Nhịp sống Hà Nội

Làng Từ Vân: Ngôi làng thêu những lá cờ Tổ quốc

Kim Ngân (t/h) 14:29 27/04/2023

Trong không khí hân hoan cả nước chào mừng Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước (30/4), người dân làng Từ Vân (xã Lê Lợi, huyện Thường Tín, Hà Nội) lại tất bật trong việc thêu, may những lá cờ Tổ quốc. 

Cách trung tâm Thành phố Hà Nội khoảng 30km về phía Nam tồn tại một ngôi làng đặc biệt, ở đó có những người vẫn ngày đêm "thổi hồn" cho những lá cờ Tổ quốc. Mỗi dịp tết đến hay những ngày lễ lớn của dân tộc, người làng Từ Vân lại tất bật sản xuất cờ hơn bao giờ hết.

tu-van-2.png
Lá cờ Tổ quốc thêu tay đong đầy tình yêu nước, niềm tự hào dân tộc.

Theo lời các cụ cao niên trong làng, từ thế kỷ XVI, nơi đây đã nổi tiếng bởi các sản phẩm thêu, dệt truyền thống. Hàng trăm năm trước, nhiều người làng đã lên "Kẻ Chợ" ( phố Hàng Bông, Hàng Gai thuộc nội thành Hà Nội ngày nay) mở cửa hàng bán các sản phẩm do chính những đôi tay tài hoa của người làng làm ra. Tháng 8/1945, các nghệ nhân trong làng Từ Vân đã được Ủy ban kháng chiến giao một "nhiệm vụ đặc biệt" đó là thêu hàng vạn lá cờ Tổ quốc chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám toàn thắng. Trong dòng người náo nức và rừng cờ phấp phới trên quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 đã có những lá cờ đỏ sao vàng được tạo nên bởi những người thợ làng Từ Vân. Từ đó cho đến nay, người dân vẫn luôn tự hào về nghề thêu may cờ Tổ quốc vinh quang của làng.

Bà Đặng Thị Đàn (67 tuổi) – người nghệ nhân đã có hơn 30 năm kinh nghiệm trong nghề "se chỉ căng cung" cho biết: "Nghề này không phải là nghề khó, hiệu quả kinh tế không cao, nếu không yêu nghề, yêu đất nước thì không làm được đâu". Có lẽ chỉ những người nghệ nhân này là những người còn giữ được lửa nghề. Bà Đàn cho biết đã có những thời điểm làm ăn khó khăn bà phải đi vay mượn, chạy vạy để tiếp tục duy trì cái nghề, giữ lại cái "hồn" của Tổ quốc.

"Ngày xưa thì làm thủ công, hiệu quả không cao, nên giá trị kinh tế cũng thấp, nhưng vì nghề này là nghề ông cha, hơn nữa việc tạo ra những lá cờ là việc làm thiêng liêng, góp phần "giữ hồn" cho Tổ quốc, nên cảm thấy tự hào và tiếp tục nối nghề", bà Vương Thị Nhung (47 tuổi, Thường Tín, Hà Nội) chia sẻ. 

z4298664286106_6e3e2c3e45cfa704f956e7a3c3aa3f18.jpg
Bà Nhung chia sẻ thêm, "Mỗi lá cờ Tổ quốc nhìn thì có vẻ đơn giản nhưng để tạo ra được nó chuẩn và đẹp thì là cả một quá trình đấy…".

Mỗi lá cờ Tổ quốc đều mang trong mình cái "hồn", cái "cốt" của dân tộc nên mỗi khi hoàn thành một lá cờ người thợ thủ công lại không kìm nén được niềm vui, sự tự hào ngồi ngắm nghía lại từng đường kim, mũi chỉ…

ed45baf9815070534bb486f946fa9669.jpg
Loại vải để thêu cờ được người dân đặt mua từ làng La Khê (quận Hà Đông), còn chỉ thêu được mua từ làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì).

Trước đây, việc may cờ chủ yếu làm thủ công bằng tay nên tốn thời gian, cần nhiều nhân công. Hiện nay, các hộ sản xuất quy mô lớn tại Từ Vân đều trang bị máy móc hiện đại, lập trình tự động trên máy tính nên độ chính xác cao, tốc độ cắt vải nhanh mà chi tiết lại sắc nét, đẹp hơn.

a428845ed15efc734b93ca9397e8aba5.jpg
Áp dụng công nghệ mới vào sản xuất cờ.

Cô Nhung cho biết, trước đây, một lá cờ làm hoàn toàn thủ công nên mất nhiều thời gian, có khi nửa ngày mới may xong một lá vì hình ngôi sao khó cắt, nếu là cờ thêu thì có khi mất vài ngày. Nay, có máy móc hỗ trợ thì nhanh hơn, nhưng làm cờ thì không thể ẩu. Muốn có một lá cờ đẹp phải trải qua nhiều công đoạn như pha vải, đo, cắt, chèn sao, khâu vá..., khâu nào cũng phải cẩn trọng, nâng niu để lá cờ phẳng phiu, đường kim mũi chỉ gọn gàng.

Tuy nhiên, người dân làng Từ Vân vẫn mong muốn lớp thế hệ trẻ biết nghề và giữ cho nghề không bị mai một, nhiều gia đình đã định hướng cho con làm quen với nghề từ khi còn nhỏ. 

tu-van-4-768x512.jpg
Các em nhỏ, đa phần là nữ đều rất thích học thêu cờ.

Ngoài ra, hoạt động thêu cờ cũng như danh tiếng của làng Từ Vân nên làng thu hút không ít bạn trẻ đến tìm hiểu, trải nhiệm. Bạn Hoàng Thu Hằng, sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội xúc động: “Đây là một trải nghiệm thực sự đáng nhớ! Được tận tay thêu lên lá cờ, được nghe cô kể chuyện mới biết các cô các chú đã tận tâm với nghề như thế nào. Từ đó, em thêm yêu và tự hào về lá Quốc kì của đất nước hơn!”

1506d78a4ca89db3345e777d6e9b48a3.jpg
Bạn Hoàng Thu Hằng đã có những trải nghiệm thú vị tại làng thêu cờ Tổ quốc - Từ Vân, Hà Nội.

Hiện nay đang là thời điểm các xưởng đã và đang nhận các đơn hàng chuẩn bị cho ngày 30/4. Các xưởng luôn phải hoạt động hết công suất, thậm chí phải tăng giờ làm cho nhân công trong xưởng để kịp tiến độ giao hàng./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phố cũ
    Chiều. Làn gió se lạnh vời vợi dọc theo những con phố. Gió về cuốn đi cái oi nồng của những ngày nắng hanh hao. Bỗng vòng xe vô tình rẽ vào phố cũ. Lâu lắm không về phố, hình như đã không còn cảm giác thân thuộc ngày nào. Phố cũ hiện ra trước mặt là lạ, quen quen…
  • [Video] Sóng lụa làng nghề Vạn Phúc
    Là một trong những làng nghề thủ công ra đời sớm nhất vùng Đồng bằng sông Hồng cũng như cả nước, làng lụa Vạn Phúc (quận Hà Đông) là làng nghề dệt lụa tơ tằm nổi tiếng từ xa xưa. Nhiều mẫu hoa văn của lụa Vạn Phúc từng được chọn may quốc phục dưới các triều đại phong kiến. Ngày nay, ngoài việc gìn giữ, phát huy giá trị của nghề truyền thống qua các sản phẩm, làng lụa Vạn Phúc còn là điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách trong nước và quốc tế.
  • Tọa đàm những vấn đề về kịch bản sân khấu hiện nay
    Với mong muốn tìm ra những nguyên nhân và giải pháp về vấn đề kịch bản sân khấu hiện nay, sáng 22/11, Hội Sân khấu Hà Nội tổ chức tọa đàm “Những vấn đề về kịch bản sân khấu” với sự tham gia của đông đảo hội viên trong hội.
  • 18 tỉnh, thành phố tham gia Hội chợ trái cây, nông sản an toàn tại Hà Nội
    Tối 22/11, Sở Công thương Hà Nội chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân huyện Thanh Trì tổ chức Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố tại Trung tâm Văn hóa-Thông tin và Thể thao huyện Thanh Trì, Hà Nội.
  • Chung sức, đồng lòng thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới
    Sau gần 40 năm đổi mới, dưới sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, tình hình kinh tế - xã hội đất nước có bước chuyển mình mạnh mẽ, đột phá, mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho Nhân dân. Bên cạnh những thành tựu to lớn, Việt Nam phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó có tình trạng lãng phí, gây tác họa nghiêm trọng, lâu dài, khó khắc phục, cản trở đất nước vươn mình, giàu mạnh. Bởi vậy, hiện nay, Đảng, Nhà nước coi triệt bỏ lãng phí là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu.
Đừng bỏ lỡ
Làng Từ Vân: Ngôi làng thêu những lá cờ Tổ quốc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO