Đời sống văn hóa

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024

Nguyễn Lâm 19/09/2024 06:29

Lễ hội mùa thu Côn Sơn-Kiếp Bạc góp phần khẳng định giá trị toàn vẹn, to lớn, toàn cầu của quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc của 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang trong hồ sơ trình UNESCO vinh danh là di sản thế giới.

img_4397-1-.jpg
Chương trình nghệ thuật tại Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Tối 18.9 (16.8 âm lịch), Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Hải Dương đã tổ chức trọng thể Lễ tưởng niệm 724 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024.

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu cho biết, Hải Dương là vùng đất có bề dày truyền thống lịch sử, văn hóa, từ lâu nổi tiếng là vùng đất địa linh, nhân kiệt. Di tích Quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc là tâm điểm của vùng đất thiêng “Chí Linh bát cổ”. Nơi đây có hình thế hiểm yếu về quân sự, đắc địa về phong thủy.

Vào thời Trần, Trần Hưng Đạo đã lập đại bản doanh Vạn Kiếp, cùng vua tôi Nhà Trần tổ chức hội quân với ý chí quyết chiến, quyết thắng đập tan ý đồ bành trướng của đế quốc Nguyên Mông xâm lược.

Tên tuổi của Trần Hưng Đạo gắn liền với những chiến công hiển hách ở Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, Bạch Đằng Giang… và mãi là niềm tự hào của dân tộc. Không chỉ được biết đến là một nhà thiên tài quân sự, Trần Hưng Đạo còn soạn 2 bộ sách “Binh Thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư” để dạy các tướng lĩnh đương thời cầm quân đánh giặc.

Dưới trướng của Trần Hưng Đạo quy tụ được nhiều tướng tài phò vua giúp nước, trong đó có những anh hùng như: Trương Hán Siêu, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Chế Nghĩa, Yết Kiêu, Dã Tượng… Với công lao to lớn đó, Trần Hưng Đạo đã được các vua Trần phong tước vị Hưng Đạo Đại Vương và lập đền thờ khi ngài còn sống tại Vạn Kiếp gọi là “Sinh từ”. Thượng Hoàng Trần Thánh Tông đích thân soạn văn bia ca ngợi công đức của Hưng Đạo Đại Vương, gọi là “Sinh bi”.

Ngày 20 tháng 8 năm Hưng Long thứ 8 (1300), trái tim người anh hùng dân tộc ngừng đập tại tư gia Vạn Kiếp. Sau khi mất, triều đình tiến phong ông là Tổng Quốc chính Thái Sư Thượng phụ, Thượng Quốc công, Bình Bắc Đại Nguyên soái, Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương. Trong tâm thức dân gian, nhân dân tôn phong ông là Đức Thánh Trần, Cửu Thiên Vũ Đế - Thần chủ Đạo Nội. Tri ân công lao to lớn của Ngài với non sông, đất nước, triều đình và nhân dân Đại Việt lập đền thờ tưởng niệm trên nền Phủ đệ Vạn Kiếp (Kiếp Bạc, Chí Linh, Hải Dương), để cháu con muôn đời tế độ, thành kính phụng thờ.

Vạn Kiếp là vùng địa quân sự, địa văn hóa, địa kinh tế của Chí Linh, của Hải Dương và cả nước. Với vị thế chiến lược “tiền công, hậu thủ vững chắc”, bằng nhãn quan thiên tài của mình, sau cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông Nguyên lần thứ nhất (năm 1258), Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã chọn Vạn Kiếp để tập trung binh lực xây dựng quân doanh, đưa Vạn Kiếp trở thành trung tâm chỉ huy của phòng tuyến quân sự vùng Đông Bắc, kéo dài từ biên giới Lạng Sơn ra Biển Đông, tạo thế trận đánh giặc Mông Nguyên lần thứ hai (năm 1285) và lần thứ ba (năm 1288).

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc là dịp quảng bá tiềm năng, thế mạnh và các sản phẩm đặc trưng của Hải Dương tới nhân dân, du khách thập phương; đồng thời, góp phần khẳng định giá trị toàn vẹn, to lớn, toàn cầu của quần thể di tích và danh thắng Yên Tử-Vĩnh Nghiêm-Côn Sơn, Kiếp Bạc của 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang trong hồ sơ trình UNESCO vinh danh là di sản thế giới.

Ngay sau diễn văn tưởng niệm, các đại biểu, nhân dân, du khách đã nghe tuyên đọc văn tế Đức Thánh Trần và thành kính dâng hương tưởng niệm 724 năm Ngày mất Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm 2024 diễn ra từ ngày 12-22/9 (ngày 10-20/8 Âm lịch) tại 2 khu di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc, với nhiều nghi lễ truyền thống: Lễ dâng hương; lễ tế cáo yết; lễ rước bộ; lễ Tế và giỗ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn; Lễ Khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc; lễ cầu an và hội hoa đăng; Liên hoan diễn xướng hầu Thánh; trình diễn nghệ thuật múa rối nước; các hoạt động văn nghệ; Tuần Văn hóa, du lịch và xúc tiến thương mại...

Do ảnh hưởng của mưa lũ nên trong lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc năm nay không có diễn xướng hội quân trên sông Lục Đầu.

Lễ hội quân trên sông Lục Đầu là một hoạt động đặc trưng của Lễ hội mùa Thu Côn Sơn-Kiếp Bạc hằng năm. Nghi lễ tái hiện lại cuộc hội quân và duyệt binh của tướng lĩnh thời Trần biểu dương lực lượng chuẩn bị kháng chiến chống giặc Nguyên-Mông, gợi nhớ hào khí Đông A một thuở và nhắc nhở thế hệ hôm nay về những chiến công hiển hách của quân dân Nhà Trần gắn liền với công lao của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Cũng trong buổi tối hôm nay, sau lễ tưởng niệm và khai hội diễn ra Lễ khai ấn đền Kiếp Bạc. Đây là nghi lễ cổ truyền ở đền Kiếp Bạc. Theo lệ xưa, cứ vào trước ngày đại kỵ của Đức Thánh Trần, chính quyền sở tại cùng các cụ thủ tử làm lễ đóng ấn vào một tấm lụa màu vàng rồi làm lễ xin phép Ngài, sau đó đem phát cho nhân dân và khách thập phương.

Hiện nay, trong đền còn lưu giữ 4 ấn tín bằng đồng của Đức Thánh gồm Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn, Quốc Pháp Đại Vương, Vạn Dược Linh Phù, Phi thiên thần kiếm phù. Nghi lễ khai ấn đền Kiếp Bạc hiện được tổ chức thường niên trong kỳ lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc, đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân và du khách thập phương./.

Bài liên quan
  • Rộn ràng Đêm hội Trăng rằm tại quận Tây Hồ
    Tối 15/9, UBND quận Tây Hồ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Đêm hội Trăng rằm" và xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa năm 2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tôi “phải lòng” hội họa như cách tôi từng say mê văn chương
    Tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu tình cờ đến với hội họa từ năm 2016. Chọn dòng tranh lụa kén người vẽ, chị đã nhanh chóng thể hiện tài năng sử dụng cọ và màu không thua kém tài năng ngôn ngữ. Với chị, điểm chung trong các sáng tạo nghệ thuật của mình là chất thơ và tính nữ. Xoay quanh góc nhìn “viết hay vẽ cũng chỉ là phương tiện nghệ thuật để người nghệ sĩ tỏ bày với thế giới, về thế giới”, tiến sĩ văn học Nguyễn Thị Thanh Lưu đã dành cho tạp chí Người Hà Nội một cuộc trò chuyện thú vị.
  • Bài 2: Hà Nội phát huy truyền thống lịch sử, xứng danh Thủ đô anh hùng, ngàn năm văn hiến
    Ngay sau khi tiếp quản Thủ đô (10/10/1954), Đảng bộ và chính quyền Hà Nội đã lãnh đạo Nhân dân khẩn trương khôi phục những cơ sở bị chiến tranh tàn phá, ổn định tình hình, từng bước vượt qua khó khăn, tổ chức lại sản xuất, bảo đảm đời sống Nhân dân, xây dựng cơ sở vật chất ban đầu của chủ nghĩa xã hội.
  • Góc nhìn lịch sử mới mẻ, lãng mạn và hào hoa
    Sau gần 3 tháng phát động, Cuộc thi Sáng tác tranh cổ động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) đã khép lại với Lễ trao giải thưởng và khai mạc triển lãm được tổ chức tại Nhà triển lãm 45 Tràng Tiền, Hà Nội (từ 10/8 đến 31/8). Những tác phẩm được giới thiệu tại triển lãm góp phần tuyên truyền đậm nét về mốc son và ý nghĩa của Ngày Giải phóng Thủ đô, đồng thời mang đến những góc nhìn mới mẻ về lịch sử hào hùng của Thành phố nghìn năm văn hiến.
  • 4 món Việt lọt top 100 món ăn ngon nhất thế giới với gừng
    Phở, chè trôi nước, gà luộc và lẩu gà đen lọt danh sách 100 món ngon nhất thế giới với gừng do chuyên trang ẩm thực Taste Atlas công bố vào ngày 17/9 vừa qua.
  • MV “Đàn ông không cần khóc” của ca sĩ Tùng Dương chạm đến cảm xúc khán giả
    Sau bài hát Cánh chim Phượng Hoàng tôn vinh hình tượng người phụ nữ, bài hát ''Đàn ông không cần khóc'' là góc nhìn của một nhạc sĩ trẻ về những phẩm chất đặc trưng của người đàn ông trong cuộc đời.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO