Người Hà Nội thanh lịch, văn minh

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Tôn vinh áo dài Việt mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Phạm Quỳnh 27/08/2024 20:53

“Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 là sự kiện nằm trong chuỗi các chương trình, hoạt động của Thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), là hoạt động có ý nghĩa tốt đẹp nhằm tôn vinh và khai thác tà áo dài dân tộc là một sản phẩm của các loại hình du lịch độc đáo”, bà Đặng Hương Giang, Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hà Nội khẳng định.

Theo đó, chiều 27/8 tại Văn Miếu – Quốc Tử Giám (TP. Hà Nội), Sở Du lịch Hà Nội họp báo thông tin về Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 - sự kiện chào mừng kỷ niệm70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Dự họp báo có lãnh đạo các Sở, Ngành, nghệ nhân, nhà thiết kế áo dài trên địa bàn Thành phố và du khách tham quan tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.

db23.jpg
Lãnh đạo Sở Du lịch, Sở Thông tin - Truyền thông, Thành đoàn Hà Nội... chủ trì họp báo Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024.

Thông tin về Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Nguyễn Hồng Minh, chia sẻ, Lễ hội được triển khai từ tháng 8/2024 với các hoạt động hưởng ứng, tiêu biểu như: Chương trình diễu hành xe đạp “Áo dài kết nối Du lịch và Di sản Hà Nội năm 2024”, Thử thách “Check in Hanoi” với Áo dài, Thử thách “Ao dai Dance” – Vũ điệu Áo dài, Cuộc thi thiết kế áo dài, City Bus “Tinh hoa áo dài”, chương trình Phát động Tháng Áo dài.

“Chương trình trọng tâm được diễn ra từ ngày 4 - 6/10/2024 tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội với chuỗi các hoạt động hấp dẫn trong khuôn khổ. Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 hứa hẹn là hoạt động động hấp dẫn, đặc sắc, lan tỏa sâu rộng và thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, du khách trong nước và bạn bè quốc tế”, ông Nguyễn Hồng Minh, nhấn mạnh.

gd1.jpg
Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hà Nội Đặng Hương Giang phát biểu tại cuộc Họp báo.
aminh2.jpg
Ông Nguyễn Hồng Minh - Phó Giám đốc Sở Du lịch Thành phố Hà Nội thông tin về Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024.

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 với những câu chuyện kể về lịch sự hào hùng của Thủ đô trong suốt hành trình 70 năm với đa dạng các hoạt động do Sở Du lịch Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố, Thành đoàn Hà Nội và các đơn vị có liên quan tổ chức.

Thông qua chuỗi các sự kiện diễn ra nhằm góp phần tôn vinh và bảo tồn nét đẹp văn hóa đặc sắc về tà áo dài truyền thống của dân tộc Việt Nam; đưa Áo dài là một sản phẩm quà tặng lưu niệm ấn tượng đối với khách du lịch quốc tế khi đến Việt Nam; là nguồn cảm hứng sáng tạo cho các nhà thiết kế; là sân chơi và cơ hội trải nghiệm, giao lưu cho các sinh viên thuộc khối ngành thiết kế của các trường trên địa bàn Thành phố. Đồng thời tạo cơ hội giao lưu, hợp tác, ký kết cùng phát triển giữa các doanh nghiệp của Hà Nội với các doanh nghiệp trong nước và quốc tế. Đặc biệt, góp phần quảng bá du lịch Hà Nội “Điểm đến an toàn – thân thiện – chất lượng – hấp dẫn” đối với du khách trong nước và bạn bè quốc tế mỗi dịp mùa Thu Hà Nội.

tt2.jpg
tt4.jpg
tt3.jpg
Trình diễn các mẫu thiết kế áo dài tại Họp báo Lễ hội.

Điểm nhấn của Lễ hội là Lễ khai mạc lúc 20 giờ ngày 4/10 tại Sân khấu Quảng trường Đoan Môn - Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội (số 19C phố Hoàng Diệu, quận Ba Đình) và được Truyền hình trực tiếp trên Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Lễ khai mạc với chủ đề “Hà Nội - Tinh hoa Áo Dài”, sân khấu khai mạc sẽ làm sống lại một phần hình ảnh của thủ đô Hà Nội 70 năm lịch sử. Hòa vào không gian ấy, nhiều hoạt cảnh, bài múa, tiết mục trình diễn thời trang sẽ tái hiện lại Hà Nội – Thủ đô anh hùng, kiên cường, dũng cảm trong chiến đấu, đang không ngừng đổi mới, phát triển và hội nhập.

Chương trình Lễ khai mạc sẽ có sự tham gia của hàng trăm ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng sẽ mang đến những ca khúc hào hùng, gắn liền với lịch sử Hà Nội 70 năm của Thủ đô. Trong Lễ khai mạc sẽ có phần trình diễn các bộ sưu tập áo dài của các nhà thiết kế đến từ khắp mọi miền Tổ quốc như: Đỗ Trịnh Hoài Nam, Đức Hùng, Quang Hòa, Cao Minh Tiến, Hoa hậu Ngọc Hân, Thủy Nguyễn, La Hằng, Vũ Thảo Giang, Lưu Quỳnh Lan... và các thương hiệu áo dài như OZ Design House,…

Các hoạt động hưởng ứng Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024 có: “Áo dài kết nối Du lịch và Di sản Hà Nội năm 2024” ngày 1/9/2024 trước Đoan Môn, Hoàng Thành Thăng Long; Thử thách “Check in Ha Noi” với Áo dài do Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố chủ trì, diễn ra đến 30/8/2024 lan tỏa tình yêu áo dài đến đông đảo người dân Thủ đô, mọi lứa tuổi, giới tính; Thử thách “Ao dai Dance” – Vũ điệu Áo dài do Thành đoàn Hà Nội chủ trì, triển khai rộng rãi đến công chúng đặc biệt là đối tượng giới trẻ. Chung kết được tổ chức trực tiếp ngày 14/9/2024 tại phố đi bộ Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

luuniem.jpg
Ban tổ chức tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm cùng các nhà thiết kế, người mẫu trình diễn tại Họp báo, tham gia Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội năm 2024.

City Bus “Tinh hoa áo dài” diễn ra vào sáng ngày 4/10/2024 và ngày 10/10/2024. Sáng ngày 4/10/2024, sẽ có 700 hành khách tham gia bao gồm cả nam giới và nữ giới mặc trang phục áo dài trong suốt hành trình city bus “Tinh hoa áo dài” sẽ đi qua các địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Nội; ngày 10/10/2024 sẽ có 1.010 hành khách tham gia trong tuyến hành trình city bus. Lễ Phát động Tháng Áo dài: Phát động Tháng Áo dài Hà Nội năm 2024 do Hội Liên hiệp Phụ nữ Thành phố chủ trì, diễn ra sáng ngày 1/10/2024 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam./.

Bài liên quan
  • Hơn 1.000 phụ nữ mặc áo dài họa tiết sen xác lập kỷ lục mới
    Hơn 1.000 người mặc áo dài truyền thống có họa tiết hoa sen đã tham gia sự kiện xác lập kỷ lục “Số người mặc Áo dài họa tiết hoa sen nhiều nhất Việt Nam”. Đây cũng là sự kiện hướng tới kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và chào mừng những ngày lễ lớn của đất nước.
(0) Bình luận
  • Hội nghị tổng kết các nhiệm vụ của Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội thực hiện Chương trình số 06
    Những năm qua, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã triển khai thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy (Chương trình số 06) và Kế hoạch 176/KH-UBND ngày 30/7/2021 của UBND Thành phố về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021-2025" quyết liệt, hiệu quả, với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố được ban hành, có tác động tích cực đến đời sống nhân dân, được người dân đồng tình, hưởng ứng.
  • Nhân rộng và lan toả những mô hình di tích kiểu mẫu trong giai đoạn mới
    Việc thực hiện Quy tắc ứng xử nơi công cộng, xây dựng nếp sống văn minh tại di tích, nơi thờ tự, trong đó có hoạt động xây dựng mô hình “Di tích lịch sử văn hóa - điểm đến an toàn, hấp dẫn” trên địa bàn Thủ đô nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị của di sản Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến, góp phần xây dựng hệ giá trị văn hoá Thủ đô, người Hà Nội thanh lịch, văn minh trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Tăng cường trao đổi, kết nối về văn hoá giữa Hà Nội và Thái Nguyên
    Sáng 28/11, Đoàn khảo sát, trao đổi kinh nghiệm trong đẩy mạnh các giải pháp thực hiện, tuyên truyền triển khai về các hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới tiếp tục có buổi làm việc hiệu quả tại tỉnh Thái Nguyên.
  • Xây dựng hệ giá trị văn hóa Thủ đô trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    “Chương trình khảo sát trao đổi kinh nghiệm trong việc triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới giữa các địa phương nhằm tăng cường hiệu quả triển khai thực tiễn, đồng thời bổ sung và hoàn thiện tiến tới xây dựng khung hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam nói chung cũng như hệ giá trị văn hóa đặc thù riêng của Thủ đô phù hợp trong kỷ nguyên vươn mình củ
  • Góp phần xây dựng TP Hà Nội tiêu biểu về lối sống và phong cách ứng xử.
    Sáng ngày 26/11, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTT&DL) tổ chức chương trình khảo sát, trao đổi kinh nghiệm tại thành phố Hải Phòng. Đây là hoạt động nhằm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hóa, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực con người Việt Nam trong thời kỳ mới; Tăng cường thực hiện nhiệm vụ xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
  • Xây dựng người Hoàn Kiếm hiện đại, thanh lịch, văn minh, phát triển toàn diện
    Để cụ thể hóa Chỉ thị số 30-CT/TU, Ban Thường vụ Quận ủy Hoàn Kiếm đã chỉ đạo xây dựng kế hoạch của Quận ủy để tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời, tập trung quán triệt, tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TU trong các cấp ủy Đảng, MTTQ, tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong toàn quận.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Quận Hai Bà Trưng: Hứa hẹn chương trình “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”
    Thông tin từ UBND quận Hai Bà Trưng (TP. Hà Nội) vừa cho biết, từ ngày 13 - 15/12/2024 tại Phố đi bộ Trần Nhân Tông và phụ cận sẽ diễn ra Chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm OCOP, các sản phẩm đặc trưng, các điểm di tích lịch sử và du lịch trên địa bàn quận với chủ đề “Lưu giữ nét xưa, phát huy bản sắc mới”.
  • [Podcast] Dẻo thơm hương vị bánh gai làng Giá
    Nhắc tới bánh gai có lẽ nhiều người sẽ nghĩ tới bánh gai Ninh Giang (Hải Dương), bánh gai bà Thi (Nam Định) hay bánh gai tứ Trụ (Thanh Hóa), nhưng nếu một lần được thưởng thức bánh gai làng Giá - Xứ Đoài của Thủ đô Hà Nội tại huyện Hoài Đức bạn sẽ nhớ mãi. Theo quan niệm của người dân làng Giá (xã Yên Sở, H. Hoài Đức), bánh gai là thể hiện cho con người giao hòa với trời đất, âm dương, vì thế, công đoạn làm bánh phải thật công phu.
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024: Tôn vinh áo dài Việt mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO