“Làng đàn bà đánh dậm” đang lui dần vào dĩ vãng

Minh Huệ/Nhịp sống Hà Nội| 02/08/2019 11:16

Thôn Võ Lao (xã Văn Võ, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội) được mệnh danh là “Làng đàn bà đánh dậm”, bởi một thời, hầu hết đàn bà, con gái trong làng đều mưu sinh bằng nghề đánh dậm. Tuy nhiên, vài năm trở lại đây, số chị em ở Võ Lao đi đánh dậm còn rất ít…

Nghề cực nhọc

Theo những người cao tuổi ở làng Võ Lao, nghề đánh dậm đã gắn bó với người dân trong làng từ hàng trăm năm nay. Không hiểu vì lý do gì mà gần như chỉ có đàn bà, con gái trong làng làm nghề này. “Mẹ truyền con nối”, cứ thế, từ đời này sang đời khác, những người phụ nữ ở làng Võ Lao cặm cụi với nghề. Và cùng với thời gian, nghề đánh dậm trở thành “truyền thống”, thước đo về sự chịu thương, chịu khó của phụ nữ ở Võ Lao.

“Làng đàn bà đánh dậm” đang lui dần vào dĩ vãng
Một thời, hễ đàn bà, con gái trong làng Võ Lao là phải biết đánh dậm - một nghề đầy cực nhọc, vất vả.

Tuy đã rời xa nghề đánh dậm hơn hai chục năm, bà Phan Thị Nghiệp (58 tuổi) ở xóm Phúc Tiến, thôn Võ Lao, vẫn nhớ như in sự vất vả, cơ cực của những ngày ngược xuôi nơi đồng đất quê người để kiếm từng con tôm, con tép bán lấy tiền đong gạo nuôi con. Thời điểm ấy, vào lúc nông nhàn, đàn bà, con gái trong làng lại rời gia đình để đi đánh dậm kiếm thêm thu nhập. Vì thế, trong làng vắng bóng đàn bà, con gái, chỉ còn toàn đàn ông, con trai...

“Làng đàn bà đánh dậm” đang lui dần vào dĩ vãng
Bây giờ, bà Phan Thị Nghiệp bán hàng tạp hóa tại nhà, nhưng những ngày vất vả, lăn lộn mưu sinh với nghề đánh dậm vẫn còn nguyên trong tâm trí.

Theo bà Phan Thị Nghiệp, để có thể kiếm được nhiều tôm, cá, các bà, các chị phải đi xa nhà vài chục cây số, thuê nhà ở trọ, có khi cả tháng mới về nhà một lần. Nhóm thì xuôi về Ứng Hòa, Mỹ Đức, Phú Xuyên, nhóm thì ngược lên Hà Đông, ra tận hồ Tây để đánh dậm. Hằng ngày, họ dậy từ 3-4 giờ sáng để nấu ăn, rồi mỗi người quấn quanh mình vài ba cái giỏ, vác trên vai cái dậm, chiếc bàn đạp, hợp thành từng tốp 5-7 người lên đường tìm đến các kênh mương, ao hồ tự nhiên để đánh bắt cá rồi chiều đến thì tìm về các chợ để bán cá, tôm kiếm được trong ngày.

Với nghề đánh dậm, gần như suốt ngày họ phải dầm mình dưới nước. Ngày nắng còn đỡ, những ngày mưa rét thì không thể kể hết sự vất vả mà họ phải trải qua. Vì dầm mình dưới nước suốt ngày, hầu hết những người làm nghề đánh dậm đều mắc bệnh thấp khớp, phụ khoa hoặc bệnh ngoài da. Vất vả là thế, nhưng số tiền kiếm được hằng ngày cũng chẳng được bao nhiêu. Vì thế mà những người phụ nữ lam lũ phải “thắt lưng, buộc bụng”, ăn uống kham khổ, chắt chiu từng đồng để có tiền mang về cho gia đình…

Cái danh ấy đang lùi vào dĩ vãng

Có lẽ vì nghề đánh dậm quá cực nhọc, vất vả; hơn nữa, môi trường ngày càng ô nhiễm nên lượng cá, tôm tự nhiên không còn nhiều, vài năm trở lại đây, nhiều chị em ở Võ Lao đã chuyển nghề. Bà Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Văn Võ cho biết, đến thời điểm này, chỉ còn hơn 10 phụ nữ trong làng theo nghề đánh dậm. Độ tuổi của họ dao động trong khoảng 40 đến 50 tuổi.

“Đây thực sự là tín hiệu mừng đối với địa phương, khi ngày càng nhiều chị em phụ nữ Võ Lao “chia tay” với cái nghề vất vả, thu nhập không cao, lại hay phải xa gia đình như nghề đánh dậm để chuyển sang nghề khác cho thu nhập cao hơn, có thời gian chăm sóc gia đình. Bây giờ, trong làng không còn quan niệm lạc hậu: Đàn bà, con gái là phải biết đánh dậm, nếu không thì không lấy được chồng!” - bà Nguyễn Thị Tuyết chia sẻ.

“Làng đàn bà đánh dậm” đang lui dần vào dĩ vãng
Thay bằng nghề đánh dậm, một số chị em ở làng Võ Lao đi buôn bán, trong đó có nghề thu mua sắt vụn.

“Các con gái, con dâu của tôi không còn nối nghiệp tôi theo nghề đánh dậm. Hiện nay, đứa thì đi làm công nhân may, đứa thì buôn rau, buôn cá ở các chợ quê... Chúng đều chịu thương, chịu khó, tần tảo cùng chồng xây đắp cuộc sống gia đình ấm no, sung túc hơn” - bà Phan Thị Nghiệp vui mừng cho biết.

Cũng như những người con gái, con dâu của bà Phan Thị Nghiệp, ở làng Võ Lao bây giờ, hầu hết chị em phụ nữ trong độ tuổi lao động, nếu không làm nón tại nhà, thì đi làm công nhân ở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn huyện Chương Mỹ hoặc làm việc trong các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa; số khác làm nghề buôn bán tự do. Bà Phan Thị Thịnh (45 tuổi) ở xóm Tân Hợp, làng Võ Lao cho biết, mấy năm nay bà đã không còn là “lính chuyên nghiệp” hành nghề đánh dậm như trước. Ngoài chăm lo cày cấy 7 sào ruộng (2 vụ), cùng chồng chăm sóc khoảng 1 sào vườn, bà còn đi làm thuê cho các cánh thợ xây quanh vùng. Nhờ đó mà cuộc sống của gia đình bà tương đối đầy đủ, không còn vất vả như những năm trước.

“Làng đàn bà đánh dậm” đang lui dần vào dĩ vãng
Đời sống nhân dân ở Văn Võ ngày càng được nâng cao.

Theo Chủ tịch UBND xã Văn Võ Nguyễn Văn Hưng, sau khi địa phương thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa, hệ thống thủy lợi được đầu tư cải tạo, giúp việc tưới tiêu thuận lợi hơn trước rất nhiều. Nhờ đó, địa phương có điều kiện để đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đồng thời, mỗi năm gieo trồng 2 vụ lúa “ăn chắc”, không còn bấp bênh như trước, với năng suất hơn 2 tạ/sào/vụ…

Cùng với đó, cây cầu Văn Phương được hoàn thành, đưa vào sử dụng, nối liền 2 bờ sông Đáy cách đây hơn 3 năm đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân đi lại, mở rộng giao thương. Văn Võ đã không còn là địa phương vùng sâu, vùng xa của huyện Chương Mỹ. Năm 2018, xã Văn Võ được thành phố công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, với mức thu nhập bình quân đạt 43 triệu đồng/người/năm.

“Tôi tin chắc, chỉ vài năm nữa, ở Võ Lao sẽ không còn chị em phụ nữ làm nghề đánh dậm. Theo đó, cái danh “Làng đàn bà đánh dậm” sẽ lùi vào dĩ vãng!” - ông Nguyễn Văn Hưng khẳng định.

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Xúc động những câu chuyện thời niên thiếu của Bác Hồ ở Huế
    Chủ tịch Hồ Chí Minh và gia đình từng sinh sống, lao động, học tập và tham gia các hoạt động yêu nước ở Thừa Thiên Huế trong thời gian từ 1895 - 1901 và 1906 - 1909.
  • Tái hiện “một thời hoa lửa” của Thanh niên xung phong
    Tối 18/5, tại khu vực sân khấu ngoài trời thị xã Sơn Tây, đêm thi thứ 5 “Liên hoan tiếng hát Cựu Thanh niên xung phong Hà Nội năm 2024” (cụm số 3) được tổ chức với sự tham gia của 6 đơn vị và hàng chục tiết mục đặc sắc, được dàn dựng công phu tái hiện chân thực một thời gian khổ, hy sinh nhưng rất đỗi hào hùng của các thế hệ Thanh niên xung phong (TNXP) Việt Nam.
  • Xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi"
    Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), NXB Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân" đi nhằm tri ân, ghi nhớ những đóng góp vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam; đồng thời khẳng định, vai trò của tư tưởng văn hoá Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị to lớn, định hướng cho công cuộc xây dựng nền văn hoá Việt Nam hiện nay.
  • Phát động bình chọn “Những bản hùng ca của đất nước”
    Với chủ đề "Những bản hùng ca đất nước", cuộc bình chọn 50 tác phẩm văn học và nghệ thuật biểu diễn Việt Nam sau ngày đất nước thống nhất chính thức được phát động ngày 18/5 tại Hà Nội.
  • Khánh thành công trình Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô
    Nhân dịp kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ đến thăm, chúc Tết Công an TP Hà Nội và 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 19/5, Công an TP Hà Nội trang trọng tổ chức Lễ khánh thành công trình "Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và bức Phù điêu Bác Hồ với Công an Thủ đô".
Đừng bỏ lỡ
“Làng đàn bà đánh dậm” đang lui dần vào dĩ vãng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO