Lệ Mật - dấu tích làng trong phố

HNM| 06/10/2021 07:19

Làng Lệ Mật (phường Việt Hưng, quận Long Biên) là ngôi làng cổ của Thăng Long - Hà Nội, được coi là quê hương của cư dân vùng “Thập Tam trại”.

Ngày nay, những dấu tích của ngôi làng xưa vẫn hiện hữu trong lòng đô thị hiện đại nhờ những công trình kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng hay nếp sinh hoạt truyền thống được người dân giữ gìn. Nhắc đến Lệ Mật, người ta còn nhớ đến nghề bắt và nuôi rắn đã tồn tại hàng trăm năm cùng những nhà hàng chuyên các món về rắn độc nhất vô nhị ở Hà Nội...
Lệ Mật - dấu tích làng trong phố
Múa Giảo long - nghi thức không thể thiếu trong Lễ hội làng Lệ Mật.

Từ Trù Mật đến “Thập Tam trại”

Theo sử liệu, làng Lệ Mật nằm bên dòng sông Hồng và sông Đuống, được hình thành từ khoảng thế kỷ XI. Ban đầu, làng có tên là Trù Mật, bởi nơi đây là một vùng đất trù phú, giàu đẹp. Sau vì tên húy của chúa Trịnh Cương (1686 - 1729) nên đổi thành Lệ Mật.

Sách “Lịch triều hiến chương loại chí” của Phan Huy Chú ghi lại câu chuyện chàng trai Hoàng Quý Công tìm được xác công chúa con vua Lý Thái Tông (1028 - 1054) trong một lần đi dạo bằng thuyền bị rơi xuống sông Thiên Đức. Được vua ban thưởng hậu hĩnh nhưng Hoàng Quý Công chỉ xin được dẫn người dân nghèo của làng Lệ Mật đi khai hoang lập ấp ở vùng đất phía Tây kinh thành Thăng Long, hình thành nên vùng Thập Tam trại (gồm 13 trại, nay là một số phường thuộc địa bàn quận Ba Đình và phường Hào Nam thuộc quận Đống Đa). Sau đó, Hoàng Quý Công trở về quê cũ, cùng người dân phát triển làng xóm trở thành vùng đất trù phú nên được gọi là Trù Mật. Khi Hoàng Quý Công mất, dân làng suy tôn ông là Thành hoàng làng, còn dân vùng Thập Tam trại lập nhiều đền, miếu thờ ngài...

Hằng năm, lễ hội làng Lệ Mật diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng Ba (âm lịch). Vào ngày chính hội (23 tháng Ba), dân “kinh quán” (con cháu đi khai hoang bên kinh đô) lại về hội ngộ người “cựu quán” (con cháu trong làng) và cùng ôn lại lịch sử truyền thống của cha ông, đồng thời dâng lễ vật, bày tỏ sự biết ơn đối với Thành hoàng làng. 

Cho đến nay, người dân Lệ Mật vẫn bảo tồn, gìn giữ 3 nghi lễ đặc trưng của lễ hội làng Lệ Mật, gồm điệu múa dân vũ “Diệt giảo long” tái hiện cuộc chiến đấu trên sông giữa Hoàng Quý Công với thủy quái; lễ Đả ngư trên giếng Thiên Hồ Lệ để bắt cá dâng Thánh và lễ rước của người dân Thập Tam trại. Đặc biệt, khi các trại về dự lễ hội, không thể thiếu lễ vật dâng Thánh là những mâm cá tươi được đánh bắt từ hồ Tây, mỗi con đều đóng dấu triện đỏ trên mình. Ngoài ra, trong lễ hội còn có phần thi nấu những đặc sản chỉ có ở Lệ Mật như “Tam xà đại hội” (cỗ 3 loài rắn), “Ngũ hổ chầu lâm” (cỗ 5 con ếch) và “Lý ngư vọng nguyệt” (cỗ cá chép)...

Dấu xưa làng cổ

Ngày nay, mặc dù không tránh khỏi quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng nhưng những dấu tích về ngôi làng cổ Lệ Mật vẫn còn hiển hiện. Đó chính là sự giao thoa giữa quá khứ với hiện tại, giữa làng và phố, tạo nên hình thái kiến trúc đô thị độc đáo của Hà Nội.

Dấu tích làng trong phố điển hình ở Lệ Mật là quần thể kiến trúc đình - chùa - miếu cùng ao đình, cây đa, cổng làng... vẫn còn nguyên vẹn trong lòng Khu đô thị Việt Hưng hiện đại. Theo ông Nguyễn Đức Chung, Phó Trưởng Ban quản lý Cụm di tích đình - chùa Lệ Mật, trước kia, đình nằm ở vị trí khác. Đến thế kỷ XVIII, đình được di dời về vị trí hiện tại nhưng vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi đình cổ được khởi dựng cách đây 4 thế kỷ theo kiểu “nội công ngoại quốc”, gồm 7 gian 2 dĩ. “Đình Lệ Mật hiện còn lưu giữ nhiều di vật cổ, trong đó có 14 đạo sắc phong đã được thành phố Hà Nội công nhận là Tài liệu lưu trữ quý hiếm”, ông Chung chia sẻ.

Cùng với đình Lệ Mật, công tác bảo tồn, phát huy giá trị chùa Lệ Mật, miếu thờ công chúa, ao đình, giếng Thiên Hồ Lệ, tam quan... được quận Long Biên đặc biệt quan tâm. Đây không chỉ là cụm di tích cấp quốc gia mà còn là điểm sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng quan trọng của làng Lệ Mật và nhân dân vùng Thập Tam trại. Bên cạnh việc gìn giữ những phong tục truyền thống, người dân còn có ý thức bảo tồn nghề nuôi, bắt rắn của cha ông, từ đó vươn lên làm giàu và tạo nét đặc trưng riêng cho làng Lệ Mật. Năm 2019, nghề nuôi bắt rắn Lệ Mật được kênh truyền hình CNN giới thiệu tới bạn bè quốc tế. 

Thời gian qua, quận Long Biên đã xây dựng Đề án “Phát triển làng nghề truyền thống nuôi rắn Lệ Mật gắn với dịch vụ, du lịch trên địa bàn quận giai đoạn 2016 - 2020” nhằm thu hút khách du lịch đến với làng Lệ Mật, tăng nguồn sinh kế cho người dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Việc phát triển du lịch tại Lệ Mật cũng là cách đầu tư trở lại để bảo tồn và phát huy các giá trị của làng cổ một cách bài bản, sáng tạo.

(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Lệ Mật - dấu tích làng trong phố
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO