Linh thiêng Cột cờ Hà Nội trên đất Mũi Cà Mau

KTĐT| 01/12/2021 09:18

Sau 2 năm đi vào hoạt động, công trình Cột cờ Hà Nội do Đảng bộ và Nhân dân Thủ đô trao tặng cho Cà Mau đã phát huy những giá trị văn hóa chính trị lịch sử to lớn. Trở thành biểu tượng trường tồn của giang sơn gấm vóc liền một dải từ Bắc chí Nam.

Dấu ấn Tổ Quốc ở phương Nam

“…Từ độ mang gươm đi mở cõi

 Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long…”

Người Việt, hẳn ai cũng biết hai câu thơ trong bài "Nhớ Bắc" của thi tướng-Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Huỳnh Văn Nghệ. Câu thơ trên sẽ càng xúc động hơn, tự hào hơn khi ta đứng tại Cột cờ Lũng Cú, Cột cờ Hà Nội, hay Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau.

Còn nhớ trong buổi lễ khánh thành Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau ngày 10/12/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã xúc động nói: “Tổ quốc tôi như một con tàu/ Mũi thuyền ta đó - mũi Cà Mau”. Là điểm dừng chân cuối cùng của người Việt trong hành trình mở cõi, Cà Mau chất chứa trong lòng cả một di sản văn hóa sông nước, đậm chất bản địa.

Những lễ hội như lễ hội nghinh Ông, lễ vía bà Thiên hậu, lễ hội mừng năm mới Chol Chnam Thmay của người Khmer. Tất cả toát lên nét tín ngưỡng văn hóa đặc trưng, thể hiện sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc anh em Kinh, Hoa, Khmer. Đến với Cà Mau là đến với vùng đất ẩn chứa biết bao nhiêu giai thoại, câu chuyện hào hùng về những con người Đất Mũi, đã làm nên những chiến công oanh liệt, với những trang sử hào hùng và lưu dấu ấn di tích.

Đến với Cà Mau là đến với vùng đất ẩn chứa nhiều giai thoại, mẩu chuyện hào hùng về những con người đất Mũi, đã làm nên chiến công oanh liệt với những trang sử hào hùng và lưu dấu ấn di tích như Bến Vàm Lũng, điểm cuối của đường Hồ Chí Minh trên biển; Di tích Hòn đá bạc- Trung tâm chỉ huy kế hoạch phản gián CM12; Di tích đảo Hòn Khoai với cuộc khởi nghĩa của thầy giáo Phan Ngọc Hiển... Mỗi di tích đã chạm khắc tinh thần yêu nước của các thế hệ cha ông trong lịch sử đấu tranh gian khổ chống giặc ngoại xâm và chinh phục thiên nhiên.

Là nơi nhận chi viện chỉ đạo-vũ khí xa nhất của Trung ương và đồng bào Miền Bắc đối với đồng bào Miền Nam trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ. Mũi Cà Mau còn là điểm cuối của đường Hồ Chí Minh hôm nay, đánh dấu Tổ Quốc Việt Nam liền dãy không thể tách rời. Bác Tư-một cựu chiến binh hơn 70 tuổi ở ấp Cồn Mũi xã Đất Mũi tự hào nói. 

Còn ông Lanh, một cựu chiến binh nguyên từng tham gia bảo vệ Biên giới phía Bắc năm 1979 đã bật khóc khi đứng trên Cột Cờ. Mắt nhìn về phía biển, ông nói: “đời tớ, được đứng đây có chết cũng sướng. Thương mấy thằng cùng tiểu đội đã nằm xuống ở Vị Xuyên, không được ngắm Tổ Quốc hùng vĩ thế này”.

“Địa chỉ đỏ” của Cà Mau.

Nếu như Cực Bắc là cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), cực Tây là xã Apa Chải (Mường Nhé, Điện Biên), cực Đông là Mũi Đôi (Vạn Ninh, Khánh Hòa) thì cực Nam chính là cột mốc tọa độ Quốc gia GPS0001 (Đất Mũi, Cà Mau). Tại cực Nam, Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau như một cột mốc lịch sử nơi, đánh dấu mảnh đất thiêng liêng mà người dân Việt nào cũng muốn ghé qua dù chỉ một lần.

Nằm trong khuôn viên Khu Du lịch Quốc Gia Mũi Cà Mau, Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau cùng với các công trình mốc tọa độ Quốc Gia GPS0001, Đền thờ Lạc Long Quân và tượng Mẹ, công trình điểm cuối đường mòn Hồ Chí Minh trở thành một quần thể lịch sử, tâm linh của người Việt nơi cuối trời Nam. Nơi đây luôn được Cà Mau chọn làm nơi diễn ra những sự kiện kinh tế chính trị lớn của tỉnh. Hoạt động về nguồn, kết nạp đoàn viên mới, các hội thi…của tổ chức đoàn các cấp đều diễn ra liên tục tại đây.

“Nếu không có dịch Covid-19, thì trong “Ngày Tết Độc lập” 2/9/2021 vừa qua, tỉnh Cà Mau đã tổ chức kết nối cầu truyền hình Lễ Thượng cờ – Thống nhất non sông, giữa: Cột cờ Hà Nội đặt tại Mũi Cà Mau (nằm trong Khu du lịch Mũi Cà Mau) với các điểm cầu Cột cờ Hà Nội, Cột cờ Lũng Cú (Hà Giang), Cột cờ Hiền Lương (Quảng Trị)”, ông Lê Hiếu Hùng - Giám đốc Sở VHTT và DL tỉnh Cà Mau chia sẻ.

Ngày bầu cử Quốc hội và HĐND các cấp 23/5/2021, Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau trở hành điểm bỏ phiếu thuộc đơn vị bầu cử số 8, tổ bầu cử số 12 của xã Đất Mũi, là điểm bầu cử trên đất liền xa nhất của Việt Nam. Trong ngày hội toàn dân đó, nhiều cử tri của ấp Mũi xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển đã không kiềm được xúc động, khi lần đầu tiên tham dự một ngày bầu cử đặc biệt, mà điểm bỏ phiếu được đặt dưới chân Cột cờ Tổ quốc - Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau. Nơi lá cờ đỏ sao vàng thiêng liêng tung bay nơi “mũi tàu” của Tổ Quốc, ngạo nghễ hướng về biển Đông. Ngư dân sau những chuyến hải trình, thấy thấp thoáng cột cờ sừng sững từ xa, lòng xao xuyến nhận ra mình đã trở về tới đất mẹ thân yêu. Còn với du khách đến từ Hà Nội.

Công trình biểu tượng Cột cờ Hà Nội trị giá 150 tỷ đồng là món quà quí giá do Đảng bộ và nhân dân TP Hà Nội trao tặng Cà Mau. Được xây dựng tháng 1/2016, khánh thành ngày 10/12/2019 tại xã Đất Mũi huyện Ngọc Hiển tỉnh Cà Mau. Được thiết kế mô phỏng kiến trúc Cột cờ Hà Nội cổ xưa, xây kiên cố, hiện đại, có khả năng chống chịu gió bão và xâm thực của nước biển.

Tổng diện tích khuôn viên khoảng 1,6ha, đường trục chính dẫn vào Cột cờ dài khoảng 240m, rộng 14m. Cột cờ có hình dạng đế khối vuông (45m x 45m) diện tích 2.025m², chiều cao tính từ cos 0.000 của công trình đến đỉnh lầu bát giác là 45m. Phần bên trong khối đế Cột cờ là không gian đa năng và phần thân Cột cờ bố trí thang bộ để khách tham quan lên lầu bát giác. Trên lầu bát giác có 8 cửa sổ làm đài quan sát.

