Sự kiện & Bình luận

Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023

Phan Anh 22/06/2024 08:06

Tối 21/6, Lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023 được tổ chức trọng thể tại Trung tâm triển lãm quốc tế ICE - Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô (91 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đây là sự kiện được tổ chức với không gian rộng lớn, quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

1718989115-trao-giai-a.jpg
Chủ tịch nước Tô Lâm và Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa trao giải A cho các tác giả, nhóm tác giả.

Giải Báo chí Quốc gia hàng năm là sự kiện lớn thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới cả nước, là giải thưởng cao quý nhất dành tặng cho các tác phẩm báo chí xuất sắc có đóng góp tích cực cho sự nghiệp báo chí nước nhà, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất hàng năm.

Đến dự buổi lễ có: Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Tô Lâm; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa.

Ông Trần Lưu Quang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Bà Nguyễn Thị Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông.

448794769_10160182813492081_8118959184737970939_n.jpg
Đồng chí Lê Quốc Minh phát biểu khai mạc

Phát biểu khai mạc lễ trao Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18, đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Tổng biên tập báo Nhân dân, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Giải Báo chí Quốc gia lần thứ 18 - khẳng định báo chí trong năm qua đã phản ánh những nỗ lực của Đảng, Nhà nước, người dân và doanh nghiệp nhằm thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và Chiến lược phát triển đất nước nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng; Công cuộc xây dựng, chỉnh đốn Đảng, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, đấu tranh với các quan điểm sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Báo chí đã phát hiện ra các mô hình phát triển nông nghiệp, nông sản, phát triển kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, đề cập tới những vấn đề, những điểm nghẽn của nền kinh tế như: đầu tư công, thu hút đầu tư nước ngoài, thị trường vàng, điện, xăng dầu, chứng khoán, bất động sản, tín dụng… Đã có nhiều tác phẩm báo chí phản ánh chân thực, bám sát thực tiễn, có tính thời sự cao, đi vào các điểm nóng của xã hội; nhiều tác phẩm được đầu tư công phu, nội dung có tính phát hiện vấn đề mới, phản biện các chủ trương, chính sách lớn của Đảng, Nhà nước; đề xuất nhiều giải pháp kiến tạo, cách làm hay có sức lan tỏa, ảnh hưởng trong xã hội. Người làm báo đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng và trách nhiệm xã hội cao cả, kỹ năng nghề nghiệp tinh thông, tạo được hiệu quả xã hội rộng khắp.

Tại Giải Báo chí Quốc gia năm thứ 18, số lượng tác phẩm dự Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII đạt mức cao nhất trong những năm gần đây với hơn 1.900 tác phẩm, qua đó cho thấy sức hút mạnh mẽ của Giải và sự quan tâm, hưởng ứng tích cực của các hội viên cùng các cấp Hội nhà báo trong cả nước.

abc-214610865.jpg
Các tác giả, nhóm tác giả nhận Giải B - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII.

Trong số 165 tác phẩm vào Chung khảo, Hội đồng đã thảo luận, thẩm định và bỏ phiếu lựa chọn được 10 giải A, 26 giải B, 45 giải C, 41 giải Khuyến khích để trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII.

Đặc biệt, có nhiều tác phẩm không chỉ ở các cơ quan báo chí trung ương mà các cơ quan báo chí địa phương đã ứng dụng công nghệ làm báo hiện đại, thu hút và tạo ra trải nghiệm mới, hấp dẫn công chúng báo chí.

Chúc mừng các tác giả đoạt giải và chúc mừng những thành tích của đội ngũ những người làm báo trong cả nước, đồng chí Lê Quốc Minh khẳng định: “Với truyền thống tốt đẹp của báo chí cách mạng, với bản lĩnh chính trị vững vàng và đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn cao, nhất định đội ngũ những người làm báo Việt Nam sẽ ngày càng phát triển, tiếp tục gặt hái những thành công mới”.

1.jpg
Các tác giả, nhóm tác giả nhận Giải C - Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII.

Phát biểu chỉ đạo, Chủ tịch nước Tô Lâm nhiệt liệt chúc mừng 122 tác giả, nhóm tác giả được trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - giải thưởng cao quý nhất của Hội Nhà báo dành tặng các tác phẩm báo chí, tôn vinh các tác giả, nhóm tác giả có tác phẩm xuất sắc nhất năm 2023.

Theo Chủ tịch nước, các tác phẩm đoạt Giải Báo chí Quốc gia lần thứ XVIII phản ánh bức tranh lao động sôi động của báo giới cả nước trong năm qua, đồng thời đại diện cho thành tựu to lớn của đội ngũ những người làm báo Việt Nam hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam.

Tại buổi lễ, các đại biểu đã trao giải cho các tác giả có các tác phẩm đạt giải. Đặc biệt, có 10 tác phẩm xuất sắc nhất đạt giải A giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII là 10 ngôi sao. 10 tác phẩm với những câu chuyện, những đề tài khác nhau, nhưng những mảnh ghép ấy cùng nhau hiện diện và kết nối với nhau để tạo nên một khát vọng chung, xây dựng nền báo chí Việt Nam thời đại mới luôn vẻ vang và rực rỡ, đóng góp tích cực cho sự nghiệp cách mạng chung.

Cụ thể, giải A thể loại Tin, bài phản ánh, phỏng vấn (Báo in) thuộc về tác phẩm: "Thu hút đầu tư nước ngoài: Bước ngoặt 35 năm và cơ hội lịch sử" của tác giả Lê Thị Thanh Hà (Nguyên Đức) – Chi hội Nhà báo Báo Đầu tư.

Giải A thể loại Xã luận, Bình luận, Chuyên luận (Báo in) được trao cho loạt 3 kỳ: "Nhận thức và giải quyết tốt các mối quan hệ lớn trong quá trình đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam" của tác giả Lê Hải – Chi hội Nhà báo Tạp chí Cộng sản.

Loạt 3 bài: "Công viên Địa chất Toàn cầu bị "xẻ thịt" của nhóm tác giả Bùi Thanh Hải, Nguyễn Thanh Sơn – Báo Nông thôn ngày nay, Liên chi hội Nhà báo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam được trao giải A thể loại Phóng sự, Phóng sự điều tra, Bút ký báo chí, Ghi chép (Báo in).

Ở thể loại Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, chuyên luận, tọa đàm, chuyên đề phát thanh tổng hợp (Phát thanh), giải A được trao cho tác phẩm: "Trở về" của nhóm tác giả Nguyễn Vũ Duy, Nguyễn Thị Thu Hòa, Nguyễn Phạm Huân, Nguyễn Quỳnh Hoa – Ban Thời sự, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

Thể loại Phóng sự, phóng sự điều tra, bút ký (Phát thanh), Ban Tổ chức trao giải A cho loạt 3 bài: "Vì sao tiền dành cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số 'bị nhốt' trong kho bạc?" của nhóm tác giả Trịnh Đình Thiệu (Đình Thiệu), Nguyễn Long Phi (Long Phi) – Cơ quan thường trú khu vực miền Trung, Liên chi hội Nhà báo Đài Tiếng nói Việt Nam.

Tác phẩm: "Nỗi đau của sông mẹ" của nhóm tác giả Nguyễn Anh Tuấn (Anh Tuấn), Chu Sỹ Thanh (Chu Thanh) – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam xuất sắc giành giải A thể loại Tin, phóng sự, ký sự (Truyền hình).

Thể loại Bình luận, giao lưu, tọa đàm (Truyền hình), giải A thuộc về tác phẩm: "Hiệp định Paris - Khát vọng hòa bình" của nhóm tác giả Nguyễn Thu Yến, Phan Thị Hoài, Đặng Thị Hải Bằng, Nguyễn Việt Anh, Nguyễn Đức Dân – Liên chi hội Nhà báo Đài Truyền hình Việt Nam.

Vinh danh giải A ở thể loại Phim tài liệu truyền hình là loạt 2 bài: "Hồ Chí Minh – Con đường phía trước" của nhóm tác giả Ngô Quang Thịnh, Vũ Quang Lãm, Phạm Ngọc Lan, Trương Ngọc Dũng, Vũ Nguyễn Thành Khôi – Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh.

Đối với thể loại Tin, bài phản ánh, phỏng vấn, bình luận, tọa đàm, giao lưu trực tuyến (Báo điện tử), loạt 5 bài: "Thảm họa khốc liệt từ thiên tai, sạt lở đất đá: Còn phá, còn đau!" của nhóm tác giả Võ Mạnh Hùng, Nguyễn Hoài Nam – Báo điện tử VietnamPlus, Liên chi hội Nhà báo Thông tấn xã Việt Nam.

Loạt 3 bài: "Đường đi của gỗ lậu qua xe chuyển phát nhanh" của nhóm tác giả Hoàng Văn Chiên, Đỗ Doãn Hoàng, Phạm Sỹ Công, Nguyễn Đức Minh – Báo điện tử Dân Việt, Liên chi hội Nhà báo Trung ương Hội Nông dân Việt Nam giành giải A thể loại Phóng sự, phóng sự điều tra, ký báo chí, ghi chép (Báo điện tử)./.

Bài liên quan
  • “Thời hoa lửa” của phóng viên chiến trường
    Những người làm báo thời chiến tranh - phóng viên chiến trường, phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, phải đứng trước lằn ranh sinh tử, thậm chí hy sinh để hoàn thành sứ mệnh của người chép sử trong lửa đạn.
(0) Bình luận
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • “Hiến kế” cho Hà Nội xây dựng mô hình quản trị đô thị trong kỷ nguyên mới
    Trên cơ sở phân tích lịch sử 70 năm hình thành và phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thành phố Hà Nội, TS. Đỗ Tất Cường (Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý khoa học) và TS. Ngô Thị Ngọc Anh (Phó Tổng Biên tập Tạp chí Kinh tế và Quản lý, Viện Kinh tế) - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, đã “hiến kế” cho Hà Nội một số định hướng phát triển của mô hình quản trị đô thị ở Thủ đô trong kỷ nguyên mới.
  • Nhiều hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử năm 2025
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ban hành Kế hoạch số 362/KH-UBND về tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước, Thủ đô trong năm 2025 trên địa bàn Thành phố.
  • Vinh danh các doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo đầu tư phối hợp cùng Công ty cổ phần Nghiên cứu Kinh doanh Việt Nam (Viet Research) tổ chức Lễ công bố Bảng xếp hạng Top 500 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam, Top 10 Doanh nghiệp tạo giá trị hàng đầu Việt Nam 2024, Top 500 Nhà tuyển dụng hàng đầu Việt Nam, Top 50 Nhà tuyển dụng ưa thích nhất 2024, Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024 trong các ngành kinh tế trọng điểm.
  • Sớm hoàn thiện Hồ sơ Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh đến năm 2035
    Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 549/TB-VPCP “Kết luận của Thường trực Chính phủ về Đề án phát triển hệ thống mạng lưới đường sắt đô thị tại Thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2035”.
  • Cơ hội tăng trưởng cho ngành rau, hoa, quả Việt Nam
    Ngày 12/12, tại Hà Nội đã diễn ra buổi họp báo giới thiệu Triển lãm quốc tế chuyên ngành Công nghệ sản xuất và Chế biến rau, hoa, quả lần thứ 7 (HortEx Vietnam 2025).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Lễ trao Giải Báo chí quốc gia lần thứ XVIII - năm 2023
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO