũng bày biện từng ấy món quen thuộc. Nhưng cái việc nôn nao nghĩ suy về cái Tết sắp đến mới ngọt ngào làm sao, nhất là khi năm nay gia đình bà có thêm cô con dâu mới.
  • Lễ phạt vạ
    Ba ngày nữa là đến giao thừa mà Cầm Bá Cường chưa thể về nhà. Đã vậy anh còn mắc vạ trưởng bản, phải chịu phạt. Ký túc xá giáo viên ở Mường Lôm giờ đây còn mỗi mình anh. Ôi chao là buồn! Cầm Bá Cường nhìn ra khoảng sân ký túc xá.
  • Họp lớp
    Tôi bước vào lớp, có lẽ tôi là người đến cuối cùng, bởi trong lớp đã kín gần hết chỗ ngồi, chỉ còn trống một chỗ ở cuối dãy bàn bên phải. Hơi ngượng vì đến muộn nên tôi ngần ngừ trước cửa mấy giây.
  • Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • “Người Hà Nội" đã để lại nhiều giá trị trong đời sống văn hóa của người dân Thủ đô và cả nước
    Đó là đánh giá của NSND Trần Quốc Chiêm – Chủ tịch Hội Liên hiệp VHNT Hà Nội tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội (8/5/1985 – 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (TP. Hà Nội).
  • Từ phim thị trường đến phim nghệ thuật: Đâu là hướng đi bền vững cho điện ảnh Việt?
    Những năm gần đây, điện ảnh Việt Nam chứng kiến sự bùng nổ của các bộ phim thương mại với doanh thu trăm tỷ, tạo nên những cơn sốt phòng vé. Tuy nhiên, bên cạnh những con số ấn tượng về doanh thu, chất lượng nghệ thuật của những bộ phim này vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Đồng thời, việc quá tập trung vào dòng phim giải trí cũng để lại một khoảng trống lớn cho các bộ phim về lịch sử, chiến tranh - những tác phẩm mang giá trị văn hóa và tinh thần dân tộc. Thực tế này đặt ra những thách thức cho điện ảnh Việt, đòi hỏi cần một chiến lược phát triển dài hạn, cân bằng giữa yếu tố thị trường và nghệ thuật để không chỉ phát triển bền vững mà còn khẳng định vị thế trên bản đồ điện ảnh thế giới.
  • Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh: “Dù ở đâu, người nghệ sĩ cũng có sứ mệnh lan tỏa giá trị nghệ thuật”
    Nguyên là Trưởng đoàn Văn công Phòng không Không quân, nay là Chủ tịch Hội nghệ sĩ Múa Hà Nội, Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh luôn đau đáu vì sự phát triển của nghệ thuật múa, không ngừng bồi đắp, lan tỏa năng lượng tích cực, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của quân và dân. Điềm tĩnh, dễ gần nhưng ẩn sâu trong con người nghệ sĩ, chiến sĩ ấy là một trái tim chất chứa tình yêu và niềm tin sắt son dành cho nghệ thuật, dành cho quân đội. Tạp chí Người Hà Nội đã có cuộc trò chuyện cùng Đại tá, NSND Nguyễn Ngọc Anh xung quanh những kỷ niệm trên con đường nghệ thuật và trăn trở với sự phát triển nghệ thuật múa của Thủ đô, của nước nhà.
  • [Video] Bản hòa âm Người Hà Nội
    40 năm là một hành trình mà tờ báo – tạp chí Người Hà Nội mang đậm bản sắc văn học nghệ thuật Thủ đô đã đi qua, và đang nỗ lực sáng tạo, không ngừng để định vị thương hiệu, hòa vào dòng chảy báo chí cách mạng Việt Nam bước tới kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. 40 năm qua, những giai điệu tự hào của Báo Người Hà Nội, nay là Tạp chí Người Hà Nội đã ngân vang, tạo niềm cảm hứng bất tận để các cán bộ, phóng viên, biên tập viên đồng lòng, chung sức xây dựng ngôi nhà mang tên Người Hà Nội giàu bản
  • [Podcast] Đền Kim Liên – Trấn Nam của kinh thành Thăng Long xưa
    Giữa trung tâm Thủ đô Hà Nội và nhịp sống đô thị nhộn nhịp hiện nay, có một nơi tưởng như tách biệt hẳn với không gian hiện đại: một cánh cổng tam quan cổ kính, rêu phong; một mái đền cong vút trong bóng cây; và một bầu không khí trầm mặc hiếm hoi còn sót lại trong lòng Hà Nội. Đó là Đền Kim Liên – một trong “Thăng Long tứ trấn”, trấn Nam thiêng liêng của kinh thành xưa. Đền Kim Liên ẩn mình sau một con phố sầm uất, nhưng lại chứa đựng một phần hồn cốt rất riêng của mảnh đất ngàn năm văn hiến.
  • Nhà báo Vương Minh Huệ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của Thủ đô rộng dài văn hiến”
    Trong niềm xúc động - tự hào, sáng 8/5, tại Lễ Kỷ niệm 40 năm Ngày thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì, nhà báo Vương Minh Huệ - Tổng Biên tập Tạp chí Người Hà Nội, chia sẻ: “Người Hà Nội vẫn kiên định mục tiêu giữ vững bản sắc văn học nghệ thuật của mảnh đất Hà Nội rộng dài văn hiến, góp phần không nhỏ trong việc khẳng định vai trò tiên phong của văn học nghệ thuật Thủ đô trong dòng chảy của văn học nghệ thuật nước nhà”.
  • Hà Nội: Thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045
    UBND TP Hà Nội ban hành Công văn số 1779/UBND-KT ngày 6/5 về việc thực hiện Quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn.
  • Trao Giải thưởng Phát triển văn hóa đọc lần thứ VII
    Ban tổ chức đã tôn vinh 20 tập thể, 15 cá nhân, trong đó, lực lượng CAND có 1 giải thưởng cho tập thể, 1 giải thưởng cho cá nhân.
  • PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường qua đời ở tuổi 84
    PGS.TS, nhạc sĩ Nguyễn Lân Cường – nguyên Phó Chủ tịch Thường trực Hội Âm nhạc Hà Nội, người sáng lập và chỉ huy Dàn hợp xướng Hanoi Harmony đã qua đời vào sáng 6/5 tại Bệnh viện Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội sau thời gian chống chọi với bệnh ung thư dạ dày. Ông hưởng thọ 84 tuổi.
  • Phim hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu: "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu"
    "Trạng Quỳnh thời nhí nhố: Truyền thuyết Kim Ngưu" là dự án hoạt hình 3D đầu tiên được công chiếu trên màn ảnh rộng Việt Nam từ ngày 30/5.
Lúa thì con gái
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO