Âm nhạc

Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam tại phố núi Đà Lạt

Việt Thương 20:40 11/03/2024

Sáng 10/3, Chương trình Lễ hội Âm nhạc cổ điển (Vietnam Classical Music Festival) chính thức diễn ra tại Thành phố sáng tạo âm nhạc của UNESCO - Đà Lạt (Lâm Đồng). Sự kiện âm nhạc đặc biệt này quy tụ hơn 100 nghệ sĩ với 17 buổi diễn sẽ kéo dài đến hết ngày 17/3.

8jb5tutg.png

Lễ hội nhằm mở ra không gian thưởng thức nghệ thuật hàn lâm đỉnh cao và đa dạng với sự kết hợp của những giá trị nghệ thuật truyền thống và các thử nghiệm không gian biểu diễn độc đáo.

Khán giả được thưởng thức những giai điệu mạnh mẽ, sôi động của Hanoi Brass Community, chìm đắm trong âm sắc trang nhã của pianist Trần Lê Bảo Quyên, lắng nghe tiếng vĩ cầm của Trần Lê Quang Tiến, thưởng thức những trích đoạn Opera và ca khúc cuốn hút từ KOSMOS Opera, âm nhạc từ Sông Hồng Ensemble, Schubert in a Mug, Vietnam Youth Music Institute (VYMI).

Trong khuôn khổ Lễ hội Âm nhạc cổ điển còn diễn ra hòa nhạc khai mạc Triển lãm "Đối thoại về thời gian" tại Ana Mandara Villas Dalat Resort & Spa, phường 5, TP.Đà Lạt và hòa nhạc opera tại Phố bên đồi (Trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi tỉnh Lâm Đồng).

Sự kiện còn đánh dấu sự xuất hiện của các dự án giáo dục âm nhạc như Slide on Strings dẫn dắt bởi violist Phạm Vũ Thiên Bảo và violinist Lê Minh Hiền, dàn nhạc giao hưởng trẻ Việt Nam - Vietnam Youth Orchestra (VYO) dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Phan Đỗ Phúc.

Trong khuôn khổ Lễ hội còn diễn ra triển lãm "Đối thoại về thời gian" của danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, một trong tứ trụ của hội họa Việt Nam thời hiện đại. Triển lãm giới thiệu đến công chúng những tác phẩm vẽ 12 con giáp phiên bản gốc lần đầu được công bố tại Đà Lạt.

Cùng với đó là hội thảo chuyên đề “Nhạc cổ điển dành cho tất cả mọi người”, các chuyên gia trong nước, quốc tế sẽ trao đổi về những vấn đề “nóng” của âm nhạc nói chung, âm nhạc cổ điển nói riêng.

Khép lại chuỗi toàn bộ 23 sự kiện âm nhạc - nghệ thuật diễn ra trong suốt tuần lễ là cuộc biểu dương của hơn 100 nghệ sĩ cổ điển hàng đầu Việt Nam và quốc tế. Khán giả sẽ liên tiếp được thưởng thức những tác phẩm lần đầu tiên được công diễn tại Đà Lạt, với những sân khấu hòa tấu đặc biệt, từ nhà hát quy chuẩn cho đến những không gian phá cách.

Lễ hội kéo dài từ 10/3 đến 17/3 với 17 buổi diễn, 3 cuộc giao lưu, hội thảo ở 5 địa điểm tại TP Đà Lạt./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Đêm đại nhạc hội 'FPS 2024 - Time Capsule' của tân sinh viên trường Báo
    Đêm đại nhạc hội “FPS 2024 - Time Capsule” đã mở ra “thế giới” nghệ thuật đầy mãn nhãn, đánh dấu kỷ niệm "30 năm thành lập khoa Chính trị học, Học viện Báo chí và Tuyên truyền".
  • NSƯT Tố Nga hát về quê hương với ca khúc mới của Ngọc Lê Ninh
    Sau 12 năm ấp ủ, nhà khoa học, nhà thơ, nhạc sỹ Ngọc Lê Ninh cho ra đời ca khúc mang tên “Tình ta Hà Tĩnh”. Với âm hưởng dân ca xứ Nghệ, ca khúc tôn vinh đời sống văn hóa, chính trị, phong tục tập quán, các địa danh nổi tiếng, các đặc sản biển rừng, văn hóa phi vật thể (Ví Dặm, Ca trù Cổ Đạm)... và một tình yêu nồng nàn với mảnh đất nơi đây.
  • Đêm hòa nhạc kỷ niệm 30 năm tình hữu nghị Việt Nam-Peru
    Nhân dịp kỷ niệm 30 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa nước Cộng hòa Peru và nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, tối 23/10 tại Hà Nội, Đại sứ quán Peru tại Việt Nam tổ chức buổi trình diễn âm nhạc đặc sắc “Q' pop & Quechua Concert” thu hút đông đảo người dân Thủ đô cùng bạn bè quốc tế tới tham dự.
  • “Bản giao hưởng hòa bình” khơi dậy niềm tự hào về mảnh đất Thăng Long ngàn năm văn hiến
    Đây là chương trình kỷ niệm 25 năm Thủ đô được UNESCO vinh danh là “Thành phố vì hòa bình,” cũng là điểm nhấn khép lại chuỗi các hoạt động nghệ thuật kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô.
  • Còn ai say trong câu hát
    Cuộc kháng chiến 9 năm chống Pháp kết thúc bằng cuộc tiếp quản Thủ đô ngày 10/10/1954, song âm hưởng của ngày trở về đã hiện diện trong ca khúc từ trước đó. Nhiều người thuộc bài hát “Tiến về Hà Nội” của Văn Cao với những câu hát đã thành một biểu tượng cho cuộc trở về: “lớp lớp đoàn quân tiến về, chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng, cờ ngày nào tung bay trên phố”… Hô ứng với bài hát nổi tiếng ra đời năm 1949 này, có nhiều cung bậc tương đồng cũng được các nhạc sĩ viết nên.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lễ hội Âm nhạc cổ điển Việt Nam tại phố núi Đà Lạt
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO