Lễ hội Cổ Loa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Phương Anh| 20/01/2023 15:04

Ban tổ chức Lễ hội Cổ Loa năm 2023 cho biết, Lễ hội năm nay gắn với sự kiện công bố Lễ hội ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và công nhận điểm du lịch Khu di tích quốc gia đặc biệt di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và khảo cổ Cổ Loa.

Theo đó, công tác chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm bảo đảm một lễ hội diễn ra trang nghiêm, an toàn, lành mạnh và tiết kiệm, đề cao các giá trị truyền thống, tri ân công đức các bậc tiền nhân có công xây thành và lập nên Nhà nước Âu Lạc.

Lễ hội Cổ Loa 2023 diễn ra từ ngày 26 đến 27/1 (tức mùng 5 và mùng 6 tháng Giêng âm lịch). Lễ hội gồm các nghi thức rước, tế lễ theo truyền thống của Bát xã Loa thành (nay là 4 xã: Cổ Loa, Liên Hà, Uy Nỗ, Xuân Canh) và các hoạt động vui hội, như: Cờ người, đu tiên, bắn nỏ, đấu vật, hát tuồng, quan họ, múa rối… và nhiều trò chơi dân gian khác.

Đến nay, Ban tổ chức Lễ hội đã kiện toàn thành viên, triển khai đầy đủ các nhiệm vụ, đồng thời ra thông báo đến các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ, tuân thủ theo sơ đồ đã được bố trí, không bán hàng ở lòng đường, vỉa hè, đất công, đất nông nghiệp (theo Nghị đinh 64/NĐ-CP) của các hộ dọc tuyến đường từ ngã ba đường Cổ Loa đến Hồ Đền và tuyến đường từ ngã tư Khu di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa đến chùa Bảo Sơn.

Bên cạnh đó, nghiêm cấm các hình thức cờ bạc, cờ bạc trá hình như quay xổ số, chiếc nón kỳ diệu, phi tiêu…; không bày bán các mặt hàng cấm, đồ chơi có tích chất kích động bạo lực…, từ đó đảm bảo tốt an ninh – an toàn nhân dân và du khách thập phương.

Việc tạo cảnh quan sạch, đẹp, thông thoáng tại khu di tích trước, trong và sau thời gian diễn ra lễ hội Cổ Loa cũng được chú trọng. Ban tổ chức thông qua việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, khuyến cáo người dân đặt lễ đúng nơi quy định, có phương án bố trí cơ sở vật chất, nhân lực thu gom rác thải hợp lý, hướng dẫn khách tham quan mặc trang phụ phù hợp, lịch sự, tổ chức phân luồng giao thông…

Ban tổ chức lễ hội Cổ Loa khuyến cáo người dân và khách hành hương thực hiện tốt quy tắc ứng xử nơi công cộng. Bên cạnh đó, yêu cầu toàn bộ nhân viên phục vụ, người quản lý, người lao động, người bán hàng tại các hàng quán trong khu vực tổ chức lễ hội khi tiếp xúc trực tiếp với khách hàng và người tham dự phải đeo khẩu trang; khuyến khích người tham dự lễ hội, tham quan, hành lễ tại di tích đeo khẩu trang để phòng, chống dịch Covid-19.

Bài liên quan
  • Khai quật vị trí dự kiến xây dựng đền thờ Ngô Quyền tại di tích Cổ Loa
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Quyết định số 1200/QĐ-BVHTTDL về việc cho phép Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội phối hợp với Viện Khảo cổ học khai quật tại vị trí dự kiến xây dựng đền thờ Ngô Quyền thuộc di tích quốc gia đặc biệt Cổ Loa, xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội.
(0) Bình luận
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
  • Chuyện ở hàng nước mắm
    Những năm 1958 - 1959, Hà Nội chưa bước vào nền kinh tế bao cấp, các cửa hàng tư nhân lâu đời vẫn hoạt động buôn bán ở khắp các phố phường. Dạo ấy, tôi đã bảy, tám tuổi nên thường được bà ngoại và mẹ sai đi mua những đồ lặt vặt cho gia đình.
  • Kiến trúc Thủ đô (1954 - nay): Dấu ấn qua mỗi chặng đường
    Sau ngày tiếp quản (10/10/1954), từ một thành phố nhỏ bé, với lượng dân số ít, Hà Nội đã vươn tầm trở thành thành phố lớn trong khu vực và thế giới với không gian kiến trúc đô thị đa hệ, giàu bản sắc và phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Nhìn lại chặng đường 70 năm qua, có thể thấy ngành kiến trúc quy hoạch xây dựng đã có những đóng góp đáng kể và để lại nhiều dấu ấn. Đây chính là những bước đệm, tạo đà cho sự phát triển của đô thị Hà Nội trong tương lai.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • [Podcast] Thu Hà Nội – Mùa của tình yêu và nỗi nhớ
    Bốn mùa, xuân, hạ, thu, đông của Hà Nội, mỗi mùa đều mang trong mình nét đẹp riêng bới hương, bởi sắc của mỗi mùa. Nhưng có lẽ, mùa thu vẫn là một mùa thật đặc biệt của Người Hà Nội. Mỗi độ thu về như gói gọn cả một Hà Nội cổ kính, trầm mặc, một Hà Nội thơ mộng và trữ tình. Chính bởi vẻ đẹp đó mà mùa thu đã trở thành nỗi nhớ cho những ai đã từng gắn bó với Hà Nội mà nay phải chia xa, là niềm ước ao một lần được “chạm vào” của nhiều du khách.
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Huyện Thanh Oai: Đẩy mạnh triển khai Chỉ thị 30-CT/TU với tuyên truyền các Quy tắc ứng xử
    Huyện Thanh Oai đề cao và phát huy vai trò cá nhân của cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân trong nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh; vai trò trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, cộng đồng, mỗi gia đình trong xây dựng và giữ gìn môi trường văn hóa lành mạnh.
  • Các xã, phường mới của Hà Nội sau khi sáp nhập
    Sau khi sắp xếp lại, Hà Nội có 526 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 160 phường, 345 xã và 21 thị trấn.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Cổ Loa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO