Tác giả - tác phẩm

Lan tỏa “Những người thầy trong sử Việt” tại Thư viện Hà Nội

Quỳnh Chi 24/06/2024 13:45

Tại Phòng đọc Thiếu nhi, Thư viện Hà Nội đang phục vụ bạn đọc bộ sách “Những người thầy trong sử Việt” (NXB Kim Đồng) do nhóm tác giả Nguyễn Quốc Tín, Nguyễn Như Mai, Nguyễn Huy Thắng biên soạn.

Bộ sách “Những người thầy trong sử Việt” được Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản lần 3, gồm 2 tập, kể về những người thầy đã lưu danh trong lịch sử Việt Nam. Với lối tư duy tổng hợp, có chiều sâu các tác giả, bộ sách sách giới thiệu ngắn gọn về hoàn cảnh xuất thân, quá trình học tập, trưởng thành, những đóng góp quan trọng trong việc dạy dỗ học trò, đặc biệt nhiều người thầy vừa làm quan, vừa trực tiếp dạy học cho các thái tử trong triều.

nhung-nguoi-thay-2.jpg
Bộ sách “Những người thầy trong sử Việt” đang được Thư viện Hà Nội phục vụ bạn đọc tại Phòng đọc Thiếu nhi.

Đó là những người thầy đã rất đổi quen thuộc với nhân dân ta như: Lê Văn Hưu, Chu Văn An, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Dương Quảng Hàm,… Họ không chỉ là những người trực tiếp dạy dỗ, truyền thụ kiến thức, mà còn là những nhà thơ, nhà văn, nhà giáo dục, nhà khoa học, nhà văn hóa nổi tiếng trong lịch sử nước nhà.

Trong cuốn sách, bạn đọc được biết đến thầy giáo Lê Văn Thịnh – người thầy dạy của thái tử Càn Đức, về sau lên ngôi là vua Lý Nhân Tông. Do lễ vua tôi ông chỉ được phong chức “thị độc” (hầu học cho vua), nhưng trong thực tế Lê Văn Thịnh đã dạy cho vị vua tương lai tất cả những kiến thức cần thiết cho việc trị nước an dân, từ việc tổ chức triều đình cho đến việc làm ruộng, đắp đê, giao thương buôn bán. Không chỉ là một người thầy giỏi, Lê Văn Thịnh còn là một vị tướng tài năng, mưu trí giúp vua tôi nhà Lý đánh tan giặc Tống.

Mỗi tập sách “Những người thầy trong sử Việt” đều có những người thầy thuộc nhiều thế hệ khác nhau để bạn đọc dễ tiếp cận, không cứng nhắc gò theo bất cứ tiêu chí nào. Mỗi chân dung người thầy đáng kính đều có những nét thú vị, đằng sau nó là biết bao suy tư trầm lắng về lịch sử, về thời đại và luân lý giáo dục. Các tác giả còn có riêng một bài “Chuyện học hành thi cử ngày xưa” để bạn đọc hiểu hơn quá trình hình thành, hoạt động và đóng góp của tầng lớp “sĩ dân” trong xã hội, tựa như cái nền của bức tranh trên đó xuất hiện những người thầy tiêu biểu trong sử Việt.

Trong cuốn sách, bạn đọc được gặp gỡ những gương mặt quen thuộc như Lương Thế Vinh, ông trạng đa tài, người thầy của những tên tuổi lớn; Lê Quý Đôn với những hiểu biết sâu rộng về mọi lĩnh vực; Đặng Thai Mai, một bậc danh sư thời hiện đại… Bên cạnh đó còn có những gương mặt rất đặc sắc và có những đóng góp to lớn cho nền giáo dục nước nhà nhưng vì nhiều lí do, dần bị thời gian khuất lấp, như Trương Vĩnh Ký, Nguyễn Mạnh Tường…

Không chỉ có thế, “Những người thầy trong sử Việt” còn giúp các bạn đọc được gặp gỡ những tên tuổi đã đi vào lịch sử của dân tộc như Cao Bá Quát, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Hoàng Minh Giám, Nguyễn Văn Huyên... Những con người ấy không chỉ đóng góp cho lịch sử nước nhà mà còn đóng góp lớn cho nền giáo dục dân tộc. Điều tuyệt vời nhất là mỗi trang sách chính là một trang tư liệu về thời đại, về con người qua những lời bình luận, nhận xét khách quan, công bằng và đầy ấn tượng.

Đặc biệt, trong bộ sách này chúng ta còn bắt gặp cả những người thầy ở các nước khác, người đã đặt nền móng cho các thành tựu khoa học của nước nhà. Đó là họa sĩ Victor Tardieu, một người con của nước Pháp xa xôi mang trong mình tư tưởng tân tiến không có đầu óc thực dân, đã dành cả nửa cuộc đời mình để xây dựng trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương. Ngôi trường đã đào tạo nên những thế hệ họa sĩ tài năng đầu tiên của nước ta như Nguyễn Văn Thọ, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí, Nguyễn Phan Chánh…

Mỗi người thầy trong cuốn sách đều là những tấm gương về ý chí, tinh thần ham học, nhân cách mẫu mực, tấm lòng yêu nước sâu sắc đồng thời cống hiến không mệt mỏi cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Các thầy không chỉ dạy chữ, dạy kiến thức, cách làm người cho các thế hệ học trò mà còn truyền cho lớp lớp học sinh tình yêu quê hương, đất nước từ đó cố gắng học hành, rèn đức, luyện tài để trở thành những người có ích cho xã hội.

Có thể nói, đến với cuốn sách “Những người thầy trong sử Việt”, bạn đọc, nhất là các em học sinh càng thêm yêu quý, kính trọng thầy cô – những người luôn sống vì hạnh phúc của thế hệ tương lai, sống để cống hiến hết mình cho đời. Những người thầy đã làm tròn sứ mệnh với lòng yêu nghề thật tâm sẽ mãi mãi ngự trị trong trái tim của những người học trò. Sự tâm huyết, lòng yêu thương cùng những bài học quý giá mà thầy cô đã dạy sẽ mãi mãi theo chân các em trên chuyến xe cuộc đời.

Và thông qua những người thầy đặc biệt, cuốn sách “Những người thầy trong sử Việt” còn kể với bạn đọc những câu chuyện thú vị và đầy ý nghĩa trong lịch sử giáo dục Việt Nam./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Cô giáo Lan và những bài học không chỉ đến từ kiến thức
    Trong cuộc sống của mỗi chúng ta, có những khoảnh khắc và những con người đặc biệt mà ta không thể nào quên. Đối với tôi, một trong những người để lại ấn tượng sâu sắc nhất là cô Lan - giáo viên trường Tiểu học Liên Bảo (Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc).
  • Ra mắt hai cuốn sách văn hóa Việt tại Trung Quốc
    Trong khuôn khổ của Tuần lễ Văn hóa sách Trung Quốc – Đông Nam Á 2024 được tổ chức tại Thành phố Nam Ninh (Trung Quốc), Công ty Cổ phần Văn hóa Chi (Chibooks) đã tổ chức lễ ra mắt sách “Vắt qua những ngàn mây” và “Người Hà Nội, chuyện ăn chuyện uống một thời” ấn bản tiếng Trung vào chiều 16/11. Đây là lần đầu tiên sách Văn hóa Việt được dịch ra tiếng Trung và được xuất bản chính thức tại Trung Quốc. Sự kiện do Công ty Cổ phần Văn hóa Chi và NXB Khoa học Kỹ thuật Quảng Tây đồng tổ chức.
  • Họa sĩ Xu Man trở thành nguyên mẫu trong tác phẩm của nhà văn Trung Trung Đỉnh
    Lấy cảm hứng từ cuộc đời thực của họa sĩ người Bahnar Xu Man, trên phông nền là một giai đoạn lịch sử đặc biệt của dân tộc, nhà văn Trung Trung Đỉnh đã viết tác phẩm “Con thiêng của rừng”. Sách thuộc tủ sách Văn học thiếu nhi của NXB Trẻ, hướng đến bạn đọc từ 12 tuổi trở lên, nhưng đây cũng là một tác phẩm thú vị đối với người lớn.
  • Ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
    Ban Nội chính Trung ương phối hợp với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. Cuốn sách do Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương Phan Đình Trạc chỉ đạo biên soạn.
  • “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo về làng nghề thủ công Việt Nam
    NXB Kim Đồng vừa ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ” - series tranh truyện độc đáo giới thiệu về các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam dành cho bạn đọc nhỏ tuổi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khám phá Tây Bắc tại triển lãm "Tây Park - Ngàn"
    Triển lãm thị giác "Tây Park - Ngàn" được thực hiện dựa trên quá trình 10 năm đi và trải nghiệm tại Tây Bắc (Việt Nam) kết hợp sáng tạo nhiếp ảnh của Nguyễn Thanh Tuấn.
  • Khúc ca tình mẫu tử khi đối thoại với thời gian
    Bài thơ “Mẹ” của Đỗ Trung Lai thuộc đề tài quen thuộc nhưng luôn mang sức gợi lớn: đề tài người mẹ. Bài thơ được chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn 7 (tập 1, bộ Cánh diều). Xuyên suốt bài thơ là bóng dáng vất vả, tảo tần của người mẹ gắn liền với tình cảm thiêng liêng, sâu đậm mà người con dành cho mẹ. Bằng nét bút tinh tế và nghệ thuật biểu đạt đầy sáng tạo, bài thơ tựa như một khúc ru trầm, nhẹ nhàng mà da diết, chạm đến từng góc khuất trong tâm hồn người đọc.
  • Hà Nội thông qua Nghị quyết quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao
    Tại Kỳ họp 19 (kỳ họp chuyên đề) ngày 19/11 của HĐND Thành phố Hà Nội, UBND Thành phố đã trình Dự thảo quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của thành phố (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô). HĐND Thành phố đã xem xét và thông qua Nghị quyết về nội dung này.
  • Phở bò Việt Nam là một trong 20 món súp ngon nhất thế giới
    Phở bò được nhiều khách quốc tế biết đến nhất trong ẩm thực Việt Nam, nằm trong top 20 món soup ngon hàng đầu thế giới do CNN chọn.
  • Hà Nội công bố tình huống khẩn cấp sạt lở đê tại đê Hữu Đáy, huyện Quốc Oai
    Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành quyết định về việc công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy trên địa bàn huyện Quốc Oai và ban hành lệnh xây dựng công trình khẩn cấp để ngăn chặn sạt lở mái đê.
Đừng bỏ lỡ
Lan tỏa “Những người thầy trong sử Việt” tại Thư viện Hà Nội
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO