Sự kiện & Bình luận

Trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT: Tôn vinh các nghệ sỹ bằng những danh hiệu cao quý

Phan Anh 12:43 06/03/2024

Sáng ngày 6/3, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ VHTTDL phối hợp với các cơ quan liên quan đã long trọng tổ chức Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10. Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã đến dự và trao tặng danh hiệu NSND cho các nghệ sĩ.

nsnd-2-1709692139173891548428.jpg
Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng chụp ảnh lưu niệm cùng các nghệ sĩ (ảnh: báo Tổ quốc)

Sự kiện được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội nhằm tôn vinh các nghệ sĩ có tài năng nghệ thuật xuất sắc, có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật của dân tộc, qua đó thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước đối với các văn nghệ sĩ; góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 33-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 9 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Dự và chỉ đạo Lễ trao tặng có đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Bộ trưởng Bộ VHTTDL Nguyễn Văn Hùng và các đồng chí Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Theo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Lễ trao tặng danh hiệu Nghệ sỹ Nghệ sỹ Nhân dân, Nghệ sỹ Ưu tú không chỉ là sự kiện mang tính nghi thức, còn là trách nhiệm của ngành. Đây là sự tôn vinh các nghệ sỹ thông qua danh hiệu cao quý, từ đó thúc đẩy năng lực sáng tạo, khát vọng cống hiến của văn nghệ sỹ.

Đồng thời, sự kiện thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước với văn nghệ sỹ, góp phần thực hiện hiệu quả Nghị quyết 33-NQ/TW về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Chương trình nghệ thuật được dàn dựng mang màu sắc mới mẻ, đảm bảo tính chính trị, nghệ thuật, ý nghĩa, tôn vinh sự cống hiến của các nghệ sỹ.

Gần 400 cá nhân được phong tặng là những nghệ sĩ tài năng, thuộc nhiều lĩnh vực. Đó là những nghệ sĩ đã cống hiến và đóng góp nổi trội cho nền văn học nghệ thuật nước nhà, nhiều tên tuổi đã “nằm lòng” trong các thế hệ công chúng. Với họ, hạnh phúc là được phục vụ nhân dân.

Nghệ sĩ nhân dân cao tuổi nhất là NSND Hùng Minh - Diễn viên cải lương Thành phố Hồ Chí Minh, sinh năm 1930 (94 tuổi), NSND trẻ tuổi nhất là NSND Hoài Thu - Diễn viên Nhà hát Chèo Hà Nội, NSND Hồ Ngọc Trinh - Diễn viên Nhà hát Cải lương Long An, sinh năm 1984 (40 tuổi).

Nghệ sĩ ưu tú cao tuổi nhất đối với nam là NSƯT Nguyễn Quý Hải, Nhà hát Kịch nói Quân đội, sinh năm 1932 (92 tuổi); đối với nữ là NSƯT Lê Mai, Nhà hát Kịch Hà Nội sinh năm 1939 (85 tuổi). NSƯT trẻ tuổi nhất đối với nam là NSƯT Vũ Thanh Tuấn, Diễn viên Liên đoàn Xiếc Việt Nam sinh năm 1990 (34 tuổi); đối với nữ là NSƯT Phạm Khánh Ngọc, Diễn viên Nhà hát Giao hưởng Nhạc Vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh sinh năm 1988 (36 tuổi).

Công tác xét tặng danh hiệu "Nghệ sĩ nhân dân", "Nghệ sĩ ưu tú" đã góp phần động viên, khích lệ các nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ trẻ say mê trong sáng tạo, biểu diễn nghệ thuật, tạo ra nhiều chương trình, vở diễn, tiết mục có giá trị để phục vụ nhân dân./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Thơ ca giải phóng miền Nam: Một hình thái đặc thù trên tiến trình văn học 1954 - 1975
    Trong bức tranh toàn cảnh thơ ca giai đoạn 1954 - 1975 không thể không kể đến thơ ca giải phóng miền Nam, một bộ phận thơ ở tuyến đầu chống Mỹ ngụy, với một đội ngũ nhà thơ triệt để và đầy bản lĩnh trong quan niệm nghệ thuật: lấy thơ ca làm vũ khí chiến đấu “Thơ là súng là gươm” (Lê Anh Xuân). Có thể nói, đây là quan niệm chung chi phối cảm hứng và tư thế diễn ngôn của văn nghệ sĩ trong văn học giai đoạn chiến tranh và cách mạng.
  • Cuộc hành quân đặc biệt
    Tháng 4 mang theo sắc trắng tinh khôi của hoa loa kèn, gợi lên trong tôi bao ký ức không thể nào quên về người cha thân yêu nay đã đi xa. Vào những ngày đầu tháng 4 năm 1975, khi cả nước sục sôi khí thế tiến về giải phóng Sài Gòn, Xưởng phim truyện Việt Nam nhanh chóng cử các nghệ sĩ tinh nhuệ chia thành bốn nhóm gồm biên kịch, đạo diễn, quay phim, thu thanh tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh.
  • NXB Kim Đồng ra mắt loạt ấn phẩm đặc sắc dịp Ngày sách Việt Nam 2025
    Hướng tới Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ tư và kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu nhiều ấn phẩm mới dành cho thiếu nhi. Các tác phẩm không chỉ mang giá trị giáo dục sâu sắc mà còn truyền cảm hứng về khoa học, văn hóa và lòng yêu nước.
  • Khánh thành, đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế Huế
    Đại học Huế đưa vào sử dụng Nhà thư viện Trường Đại học Kinh tế (Đại học Huế) với diện tích xây dựng 999 m2 để phục vụ nhu cầu học tập và nghiên cứu của gần 10.000 sinh viên.
  • Đầu tư 18 tỷ đồng tổ chức Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế” ở Quảng trường Ngọ Môn
    Đại nhạc hội “Mega Booming - Huế 2025” sẽ diễn ra vào tối ngày 6/7 tại Quảng trường Ngọ Môn Huế (TP Huế) với kinh phí tổ chức lên đến 18 tỷ đồng từ nguồn xã hội hóa, bán vé và kỳ vọng trở thành điểm nhấn giải trí về đêm thu hút khách du lịch cho Cố đô Huế.
Đừng bỏ lỡ
Lễ trao tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 tại Nhà hát Lớn Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO