Lễ hội ánh sáng Diwali và sự tiếp biến văn hóa

Phương Anh| 22/12/2022 10:11

Trong quá trình giao lưu, hội nhập của hầu hết các quốc gia, sự tiếp biến văn hóa là kết quả tất yếu. Trong đó sự hình thành và phát triển Lễ hội ánh sáng Diwali tại Trinidad và Tobago là ví dụ điển hình cho sự bổ khuyết, thay đổi do ảnh hưởng từ các nền văn hóa khác.

Diwali là một trong những lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Ấn Độ, được tổ chức vào tháng Ashwin (tháng 10) hoặc tháng Kartika (tháng 11) theo lịch của người Hindu.

Diwali ra đời với ý nghĩa tượng trưng cho những khởi đầu mới và chiến thắng của cái tốt trước cái xấu, của ánh sáng trước bóng tối. Đây còn là dịp để người dân Ấn Độ cùng hòa vào niềm vui và cầu nguyện thần linh ban phát những điều tốt đẹp. Đối với người Ấn Độ, khi thắp sáng đèn nến bên ngoài cũng là lúc ý thức được thứ “ánh sáng bên trong” chính là bản tính chân thật, trường tồn... của mỗi cá nhân góp phần chiếu sáng, xua tan chướng ngại, mang lại an vui, hòa bình. Trong dịp lễ, các gia đình thường tụ họp, trang hoàng nhà cửa với nhiều loại đèn chiếu sáng được trang trí trước nhà.

Lễ hội Diwali kéo dài trong 5 ngày, mỗi ngày sẽ có một tên gọi và ý nghĩa khác nhau với nhiều sự kiện:

Ngày thứ nhất có tên gọi Dhanatrayodashi (hoặc ngày Dhan Tearas) được xem là ngày của sự thịnh vượng và giàu có.

Ngày thứ hai - Naraka Chaturdashi hay Choti Diwali là thời điểm con quỷ Narakasura bị giết chết với ý nghĩa cái tốt chiến thắng cái xấu và ánh sáng chiến thắng bóng tối.

Ngày thứ ba - Diwal, ngày của nữ thần Lakshmi Puja - vị thần của những khởi đầu tốt lành. Đây là ngày quan trọng và may mắn nhất trong dịp lễ hội.

Ngày thứ 4 - Govardhan Puja (còn gọi là Annakut) - là lúc Krishna đánh bại Indra.

Ngày cuối cùng - Bhaiya Duj hoặc Bhau Bee - là dịp gặp gỡ của các anh chị em trong gia đình.

Diwali được đưa đến Trinidad và Tobago bởi những người lao động theo đạo Hindu từ năm 1845. Ban đầu, lễ hội được tổ chức tương tự như những gì diễn ra tại Ấn Độ. Người dân sẽ làm sáng nơi mình sống bằng những chiếc đèn đất nung có tên Diya. Ngọn lửa được duy trì bằng dầu thực vật. Phố phường được rửa sạch và trang hoàng bởi các thảm hình vẽ nghệ thuật rangoli, sử dụng các vật liệu bột gạo hoặc cát nhuộm màu cùng với bột mỳ và cánh hoa để dâng lên thần thánh với mong ước được hạnh phúc và may mắn. Vào buổi tối, người dân rước hình nộm các vị thần, làm bằng khung tre, bọc giấy màu sặc sỡ đặt lên những chiếc xe do gia súc kéo, được hộ tống bởi nhiều thanh niên trai tráng trong trang phục cổ xưa, tay lăm lăm cung tên nhảy múa, diễn lại tích thần Rama chiến thắng quỷ dữ Ravana.

Tuy nhiên, càng ngày lễ hội Diwali tại Trinidad và Tobago lại xuất hiện thêm những yếu tố mới. Bởi Diwali là lễ hội duy nhất của người Hindu tại quốc gia này, nên theo thời gian, Diwali khó tránh khỏi ảnh hưởng của các lễ hội văn hóa khác. Những năm gần đây, Diwali tại quốc gia này đang có xu hướng trở thành một lễ hội đường phố với nhiều hình thái sôi động. Hình nộm các vị thần được thay thế bởi các diễn viên trong trang phục sinh động. Lễ rước cũng được làm quy mô hơn với nhiều loại nhạc cụ và âm nhạc địa phương.

Diwali tại Trinidad và Tobago cũng được xem như một lễ hội hóa trang khi thu hút nhiều người dân thuộc tín ngưỡng khác và khách du lịch cùng tham gia. Nhìn chung, nhiều tập quán cổ xưa đã được thay thế bởi các yếu tố hiện đại.

Theo giới nghiên cứu văn hóa, sự đa dạng tín ngưỡng và chủng tộc tại Trinidad và Tobago khiến cho Lễ hội ánh sáng bớt đi nét truyền thống. Tuy nhiên, xu hướng này khó có thể đảo ngược bởi sự va chạm văn hóa. Trong trường hợp Trinidad và Tobago, Diwali đã thành công khi trở thành một lễ hội được công nhận và nhiều người biết đến. Điều đó sẽ giúp giảm bớt những nguy cơ khiến một lễ hội quan trọng của người Hindu tại khu vực Caribe bị mai một.

Bài liên quan
  • Tục tìm khởi chỉ trong lễ hội làng Mọc - Quan Nhân
    Ở làng quê miền Bắc nước Việt ta, đâu có Thành hoàng, có đức Thánh đều có đền đình thờ phụng. Thường các làng thờ một, hai, có khi tới ba vị Thánh, nhưng chưa nơi nào có cả đức Thánh Ông và đức Thánh Bà lại cùng được thờ phụng tại một đình như ở làng Mọc - Quan Nhân (nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội)
(0) Bình luận
  • Từ đêm nay, Thủ đô Hà Nội rét đậm
    Hôm nay 13/12 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Riêng Thủ đô Hà Nội từ đêm nay trời rét đậm.
  • Chương trình Xuân quê hương 2025 sẽ diễn ra tại Hà Nội
    Đây là sự kiện thường niên ý nghĩa dành cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, góp phần gắn kết đồng bào xa quê với Tổ quốc. Chương trình có sự tham dự của các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Bộ Ngoại giao và các ban, bộ, ngành, địa phương.
  • Hà Nội vinh danh 83 cơ sở, công trình sử dụng năng lượng xanh
    Vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội tổ chức lễ trao danh hiệu cơ sở, công trình xây dựng sử dụng năng lượng xanh Thành phố Hà Nội năm 2024.
  • Hà Nội có gần 80 cơ sở dịch vụ karaoke đủ điều kiện kinh doanh
    Ngày 12/12, Sở VH&TT Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn triển khai Nghị định số 148/2024/NĐ-CP ngày 12/11/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 54/2019/NĐ-CP ngày 19/6/2019 của Chính phủ quy định về kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường.
  • Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững
    Ngày 12/12, tại Hà Nội, Báo Kinh tế & Đô thị đã tổ chức Diễn đàn “Phát triển đô thị xanh theo hướng bền vững”. Diễn đàn là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, doanh nghiệp cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra sáng kiến thực tiễn về phát triển đô thị theo hướng xanh và bền vững.
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Hà Nội dự kiến giảm 5 sở, 2 đảng ủy khối sau khi sắp xếp
    Ngày 13/12, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài đã ký ban hành Thông báo Kết luận của Thường trực Ban Chỉ đạo TP Hà Nội về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW sau khi tiếp thu ý kiến của Ban Chỉ đạo Trung ương (Thông báo số 07-TB/BCĐ)
  • Thưởng lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam
    Từ ngày 17/12/2024 đến hết ngày 23/12/2024, tại nhà triển lãm 29 Hàng Bài (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) sẽ diễn ra triển lãm tranh sơn mài của họa sĩ Nguyễn Hải Nam.
  • Xây dựng văn hóa trong chính trị và kinh tế: “Đường băng” để Hà Nội tiến vào kỷ nguyên mới
    Quán triệt quan điểm phát triển hài hòa giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa phải được coi trọng và đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Thành phố Hà Nội thường xuyên quan tâm xây dựng văn hóa trong chính trị và trong kinh tế, xác định đây là giá trị, chất lượng, trình độ phát triển của chính trị, kinh tế với tư cách là hai lĩnh vực cơ bản, trọng yếu nhất của đời sống xã hội.
  • Triển lãm "Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh"
    Sáng 13/12, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm “Quân đội anh hùng - Quốc phòng vững mạnh”. Triển lãm giới thiệu gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật khái quát quá trình xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu 35 năm thực hiện Ngày hội Quốc phòng toàn dân.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Các di tích ở Hà Nội mở cửa đón khách tham quan trong tất cả các ngày nghỉ Tết 2025
    Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 853/KH-SVHTT ngày 9/12/2024 về việc tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao, quản lý lễ hội, trong dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
  • Từ giao thông thông minh đến mục tiêu “Hà Nội - Thành phố thông minh”
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án Giao thông thông minh trên địa bàn Thành phố. Triển khai Đề án này, Hà Nội sẽ hiện thực hóa mục tiêu phát triển Thủ đô “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, “Hà Nội - thành phố thông minh” trong tương lai gần, góp phần làm nền tảng để Thủ đô cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
  • Hà Nội phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát bắc qua sông Hồng
    UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định 6316/QĐ-UBND về việc phê duyệt phương án, vị trí công trình cầu Thượng Cát và đường hai đầu cầu tỉ lệ 1/500 tại quận Bắc Từ Liêm và huyện Đông Anh.
  • [Podcast] Văn hóa thưởng thức cà phê của người Hà Nội
    Thủ đô nghìn năm văn hiến, nơi mỗi điều dù nhỏ bé cũng đều dung chứa những nét văn hóa rất riêng của người Hà Nội. Trong thưởng thức cà phê cũng thế, người Hà Nội cũng có cách thưởng thức rất riêng, để rồi thời gian trôi qua đã tạo nên nét văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt thường ngày của người Hà Nội.
  • Nghệ thuật "Hát sắc bùa" được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia
    Hát sắc bùa mang đậm giá trị lịch sử, gắn liền với sự hình thành và phát triển của các cộng đồng ngư dân tại mảnh đất Minh Hóa và thành phố Đồng Hới, nó tồn tại từ bao đời nay. Hát sắc bùa trên địa bàn tỉnh Quảng Bình từ trước đến nay, vừa kế thừa Hát sắc bùa của các vùng khác trên mọi miền Tổ quốc...
Lễ hội ánh sáng Diwali và sự tiếp biến văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO