Sân khấu - Điện ảnh

Liên hoan phim Việt Nam 2023: Không xét giải cho phim remake

Hoa Quỳnh 17:35 17/07/2023

Cục Điện ảnh (Bộ VH-TT&DL) vừa ban hành thông báo số 1 về việc tổ chức Liên hoan Phim (LHP) Việt Nam lần thứ XXIII – năm 2023.

Theo thông báo của Cục Điện ảnh, LHP Việt Nam 2023 do Bộ VH-TT&DL phối hợp với UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức, diễn ra tại Thành phố Đà Lạt từ 21 đến 25/11/2023. Đây là sự kiện văn hóa nghệ thuật quốc gia được tổ chức định kỳ 2 năm/lần nhằm tôn vinh các tác phẩm điện ảnh và các nghệ sĩ trong hoạt động sáng tác điện ảnh. Năm nay, LHP phim là dịp Kỷ niệm 70 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh thành lập ngành Điện ảnh Việt Nam (1953-2023).

8.12.2022-1670461002931.jpg
“Thành phố ngàn hoa” – Đà Lạt lần đầu tiên được lựa chọn đăng cai tổ chức một kỳ LHP Việt Nam. (Ảnh: Văn Báu). 

Đối với “Thành phố ngàn hoa” – Đà Lạt, đây là lần đầu tiên địa phương được lựa chọn đăng cai tổ chức một kỳ LHP Việt Nam. Đặc biệt hơn, sự kiện điện ảnh lần này hướng tới kỷ niệm 130 năm Thành phố Đà Lạt hình thành và phát triển, từ đó mở ra cơ hội để quảng bá, giới thiệu văn hóa, con người và danh lam thắng cảnh tỉnh Lâm Đồng đến với đông đảo công chúng trong cả nước.

Ban tổ chức LHP Việt Nam 2023 cho biết, khẩu hiệu sự kiện lần này có tên gọi: “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn”. LHP Việt Nam 2023 nhằm tôn vinh các tác phẩm điện ảnh mang tính nhân văn, hướng thiện, giàu bản sắc văn hóa Việt Nam nhằm phát triển nghệ thuật và thị trường điện ảnh, tiến tới xây dựng thành công nền công nghiệp điện ảnh.

lhp.jpg
Phim Bố già của Trấn Thành đoạt giải Tác giả kịch bản xuất sắc tại LHP Việt Nam lần thứ XXII tại Thừa Thiên Huế. (Ảnh tư liệu).

LHP Việt Nam 2023 dành cho tất cả các bộ phim do các cơ sở điện ảnh Việt Nam sản xuất hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân nước ngoài sản xuất (phim truyện điện ảnh, phim tài liệu, phim khoa học, phim hoạt hình) có chất liệu phim kỹ thuật số. Đặc biệt, theo quy định của Cục Điện ảnh, phim làm lại (remake) từ kịch bản/phim nước ngoài có thể đăng ký tham dự các chương trình của LHP Việt Nam lần thứ XXIII.

“Trường hợp phim làm lại (remake) được tuyển chọn vào vòng dự thi được xét tặng các giải thưởng dành cho cá nhân về đạo diễn, diễn viên, quay phim, họa sĩ, âm thanh, âm nhạc (không xét trao/tặng giải thưởng dành cho phim và tác giả kịch bản)”, thông báo của Cục Điện ảnh nêu rõ.

phim-viet-hoa-bac-si-hanh.jpg
Bác sĩ hạnh phúc - phim Việt làm lại từ tác phẩm vừa ra mắt khán giả thời gian gần đây.

Như vậy, phim của các nhà sản xuất tại Việt Nam làm lại của nước ngoài chỉ được trao giải tại một số hạng cá nhân (trừ biên kịch/tác giả kịch bản) chứ không trao cho tác phẩm. Điều này sẽ khuyến khích các nghệ sĩ, nhà làm phim trong nước nỗ lực sáng tạo hơn nữa để làm ra các tác phẩm điện ảnh “nội” chất lượng, giàu giá trị nghệ thuật, mang bản sắc văn hóa Việt và đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khán giả.

Theo quy định của Ban tổ chức LHP Việt Nam 2023, phim truyện điện ảnh dự thi có thời lượng từ 70 phút trở lên; Phim tài liệu, phim khoa học và phim hoạt hình có thời lượng không quá 100 phút. Phim tham dự LHP Việt Nam 2023 phải được cấp Giấy phép phổ biến phim hoặc Giấy phép phân loại phim trong khoảng thời gian từ ngày 1/7/2021 đến ngày 25/8/2023; trường hợp đặc biệt do Trưởng Ban Chỉ đạo LHP xem xét, quyết định.

Ban tổ chức nhận hồ sơ đăng ký phim tham dự LHP Việt Nam 2023 đến hết ngày 5/9/2023, căn cứ dấu bưu điện (nếu gửi bằng đường bưu điện).

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khơi dậy giá trị di sản bị lãng quên từ quán Đạo giáo
    Trong hệ thống tín ngưỡng tôn giáo của người Việt, đình, chùa, đền, miếu từ lâu đã được nhận diện như những thiết chế tiêu biểu, in đậm dấu ấn trong tâm thức cộng đồng. Tuy nhiên, có một loại hình di tích tôn giáo từng giữ vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần dân tộc nhưng dần bị lãng quên: đó là quán Đạo giáo. Cuốn sách "Quán Đạo giáo với một số vấn đề lịch sử và tôn giáo ở Việt Nam" của TS. Nguyễn Thế Hùng (NXB Chính trị quốc gia Sự thật, 2025) là một chuyên khảo công phu nhằm lấp đầy khoảng trống
  • Phường Sơn Tây (mới) ngày đầu thực hiện tổ chức chính quyền 2 cấp: Vì Nhân dân phục vụ
    Từ ngày 1/7/2025, cùng với cả nước, phường Sơn Tây (thị xã Sơn Tây cũ - thành phố Hà Nội) thực hiện hoạt động chính quyền 2 cấp. Từ đầu giờ sáng nay, 1/7, toàn bộ cán bộ, công chức Phục vụ hành chính công phường Sơn Tây đã có mặt đầy đủ, đã bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Cửa Nam: Không để đứt gãy công việc khi vận hành chính quyền địa phương 2 cấp
    Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương, sáng 1/7, HĐND phường Cửa Nam (Thành phố Hà Nội) khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất để xem xét, quyết định công tác nhân sự và thực hiện các nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền. Đây là kỳ họp đặc biệt của phường Cửa Nam để hoàn thiện tổ chức bộ máy, vận hành chính quyền địa phương 2 cấp hiệu lực, hiệu quả góp phần xây dựng và phát triển Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại.
  • Ngày đầu tiên vận hành chính quyền 2 cấp tại phường Ba Đình diễn ra thông suốt
    Sáng 1/7, 126 xã, phường trên địa bàn Thành phố Hà Nội chính thức vận hành theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp được đánh giá diễn ra thuận lợi, người dân đánh giá cao tinh thần phục vụ chu đáo của đội ngũ cán bộ, công chức.
  • Kỳ họp thứ Nhất HĐND phường Phú Thượng: Nâng cao hiệu quả phục vụ nhân dân
    Sáng 1/7, HĐND phường Phú Thượng (Hà Nội) khóa I tổ chức kỳ họp thứ Nhất, nhiệm kỳ 2021-2026, thông qua nhiều nghị quyết quan trọng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Đừng bỏ lỡ
Liên hoan phim Việt Nam 2023: Không xét giải cho phim remake
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO