Hiện ở nhiều chợ đầu mối hay tại các cửa hàng đô khô bày bán rất nhiều phụ gia , trong đó có nhiều sản phẩm được đóng gói thủ công, không nhãn mác, không hướng dẫn sử dụng.
Tại chợ Đồng Xuân (Hà Nội), hàng chục sản phẩm phụ gia thực phẩm được bày bán, từ những loại phụ gia phổ biến nhất như mỳ chính, đường hóa học, chất làm nhừ cho đến những phụ gia độc hại như bột diêm tiêu (hay còn gọi là bột săm pết)... Trong đó, bột diêm trắng giá 100.000 đồng/kg có thể sử dụng làm tươi thịt, giữ màu hồng, đỏ cho thịt, bảo sản phẩm lâu hơn. Còn bột diêm vàng với giá 60.000 đồng/kg để làm trắng sản phẩm, dùng sấy sản phẩm để đỡ mốc…
Các loại hóa chất, phụ gia thực phẩm bày bán trên phố Hàng Buồm, Hà Nội.
Nhiều chất phụ gia bán cho các chủ cơ sở chuyên làm bánh trung thu, thạch, nước cam; phẩm màu để quay thịt heo, vịt, làm thịt bò khô… được đóng trong can, chai lọ, bịch ni lông mà không
Chỉ cần bỏ ra 20.000 - 25.000 đồng là có thể mua được một gói phụ gia để làm ra hàng trăm lít rượu, nước cam, tương ớt...hề có bất cứ nhãn mác in ấn rõ ràng về nguồn gốc xuất xứ nào, ngoại trừ những dòng chữ viết tay nguệch ngoạc.
Được biết, Việt Nam hiện cho phép sử dụng 23 nhóm phụ gia thực phẩm, bao gồm 337 chất (bao gồm cả hương liệu). Song chỉ 5%-10% sản lượng được sản xuất tại Việt Nam, còn lại là nhập khẩu, trong đó có 30% phụ gia thực phẩm có nguồn gốc từ Trung Quốc .
Cua hoàng đế, tôm hùm rớt giá, sự thật tôm hùm Alaska 170 ngàn/kg
Hải sản nhập khẩu “sang chảnh” một thời hiện đang có giá “mềm” hơn trước. Đáng chú ý, giá cua hoàng đế (King Crab) đang giảm khá mạnh khoảng gần 25% so với tháng trước và chỉ còn 1,59 triệu đồng/kg. Vào tháng 8/2019, loại cua này có giá lên tới 2,1 triệu đồng/kg. Nguyên nhân giảm là do loại cua này đang vào mùa cao điểm đánh bắt.
Trong khi đó, tôm hùm đang bị rớt giá một nửa tại Phú Yên. Cụ thể, từ tháng 3 đến cuối tháng 8, giá tôm thương phẩm hạ xuống rất thấp. Giá tôm hùm xanh khi xuất bán còn khoảng 500.000-550.000 đồng/kg, giảm gần một nửa so với năm 2018.
Cũng liên quan đến tôm hùm, gần đây, thị trường hải sản rộ lên thông tin giá tôm hùm Alaska nhập khẩu về Việt Nam trung bình chỉ khoảng 170.000 đồng/kg, mức giá này còn thấp hơn giá tôm sú loại nhỏ trong nước rất nhiều. Tuy nhiên, trên thực tế, người dân tìm đỏ mắt không thấy nơi nào bán loại tôm này giá dưới 1 triệu/kg.
Bơ sáp khổng lồ nặng 1kg giá nửa triệu/kg vẫn "hút" khách
Bơ sáp thường được rao bán với mức giá 50.000 - 100.000 đồng/kg tại các sạp chợ, siêu thị. Nhưng gần đây, xuất hiện một bơ sáp khổng lồ Đài Loan lại có giá bán đắt gấp cả chục lần bơ Việt.
Bơ khổng lồ Đài Loan được xách tay về Việt Nam. |
Tại nhiều cửa hàng kinh doanh trái cây nhập khẩu ở Hà Nội, bơ Đài Loan được rao bán 400.000 - 500.00 đồng/ kg. Cá biệt, có những quả nặng 1,2-1,5kg, tính trung bình, giá mỗi quả lên tới 700.000 đồng.
Mặc dù có mức giá không hề rẻ, song bơ khổng lồ vẫn được nhiều khách Hà Nội ưa chuộng. Bởi so với hàng Việt thì bơ Đài Loan to và nặng hơn gấp 3 -4 lần. Quả có lớp vỏ xanh khá mướt, khi chín, quả sẽ mềm đều từ cuống đến thân, có mùi thơm nhẹ. Bên trong, ruột bơ màu vàng ươm, róc hạt. Bơ này có vị ngọt, khi ăn rất ngậy.
Củ sen ở Hàn Quốc quý như nhân sâm, Việt Nam giá rẻ mạt
Củ sen là loại nông sản có ở nhiều nước trên thế giới và được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Theo quan điểm y học Trung Quốc, củ sen là một biện pháp tốt nhất để thanh lọc chất độc trong cơ thể.
Củ sen là loại nông sản phổ biến tại Việt Nam |
Ở Nhật, chúng là thứ may mắn, dùng để chế biến món ăn cho ngày đầu năm. Ở Hàn Quốc, củ sen được ví như nhân sâm, dùng ngâm để uống tăng cường sức khỏe.
Còn ở nước ta, hiện loại củ này đang vào mùa, bán đầy chợ, với giá từ chỉ từ 50.000-80.000 đồng/kg và trở thành món ăn yêu thích của các bà nội trợ.
Nọc độc rắn hổ mang khô 400 triệu đồng/kg
Rắn hổ mang là loại rắn cực kỳ nguy hiểm bởi nọc độc của nó có thể gây chết người nếu không may bị cắn.
Dù rất độc nhưng nọc độc rắn hổ mang lại có tác dụng trong y học nên được thu mua với giá đắt hơn vàng. |
Dù có thể gây chết người nhưng y học lại dùng chúng để cứu người như chế tạo huyết thanh kháng nọc, chữa cho những người bị rắn cắn; làm các thuốc giảm đau, chống viêm trong thấp khớp, đau cơ, đau dây thần kinh... dưới dạng tiêm hay thuốc mỡ.
Ở Việt Nam có những làng chuyên nuôi các loại rắn hổ mang với số lượng lên tới vài trăm ngàn con. Theo đó, ngoài nuôi để lấy thịt rắn bán thương phẩm, trứng rắn thì còn để lấy nọc rắn bán.
Nọc độc rắn hổ mang từng được bán với giá 1 chỉ vàng/1cc (khoảng 100 lượng vàng/1lít nọc độc). Còn hiện nay, nọc được cô lại thành bột khô bán giá 400 triệu đồng/kg.
Người Việt đổ tiền mua ốc lạ để làm cảnh, giá 2-3 triệu/con
Đây là loại ốc mượn hồn hay còn gọi là cua ẩn sĩ, cua ký cư. Sở dĩ chúng có tên đặc biệt này là vì loài có một bụng không đối xứng đã chui vào vỏ ốc rỗng và mang theo vỏ này khi di chuyển.
Ốc mượn hồn có nhiều loại khác nhau, có cả loại trong nước và nhập khẩu. Và mỗi loại đều khác về màu sắc, càng, đốt chân, râu, mắt… nên sẽ mang vẻ đẹp khác nhau. Những con ốc mượn hồn có nguồn gốc ở nước ta giá bao giờ cũng rẻ hơn nhiều so với loại ốc nhập khẩu.
Có những con ốc mượn hồn nhập khẩu giá lên đến 2-3 triệu đồng vẫn được nhiều bạn trẻ đặt mua. |
Loại ốc trong nước giá có thể chỉ 5.000 đồng/con, hoặc vài chục đến vài trăm nghìn đồng một con. Còn các loài nhập khẩu giá có thể lên đến 2-3 triệu đồng/con vẫn có rất nhiều người mua.
Cốm tiến vua hiếm có được săn lùng
Cứ mỗi độ thu sang, cốm - thức quà quen thuộc được làm từ lúa nếp non - lại xuất hiện trên khắp ngả đường Hà Nội. Nhưng đặc biệt hơn cả phải kể đến cốm lá me làng Vòng, loại cốm tiến vua.
Cốm lá me làng Vòng là đặc sản tiến vua. |
Cốm lá me là những mầm nếp mỏng dính như thể lá me, bé tí bay ra trong khi sàng cốm sau đợt giã cuối. Loại cốm này mềm thơm, ngọt mát vị lúa nếp, từng hạt căng mọng đầy sữa, ngon nhất trong các loại cốm.
Do đây là cốm loại 1, ngon nhất trong các loại cốm lại hiếm nữa nên giá thành tương đối cao. Cốm lá me có giá dao động 270.000-300.000 đồng/kg, còn các loại cốm khác khoảng 170.000-200.000 đồng/kg. Và khách phải đặt trước, bởi cốm lá me lúc nào cũng trong tình trạng cháy hàng.