Công trình có công năng sử dụng đa năng, có khu vực phục vụ biểu diễn lễ hội, có thang dẫn lên kỳ đài phục vụ khách tham quan du lịch, có khu vực trưng bày hiện vật và tư liệu lịch sử. Cột cờ Hà Nội tại Mũi Cà Mau còn là bảo tàng thiên nhiên của Đất Mũi.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Những con phố Hà Nội rợp sắc hoa tháng 5
    Suốt 4 mùa, mỗi con đường, góc phố của Thủ đô đều được tô điểm bởi sắc hoa. Có những loài hoa đã trở thành nét đặc trưng tiêu biểu cho từng tháng, từng mùa. Nếu hoa sữa gắn liền với mùa thu, với cái rét đầu đông thì hoa ban sẽ gọi Xuân về. Nhưng có lẽ, khoảng thời gian phố phường Hà Nội rực rỡ nhất chính là mùa hè, là tháng 5 với muôn vàn sắc thắm…
  • Đẩy mạnh hợp tác về công tác bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa giữa TP Hà Nội và tỉnh Thiểm Tây
    Sáng ngày 20/5/2024, tại trụ sở Tỉnh ủy Thiểm Tây, Đoàn đại biểu cấp cao Thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc với lãnh đạo Tỉnh ủy Thiểm Tây - một trong “Bát đại cố đô” và là địa phương có lịch sử và truyền thống văn hóa lâu đời của Trung Quốc. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Phương Hồng Vệ, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Tây An. Cùng dự có các đồng chí đại diện các cơ quan của tỉnh quỷ Thiểm Tây và thành phố Tây An.
  • Bế mạc Liên hoan sân khấu toàn quốc dành cho thiếu niên, nhi đồng lần thứ nhất năm 2024
    Ban Tổ chức đã trao 7 giải thưởng cho các cá nhân xuất sắc; 25 Huy chương Vàng cá nhân, 37 Huy chương Bạc cá nhân; 4 Huy chương Vàng vở diễn, 3 Huy chương Bạc vở diễn.
  • Chiếc ghế mây của cha
    Những ngày mưa to gió lớn, không đi làm nương được, mẹ rủ đám con gái chúng tôi lấy ghế mây ra đầu hè ngồi khâu vá. Bà nội tôi đeo kính lão xỏ kim, bà cười móm mém theo những câu chuyện kể tếu táo của đám trẻ chúng tôi. Chiếc ghế mây phát ra âm thanh kin kít chịu đựng sức nặng cơ thể con người theo những điệu cười khúc khích.
  • Tính đặc thù trong thu hút nhà đầu tư chiến lược giúp Hà Nội vươn tầm
    Thu hút nhà đầu tư chiến lược để phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là mục tiêu xuyên suốt của Thành phố. Đặc biệt, Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có các Điều, Khoản thu hút nhà đầu tư chiến lược nhằm hiện thực hóa khát vọng phát triển Hà Nội.
  • Sôi nổi cuộc thi Đại sứ văn hoá đọc quận Tây Hồ
    Bác Hồ từng nói “Đọc sách là nguồn tri thức bất diệt của nhân loại và có giá trị trường tồn theo thời gian”. Nhằm thực hiện theo lời Bác để phát triển sâu rộng và nâng cao văn hóa đọc tại Việt Nam. Sáng 20/5, các trường Tiểu học, THCS trên địa bàn quận Tây Hồ tổ chức cuộc thi đại sứ văn hoá đọc 2024 với chủ đề “Phát huy hào khí Thăng Long - Hà Nội, xây dựng Thủ đô Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”.
  • Việt Nam đứng đầu danh sách lựa chọn du lịch của người Ấn Độ
    Trang livemint.com đã có bài viết khẳng định thị trường du lịch Ấn Độ đang diễn ra sôi động, đặc biệt tỷ lệ người Ấn Độ đi du lịch nước ngoài đã tăng đột biến thời gian gần đây, trong đó Việt Nam nổi lên như một điểm đến quốc tế được ưa chuộng.
  • Quận Thanh Xuân tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp cải cách hành chính năm 2024
    Nhằm cải thiện và nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (CCHC), chỉ số hài lòng (SIPAS), chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công (PAPI), UBND quận Thanh Xuân (TP. Hà Nội) tổ chức cuộc thi tìm kiếm ý tưởng, giải pháp CCHC quận Thanh Xuân năm 2024.
  • “Phá băng” quy định "chung chung" để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa
    Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Bộ VH-TT&DL chủ trì xây dựng, dự kiến được các đại biểu Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV diễn ra sắp tới. Việc sửa đổi Luật Di sản văn hóa được kỳ vọng sẽ “phá băng” các quy định chung chung của Luật hiện hành để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa của dân tộc.
  • Thăm di tích núi Bân- nơi từng an táng thân mẫu Bác Hồ ở Cố đô Huế
    Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh từng được an táng ở triền núi Bân (phường An Tây, TP Huế) từ năm 1901-1922 và hiện nay là Di tích lịch sử cấp tỉnh Thừa Thiên Huế.
Linh thiêng Cột cờ Hà Nội trên đất Mũi Cà Mau
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO