Lăng mộ Taj Mahal: Viên ngọc nghệ thuật hồi giáo Ấn Độ

Trần Mạnh Thường| 19/03/2022 08:02

Lăng mộ Taj Mahal: Viên ngọc nghệ thuật  hồi giáo Ấn Độ
Nội thất Lăng mộ Taj Mahal
Lăng mộ Taj Mahal là lăng mộ của hoàng hậu Mumtaz Mahan - người vợ thứ 3 được vua Shah Jahan rất mực yêu thương. Hoàng hậu qua đời lúc 40 tuổi khi sinh cô con gái thứ hai và là người con thứ 14 của nhà vua. Thương tiếc người vợ khôn nguôi, nhà vua đã quyết định xây lăng mộ cho bà. Công trình được xây dựng kéo dài 22 năm với sự lao động cật lựcsuốt ngày đêm của 20.000 thợ xây, thợ cắt đá, thợ khảm, thợ chạm khắc, họa sĩ, nhà thư pháp, … được trưng dụng từ toàn bộ đế chế và vùng Trung Á cũng như ở Iran.
Vua Shah Jahan là vị vua thứ V của vương triều Mogol, một vương triều Hồi giáo gốc Thổ được thiết lập ở Ấn Độ từ năm 1526 mà vị vua đầu tiên là Babur. Nhà vua luôn dồn mọi đam mê của mình vào nghệ thuật kiến trúc, xây dựng. Lăng mộ Taj Mahal được khởi công xây dựng từ năm 1632, tọa lạc bên bờ sông Yamuna, tại thành phố Agra, thuộc bang Uttar Pradesh, cách thủ đô New Delhi 230km. Không rõ ai là người thiết kế lăng mộ Taj Mahal, nhưng có một điều chắc chắn xuất phát từ tình yêu thương vợ vô bờ bến đã giúp cho vua Shah Jahan chọn được một mẫu kiến trúc đẹp nhất, lộng lẫy nhất thế giới và nó trở thành biểu tượng của cả một dân tộc. 
Việc xây dựng Taj Mahal được giao phó cho một hội đồng quản trị của kiến trúc sư, dưới sự giám sát của triều đình gồm: Abd ul-Karim Khan Ma’mur, Markramat Khan và Ustad Ahmad Lahauri. Lahauri được coi là người thiết kế chính. Taj Mahal được xây trên một khu đất hình chữ nhật rộng gần 180 nghìn m2,được chia làm 3 khu vực: Khu cửa vào với cổng thứ nhất, bên trong có sân vườn mang tính chuyển tiếp giữa không gian bên ngoài và bên trong; khu vực sân vườn chính, công trình được ngăn cách với khu vực ngoài bằng bức tường và một cổng lớn. Khu vực này rộng hơn 87 nghìn m2, có hồ nước và bồn phun nước, vườn cây xanh tốt bốn mùa. Hai hồ nước cắt nhau thẳng góc, chia khu đất thành 4 phần bằng nhau. Mỗi phần lại chia thành bốn ô vuông nhỏ, tạo thành 16 thảm cỏ xanh. Khu lăng mộ là một tòa lâu đài hình bát giác xây trên một nền cao bằng đá cẩm thạch trắng, đá sa thạch đỏ lấy từ Rajasthan và sử dụng 28 loại đá quý để khảm lên đá cẩm thạch cùng nhiều hiện vật có nguồn gốc từ nhiều quốc gia khác nhau như ngọc lam đưa đến từ Tây Tạng. Để chuyển những vật liệu xây dựng rất nặng này, người Ấn đã phải dùng tới 1.000 con voi. Xung quanh đền còn có 4 tháp minaret quen thuộc của đạo Hồi, hai công trình nhà thờ Hồi giáo (Mosque) và sảnh đối diện đặt hai bên lăng. Tòa lăng mộ có kich thước 56,7 x 56,7m, 4 cạnh có 4 gian sảnh với 4 cửa ra vào, ở phần không gian lõm vào trong công trình. Không gian này là chỗ tạo nên những vòm cuốn lớn nhất, chiếm vị trí quan trọng trong tổ hợp mặt đứng của công trình. 
Lăng mộ Taj Mahal: Viên ngọc nghệ thuật  hồi giáo Ấn Độ
Lăng mộ Taj Mahal nhìn từ phía trước
Ngôi đền được ốp đá cẩm thạch trắng mịn bao quanh bên ngoài, bên trong ốp đá cẩm thạch màu. Đền có 8 cạnh là những bức tường có nhiều cửa sổ và cửa ra vào hình vòm cuốn. Trong đền có một hành lang lớn chạy suốt. Tại giữa gian phòng rộng lớn, sáng sủa ở tầng hai của lâu đài đặt chiếc quan tài tượng trưng bằng đá cẩm thạch, được trang trí nhiều hoa văn cây cỏ và dòng chữ Ả Rập trích từ kinh thánh Koran. Ở phòng giữa tầng dưới đặt quan tài thật. Trên phòng mộ, với không gian rộng lớn, chính giữa trung tâm công trình nổi lên là một vòm bán cầu lớn đường kính 17,7m, làm bằng đá cẩm thạch trắng muốt, đồ sộ sừng sững giữa trời xanh. Trên chiếc vòm cầu lớn này còn có một chiếc vòm cầu khác nhỏ hơn úp lên nó. Độ cao từ đỉnh vòm ngoài đến cốt mặt đất là 75m, xung quanh vòm lớn còn có 4 vòm nhỏ phân bố đều 4 phía, tạo nên những hồi âm tương ứng làm cho vẻ đẹp vòm lớn thêm hoàn chỉnh.
Lăng mộ Taj Mahal là một kiến trúc Hồi giáo, mọi chi tiết trang trí không chỉ thể hiện tình yêu duy nhất, nồng cháy đối với người vợ xấu số của một vị hoàng đế đầy quyền lực, mà nó còn hàm chứa yếu tố tâm linh, thấm đượm một niềm tin sâu sắc vào thượng đế. Vì theo quan niệm của Hồi giáo, số 4 và bội số của 4 là thiêng liêng, cho nên từ 4 ô cỏ ở sân, 4 hồ nước đến xung quanh vòm chính có 4 vòm nhỏ ở bốn góc xung quanh, 4 góc lăng mộ vươn lên 4 tháp nhọn cao 40m, như những chiếc sáo thần vĩ đại thổi lên trời cao.
Lăng mộ Taj Mahal thường thay đổi màu sắc theo những thời khắc trong ngày. Lúc bình minh lên, toàn công trình nhuộm một màu vàng rực rỡ. Lúc đứng Ngọ (12 giờ trưa),  một màu trắng trang nghiêm, thuần khiết phủ lên ngôi đền. Khi hoàng hôn buông xuống, cũng là lúc toàn bộ khu lăng mộ được dát một màu hồng phớt nhẹ, làm tăng thêm vẻ trầm mặc. Vào những đêm trăng sáng, khu lăng mộ ánh lên màu bạc lấp lánh. Khi còn sống, mỗi lần đến thăm lăng mộ, Shah Jahan thường đi thuyền trên sông Jamuna, nằm phía sau lăng mộ Taj Mahal.
 Hơn ba trăm năm trôi qua, lăng mộ Taj Mahal, như nhà thơ vĩ đại, đoạt giải Nobel về văn học Rabindranath Tagore của Ấn Độ nói: nó là “một bài thơ bằng đá cẩm thạch”. Và ông ví Taj Mahal là “giọt nước mắt đọng trên má thời gian”. Rõ ràng, lăng mộ này không chỉ là di sản quý giá của nền văn hóa Ấn Độ, mà nó còn là một công trình lịch sử đáng được trân trọng của nền kiến trúc thế giới, một bài thơ tình yêu vĩnh hằng.
Lăng mộ Taj Mahal được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới năm 1983. Và mới đây tổ chức NOWC (New Open World Comporation) bình chọn Lăng mộ Taj Mahal của Ấn Độ là một trong 7 kỳ quan Văn hóa thế giới mới.
Hiện nay, loại đá hoa cương trắng ở Taj Mahal đang dần dần chuyển thành màu vàng, do không khí bị ô nhiễm. Chính phủ Ấn Độ Đã phải ban bố vùng bảo vệ lăng với diện tích lên tới 10.000km2 và chỉ cho các phương tiện chạy bằng điện được phép đến gần. Đặc biệt, Taj Mahal đang bị nứt với tốc độ đáng báo động, vì phần móng bằng cột gỗ đã bị mục nát, các tòa tháp bắt đầu nghiêng
(0) Bình luận
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Văn nghệ sĩ trong Hà Nội tạm chiếm
    Sống trong Hà Nội tạm chiếm những năm 1947-1954, đời sống văn nghệ sĩ hết sức khó khăn. Nguyễn Minh Lang, Hoài Việt, Minh Tân, Thùy Linh, Nguyễn Quốc Trinh, Song Nhất Nữ, Tô Kiều Ngân, Thy Ngọc... đều sống bằng nghề dạy học ở trường tư. Nhà thơ Giang Quân trông nom một hiệu sách mang tên Quốc Việt ở 274 phố Khâm Thiên.
  • Thơ về chiến tranh cách mạng 1946 - 1954 từ hướng nhìn Thủ đô Hà Nội
    Lịch sử thi ca chiến tranh cách mạng Việt Nam đã xác nhận có một khu vực tác phẩm oai hùng, chói sáng, đó là một di sản văn hóa quý báu: thơ viết về Thủ đô Hà Nội, trái tim của Tổ quốc, ở giai đoạn kháng chiến chống Pháp 1946 - 1954. Thơ ca kháng chiến giai đoạn này bao gồm cả thơ viết về Hà Nội hoặc thơ liên quan đến Thủ đô. Số lượng tác phẩm phải đến hàng trăm. Nhiều tác phẩm đạt tới hiệu quả nghệ thuật nhất định, để lại giá trị lịch sử - văn hóa từ đó cho đến hôm nay và mai sau.
  • 70 năm văn học Thủ đô nhìn từ thế hệ và thành tựu
    Hội Nhà văn Hà Nội hiện nay có gần 700 hội viên thuộc các ngành sáng tác thơ, văn, lý luận phê bình, dịch thuật và khảo cứu. Chưa có một thống kê cụ thể và đầy đủ số lượng các nhà văn chuyên môn hóa sáng tác khi lựa chọn thể loại văn học nhưng ước tính thì số người làm thơ và viết văn xuôi là không bên nào áp đảo bên nào. Nói hình ảnh thì thơ và văn xuôi là hai dòng chủ lưu thao thiết chảy tạo nên diện mạo cũng như khí sắc văn học Thủ đô trong vòng bảy thập kỷ qua (1954-2024). Đặc điểm của đội ngũ nhà văn Hà Nội thường là “2 trong 1” (vừa là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và Hội Nhà văn Hà Nội). Cũng không có gì đáng ngạc nhiên khi Hà Nội là Thủ đô với ưu thế tập trung tinh hoa, hội tụ và lan tỏa các giá trị văn hóa, văn học nghệ thuật của cả nước. Tạo tác nên thành tựu văn học Thủ đô qua các chặng đường văn từ 1954 - 2024 là sự nỗ lực của các thế hệ nhà văn, theo quy luật tre già măng mọc.
  • Mấy đặc trưng trong thơ Thăng Long - Hà Nội
    Để xác định những khác biệt của thơ Hà Nội so với thơ các địa phương khác cần nhìn lại cả quá trình phát triển của thơ từ thuở lập kinh đô, phải tính đến những tác phẩm không chỉ của những nhà thơ sinh ra và trưởng thành ở Hà Nội, mà còn của những nhà thơ từ những vùng quê khác về sống ở Thăng Long. Và chính họ, những nhà thơ bị (hoặc được) phong cách sống, phong cách thơ của Hà Nội đồng hóa, vốn đông đảo hơn các nhà thơ nguyên quán Hà Nội, đã đóng góp nhiều hơn để tạo nên phong cách trữ tình cho thơ đất đế đô.
  • Về Hà Nội cùng Nguyễn Đình Thi
    Tháng 10 năm 1954, Chính phủ kháng chiến và những đoàn quân chiến thắng rời Việt Bắc về Hà Nội. Ngày 10/10/1954 chính thức đánh dấu Thủ đô Hà Nội hoàn toàn giải phóng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô tạo đà cho Hà Nội phát triển bền vững, toàn diện
    Cùng nhiều chính sách đặc thù, vượt trội để xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại”, Luật Thủ đô (sửa đổi) có một Điều riêng rất mới về nguyên tắc áp dụng Luật Thủ đô, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc thi hành Luật Thủ đô 2012, đồng thời thể chế hóa được các quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển Thủ đô Hà Nội theo Nghị quyết số 15-NQ/TW, Nghị quyết số 06-NQ/TW, Nghị quyết số 30-NQ/TW của Bộ Chính trị.
  • Vũ Quần Phương với thơ hay
    Quan sát các nhà thơ viết phê bình tôi thấy rằng vì có sáng tác, nên phê bình của họ thường giàu cảm xúc, thuyết phục bạn đọc bởi sự tinh tế, thành thục của người có nghề, cùng làm nghề với tác giả được bình. Mặt khác, là người cũng từng thai nghén, mang nặng đẻ đau tác phẩm, nên nhà thơ bình thơ thường có sự cảm thông, trân trọng và sẻ chia. Các nhà thơ bình thơ thành công trước đây phải kể đến Xuân Diệu, Chế Lan Viên. Lớp kế tiếp có Vũ Quần Phương, Nguyễn Trọng Tạo, Hữu Thỉnh, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hoàng Sơn...
  • Dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi): Điểm mới phát huy giá trị lễ hội truyền thống
    Tại Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), có một điểm mới, đó là dự thảo Luật chia di sản văn hóa phi vật thể thành 6 loại hình và lĩnh vực, trong đó tách lễ hội truyền thống thành mục riêng.
  • Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường, trời mưa rét
    Sáng nay 28/10, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc (gió mùa Đông Bắc) tiếp tục tăng cường xuống phía Nam. Bắc Bộ và khu vực Thanh Hóa - Nghệ An đêm và sáng sớm trời lạnh, vùng núi trời rét.
  • Khai mạc Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất tiêu dùng bền vững làng nghề truyền thống 2024
    Từ ngày 28/10 đến 3/11, tại khu vực Quảng trường đối diện sân vận động quốc gia Mỹ Đình (phường Mỹ Đình 1, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) sẽ diễn ra “Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất - tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Đừng bỏ lỡ
  • Báo chí Hà Nội đã tuyên truyền, lan tỏa sâu rộng các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Đó là khẳng định của bà Trần Thị Vân Anh - Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tại “Lớp tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tuyên truyền hoạt động đối ngoại và hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn của Thủ đô và đất nước năm 2024-2025” do Ban Tổ chức Thành ủy, Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức ngày 28/10 tại Trường đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong (TP. Hà Nội).
  • Đặc sắc Lễ hội Lẩu Then của đồng bào dân tộc Tày
    Nằm tại vùng biên giới phía Bắc, Hà Giang là nơi sinh sống của 19 dân tộc với hơn 60.000 dân, trong đó có hơn 16.500 người dân tộc Tày, chiếm 27% dân số. Lễ hội Lẩu Then là nét đặc trưng của người Tày, được lưu truyền qua nhiều thế hệ.
  • Nét đẹp di sản áo dài Trạch Xá
    Mang trong mình niềm tự hào có nghề cha ông truyền lại, người dân làng nghề may áo dài thôn Trạch Xá, xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa nhiều thế hệ dù bôn ba khắp các tỉnh, thành phố hay ở trong lũy tre làng, vẫn luôn giữ tay kim thoăn thoắt đưa những đường chỉ tạo nên chiếc áo dài mềm mại, nhẹ nhàng, đậm văn hóa dân tộc Việt Nam. Tự hào hơn khi mới đây làng nghề may truyền thống áo dài Trạch Xá đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
  • Nhà hát Kịch Việt Nam xây dựng cơ sở 2 tại số 20 Hoàng Quốc Việt
    Theo quyết định số 3117/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTTDL), Nhà hát Kịch Việt Nam cơ sở 2 sẽ được xây dựng tại số 20 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội. Quyết định do Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông ký và ban hành.
  • [Podcast] Đình chèm – Di sản hàng nghìn năm tuổi của Thủ đô
    Nằm ẩn mình bên dòng sông Hồng đỏ nặng phù sa, trải qua thăng trầm suốt hơn 2.000 năm, đình Chèm (làng Chèm, phường Thụy Phương, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) phủ lên mình một lớp rêu phong của lịch sử. Cùng với nét kiến trúc nghệ thuật cổ kính, đình Chèm còn mang trong mình sự tích về một vị tướng tài đức trọng, có công dẹp giặc ngoại xâm cứu nước.
  • Đắm chìm trong hoàng hôn hồ Tây những ngày mùa thu tháng Mười
    Chẳng biết từ bao giờ, hồ Tây là nơi người ta thường nghĩ đến đầu tiên khi tâm hồn cần nghỉ ngơi. Dù lòng đang mang nặng điều gì, chỉ cần ra đến hồ Tây, niềm vui sẽ nhân đôi và lòng người thư thái. Ai ở Hà Nội chẳng gửi vào đây chút tương tư thương nhớ, để nước hồ quanh năm sóng sánh đầy vơi những nỗi niềm ưu tư.
  • Trao giải cuộc thi ảnh nghệ thuật Việt Nam
    Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND TP Hà Nội, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế và Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam trao giải “Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024” tại TP Huế.
  • Trước mùa thu tới
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Trước mùa thu tới của tác giả Nguyễn Thị Hồng Ngát nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • “Rock: Hà Nội chốn đi về": Sự kết hợp tinh tế giữa hiện đại và truyền thống
    "Rock: Hà Nội chốn đi về" là chương trình biểu diễn ngoài trời quy mô lớn trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024. Đêm nhạc tại Nhà hát Lớn quy tụ bốn ban nhạc rock Hà Nội qua các thập kỷ, gồm: Purple Blues, Thủy Triều Đỏ, Lý Bực, Blue Whales.
  • Liên hoan phim tài liệu về phát triển bền vững "Lên tiếng cho mai sau"
    Diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia (87 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội) từ 30/10-3/11, Liên hoan giới thiệu 10 bộ phim tài liệu đặc sắc và ấn tượng, kể những câu chuyện về cách con người trên toàn thế giới đấu tranh và thích nghi với những thay đổi nhanh chóng của môi trường và xã hội.
Lăng mộ Taj Mahal: Viên ngọc nghệ thuật hồi giáo Ấn Độ
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO