Đời sống văn hóa

Rộn ràng Đêm hội Trăng rằm tại quận Tây Hồ

Thu Trang 16/09/2024 06:40

Tối 15/9, UBND quận Tây Hồ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức “Đêm hội Trăng rằm" và xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa năm 2024 tại Không gian văn hóa sáng tạo Tây Hồ.

Tết Trung thu là một trong những lễ hội có ý nghĩa nhất trong năm được trẻ em trên cả nước háo hức chờ đợi. Trong phong tục dân gian truyền thống, Trung thu không chỉ là ngày tết của trẻ thơ mà còn là dịp để các thành viên trong gia đình đoàn tụ, sum vầy bên nhau.

th8.jpg
Đông đảo người dân và trẻ em trên địa bàn quận Tây Hồ đến thưởng thức và chung vui phá cỗ đêm hội trăng rằm.

Đây cũng là dịp mà Đảng và Nhà nước, các tổ chức đoàn thể thể hiện sự quan tâm đến trẻ em, những chủ nhân tương lai của đất nước. Với sự quan tâm của các cấp, các ngành, ngày tết trung thu ngày càng được tổ chức chu đáo, đem đến cho trẻ em nhiều niềm vui, tiếng cười, giúp các em thêm hiểu, thêm yêu ý nghĩa của ngày tết Đoàn viên và từ đó cùng gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc.

th1.jpg
Chủ tịch UBND Quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến phát biểu khai mạc.

Phát biểu tại sự kiện, Chủ tịch UBND Quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết: Với phương châm “Tất cả thiếu nhi trên địa bàn quận đều được vui Tết Trung thu”; năm nay, các phòng, ngành, đoàn thể từ quận đến phường đã có nhiều việc làm thiết thực, quan tâm chăm lo cho thiếu nhi được vui chơi và được hưởng Tết Trung thu vui tươi, ấm áp tình thương yêu.

th5.jpg
Trưởng Ban Tuyên giáo Quận uỷ Tây Hồ Trần Thị Thu Hường trao quà cho các em thiếu nhi.

Theo ông Nguyễn Đình Khuyến, hoạt động này càng có ý nghĩa khi cơn bão số 3 vừa đi qua Thủ đô Hà Nội, gây ra những thiệt hại to lớn cho nhân dân Thủ đô và quận Tây Hồ. Trong đó, nhiều em nhỏ đã buộc phải sơ tán, nghỉ học để bảo đảm an toàn trước thiên tai, bão lũ.

th10.jpg
Các em tham gia trải nghiệm vẽ mặt nạ.

Để động viên các gia đình và đặc biệt là các cháu thiếu niên, nhi đồng vượt qua khó khăn, sớm ổn định cuộc sống sau mưa bão, những ngày qua, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội quận Tây Hồ đã tổ chức tặng quà Trung thu cho trẻ em, đặc biệt là tại các điểm sơ tán tránh bão lụt; các cháu thuộc diện hộ cận nghèo, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; tổ chức rước đèn Trung thu, chương trình văn nghệ dành cho thiếu nhi… thu hút đông đảo thiếu niên, nhi đồng tham gia.

Ông Nguyễn Đình Khuyến cũng cho biết, để chung tay hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp thúc đẩy sản xuất, kinh doanh sau những thiệt hại do bão số 3 gây ra, Thủ tướng Chính phủ đã kêu gọi người dân, tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan, địa phương không bị thiệt hại hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, địa phương bị thiệt hại, ảnh hưởng bởi bão số 3, trên tinh thần “có ít giúp ít, có nhiều giúp nhiều; “có của giúp của, có công giúp công”, “tương thân, tương ái”…

th4.jpg
Lãnh đạo quận Tây Hồ trao tặng quà trung thu cho 40 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.

Tại đêm hội đã trưng bày bức tranh Trung thu khổng lồ “Sắc màu Trung thu” dành tặng thiếu nhi quận Tây Hồ và Thủ đô. 140 bức tranh của thiếu nhi cũng được trưng bày tại phố đi bộ Trịnh Công Sơn và Cầu nghệ thuật ngoài trời của Không gian văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ.

th6.jpg
Các đội đạt giải tại cuộc thi ảnh Kết nối yêu thương.

Trong khuôn khổ Đêm hội, UBND quận Tây Hồ đã trao quà Trung thu cho 40 em thiếu nhi hoàn cảnh khó khăn, có thành tích học tập xuất sắc; hội thi bày cỗ Trung thu của 8 phường trên địa bàn quận; trao giải cuộc thi vẽ tranh “Sắc màu Trung thu”, cuộc thi ảnh “Kết nối yêu thương”…

th11.jpg
Mâm cỗ của phường Quảng An tham gia cuộc thi “Bày cỗ Trung thu”.

Chương trình được tổ chức từ ngày 14-17/9/2024 tại Không gian Văn hóa sáng tạo Tây Hồ, phố đi bộ Trịnh Công Sơn, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ hứa hẹn còn nhiều điều hấp dẫn đến hết đêm hội trăng rằm./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Sen quán
    Loay hoay mãi chị mới cởi nổi bộ khuy áo. Cái áo cánh nâu bà ngoại để lại. May sao áo của bà không chỉ vừa mà như muốn vẽ lại những đường cong đẹp nhất của chị. Chị là người Hà Nội. Mẹ không biết cụ tổ đến Hà Nội từ bao giờ mà chỉ biết và kể chuyện từ đời ông bà ngoại. Rằng ông ngoại từng là nhà buôn vải lụa còn bà là ca nương ca trù nổi tiếng ở đất kinh kỳ.
  • [Video] Chùa Thầy - Di sản văn hóa xứ Đoài tỏa sáng cùng Thủ đô ngàn năm văn hiến
    Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến có hàng ngàn di tích lịch sử - văn hóa, nhưng hiếm có di tích nào hàm chứa cả giá trị di sản vật thể và phi vật thể như Chùa Thầy (xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai) được xây dựng từ thế kỷ thứ 11, gắn liền với tên tuổi của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Cuối năm 2014, chùa Thầy được Chính phủ công nhận Di tích Quốc gia đặc biệt, tới năm 2023, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội công nhận Chùa Thầy là “Điểm du lịch Di tích Quốc gia đặc biệt" và đầu năm 2024, Đảng bộ - Chính quyền và nhân dân h
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • Trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc
    Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch tỉnh Vĩnh Phúc khai mạc trưng bày văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc với hơn 600 hiện vật quý hiếm, với nhiều loại hình và chất liệu phong phú.
  • Hà Nội: Tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi
    UBND Thành phố Hà Nội vừa có công văn gửi các Sở, ngành, Ban Chỉ đạo 389 Thành phố Hà Nội về việc tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu Phi trên địa bàn Thành phố.
Đừng bỏ lỡ
Rộn ràng Đêm hội Trăng rằm tại quận Tây Hồ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO