Hà Nội xưa - nay

Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"

Thụy Phương 16:43 13/01/2025

Hòa chung không khí đón chào Xuân mới, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội sẽ tổ chức chương trình hoạt động văn hóa với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2025” nhằm lan tỏa những giá trị văn hóa độc đáo, kết nối cộng đồng và quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.

Mở đầu là Chương trình khai mạc “Tết Việt - Tết Phố 2025” diễn ra vào sáng ngày 19/1/2025 (tức 20 tháng Chạp) tại đình Kim Ngân, 42-44 Hàng Bạc, Hà Nội. Buổi lễ khai mạc sẽ được tổ chức với nhiều hoạt động đặc sắc, trong đó nổi bật là lễ rước dâng lễ cửa đình, dựng cây nêu – những nghi lễ truyền thống không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Đặc biệt, đoàn dâng lễ sẽ diễu hành qua các con phố cổ của Hà Nội trong trang phục áo dài truyền thống, mang theo những lễ vật Tết đặc trưng như mứt, trà sen, bánh chưng, bánh cốm và hoa đào.

z5113693138856_d9f0566941bc2bc777895d05b54dba48.jpg
Đoàn dâng lễ sẽ diễu hành qua nhiều con phố cổ của Hà Nội.

Đoàn lễ sẽ bắt đầu từ 7h30 sáng tại số 50 phố Đào Duy Từ, đi qua các phố Chợ Gạo, Trần Nhật Duật, Ô Quan Chưởng, Đào Duy Từ, Hàng Buồm, đền Bạch Mã, Hàng Ngang, Hàng Đào, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục… cuối cùng dừng lại tại đình Kim Ngân. Đây là một trong những điểm nhấn của chương trình nhằm tái hiện không khí Tết cổ truyền và gắn kết cộng đồng. Sau các nghi thức quan trọng như lễ cáo yết Thành hoàng, cúng tổ nghề, dựng cây nêu tại đình, các nghệ nhân sẽ trình diễn thư pháp và biểu diễn các tiết mục âm nhạc dân gian, đưa người tham gia trở về với không gian Tết truyền thống.

Góp phần làm cho Chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025" thêm phong phú, đa dạng còn là các triển lãm, trưng bày và sự kiện đặc sắc. Một trong những điểm nhấn là triển lãm nghệ thuật “Sắc Xuân Ất Tỵ 2025” và bộ sưu tập con giáp diễn ra từ ngày 10/1 đến 16/2 tại Trung tâm Thông tin Văn hóa Hồ Gươm (số 2 Lê Thái Tổ).

Không gian bích họa phố Phùng Hưng từ ngày 14/1 đến 28/1 sẽ là nơi giới thiệu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, tranh dân gian, và các dòng sản phẩm truyền thống khác. Các nghệ nhân sẽ tham gia trưng bày và giao lưu, chia sẻ với công chúng về nghề thủ công truyền thống của dân tộc.

z5113773705465_f0496f015d91b031119c1169e4cb49fc.jpg
Chương trình Tết Việt - Tết phố 2025 hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm cho công chúng.

Đặc biệt, không gian tại đình Kim Ngân (42-44 Hàng Bạc), Ngôi nhà di sản (87 Mã Mây) và Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ) sẽ được trang trí và sắp đặt thành không gian Tết cổ truyền, giúp du khách có thể trải nghiệm không khí Tết Hà Nội xưa. Bên cạnh đó, những triển lãm hội họa, thư pháp Việt, tranh lụa, sơn mài… sẽ giúp các nghệ sĩ và người dân có cơ hội giao lưu, tìm hiểu và yêu mến văn hóa truyền thống.

Một điểm nhấn không thể bỏ qua trong dịp Tết Ất Tỵ là các chương trình biểu diễn âm nhạc truyền thống được tổ chức tại nhiều địa điểm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Đặc biệt, vào tối ngày 28/1/2025, chương trình ca nhạc đêm giao thừa chào Xuân mới Ất Tỵ sẽ được tổ chức tại không gian đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm mang đến những tiết mục biểu diễn đặc sắc, tạo nên không khí đón Tết đầm ấm và hào hứng.

Bên cạnh đó, từ ngày 30/1 đến 2/2/2025 (tức mùng 2 đến mùng 5 Tết), các nghệ sĩ của CLB Âm nhạc truyền thống Thăng Long sẽ biểu diễn các chương trình âm nhạc truyền thống tại các địa điểm như đình Kim Ngân, đình Đồng Lạc và Trung tâm Văn hóa nghệ thuật, đưa không khí âm nhạc Tết cổ truyền đến gần hơn với cộng đồng.

Chương trình “Tết Việt - Tết Phố 2025” là một cơ hội tuyệt vời để người dân Hà Nội, du khách và kiều bào cùng hòa mình vào không khí Tết cổ truyền, đồng thời tôn vinh giá trị văn hóa dân tộc. Những hoạt động đặc sắc và ý nghĩa này không chỉ giúp bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa lâu đời mà còn góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng một không gian Tết đậm đà hương vị quê hương./.

Bài liên quan
  • 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia
    Nhân dịp kỷ niệm ngày Di sản văn hóa Việt Nam 23/11, Ủy ban nhân dân quận Hoàn Kiếm tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm Phố cổ Hà Nội đón nhận Bằng xếp hạng Di tích cấp Quốc gia và 20 năm hoạt động không gian đi bộ vào 19h30’ ngày 30/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Nghệ thuật, số 22 phố Hàng Buồm.
(0) Bình luận
  • Xôi cây làng Tây Mỗ
    Phường Tây Mỗ (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) có ba thôn là Miêu Nha, Phú Thứ và Tây Mỗ. Nhắc đến Mỗ, người ta nhớ câu “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Có danh hương từ bốn làng khoa bảng và hương nếp từ ngày hội thi xôi cây. Đình làng thờ Thủy Hải Long vương, Ả Lã nàng Đê - nữ tướng thời Hai Bà Trưng; đền làng thờ Phúc Vương Tranh - người con của vua Lê Thánh Tông.
  • Hà Nội - 36 khúc giao thời: Khám phá sự giao thoa quá khứ và hiện tại của 36 phố phường
    “Hà Nội - 36 khúc giao thời” - chuỗi hoạt động khám phá 36 phố phường Hà Nội và những nét văn hóa đặc sắc từ Hà Nội xưa sẽ diễn ra vào ngày 15/12/2024 tại Cafe Phố Hàng (251 Phố Hồng Hà, Phường Phúc Tân, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Đến với không gian mang đậm dấu ấn đặc trưng của từng góc phố cổ Hà Nội, công chúng, đặc biệt là giới trẻ sẽ có cơ hội khám phá và hiểu hơn những giá trị văn hóa của Thủ đô.
  • Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc
    Lịch sử đô thị Hà Nội có tầng tầng, lớp lớp các công trình kiến trúc được chia thành nhiều giai đoạn. Nếu như các công trình kiến trúc Pháp là minh chứng cho bước đầu du nhập văn minh phương Tây thì những công trình mang phong cách kiến trúc Đông Dương lại là sự kết hợp độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương Tây. Những công trình kiến trúc thời kì 1954 - 1986 đã thể hiện một tiếng nói mới, có sự kế thừa, học hỏi và sáng tạo, mang bản sắc kiến trúc Việt Nam, góp phần kiến tạo xã hội trong tâm thế một dân tộc được làm chủ vận mệnh của mình.
  • Đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội là cơ sở hình thành văn hóa thanh lịch, giá trị sống hướng tới sự an bình
    GS-TS. Đặng Cảnh Khanh - Viện trưởng Viện nghiên cứu truyền thống và phát triển, nhận định, đô thị sinh thái Thăng Long - Hà Nội chính là cơ sở cho sự hình thành văn hóa thanh lịch và giá trị sống hướng tới sự an bình. Sự thanh lịch của con người đô thị Thăng Long, trước hết có lẽ được bắt đầu hình thành từ chính cảnh sắc của Thăng Long – Hà Nội.
  • Văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa
    Theo GS.TS. Đặng Cảnh Khanh (Viện trưởng Viện nghiên cứu Truyền thống và phát triển), tính chất thanh cao, tôn trọng sự hài hòa và an bình khiến cho văn hóa Thăng Long - Hà Nội trở thành tâm điểm của những sáng tạo và phát triển văn hóa. Bởi vậy, UNESCO phong tặng danh hiệu “Thành phố hòa bình” cho Hà Nội là đúng đắn.
  • Đêm hồ Gươm kỳ diệu
    Sáng rực, lung linh, huyền ảo, thơ mộng - những vòm cây ven hồ sẫm tối nhả ra muôn ngàn trái quả nhấp nhánh như trong một đêm địa đàng, một vườn cổ tích. Ấy chính là quang cảnh hồ Gươm những ngày lễ Tết trong ký ức tuổi thơ tôi.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Ra mắt sách về trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam
    Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật phối hợp với Ủy ban Dân tộc vừa tổ chức ra mắt cuốn sách song ngữ "Du khảo - Rực rỡ sắc màu trang phục phụ nữ các dân tộc Việt Nam" của tác giả Nguyễn Bông Mai.
  • Huyện Chương Mỹ đón Xuân mới với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”
    Chủ tịch UBND huyện Chương Mỹ (TP. Hà Nội) Nguyễn Anh Đức vừa ký ban hành Chỉ thị số 01/CT-UBND về việc tổ chức phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 trên địa bàn huyện. Người đứng đầu chính quyền huyện Chương Mỹ nhấn mạnh công tác tổ chức cho nhân dân đón Xuân mới vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, với phương châm “mọi người, mọi nhà đều có Tết”.
  • Quận Tây Hồ: Điểm sáng trong thực hiện phong trào thi đua “Sáng – Xanh – Sạch – Đẹp”
    Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và Nhân dân trên địa bàn, phong trào thi đua xây dựng Thủ đô “Sáng – Xanh - Sạch - Đẹp” tại quận Tây Hồ đem lại những kết quả khả quan, tích cực, giúp người dân được thụ hưởng chất lượng sống tốt nhất.
  • Hà Nội lọt top 10 điểm đến thú vị dịp Tết 2025
    Chuyên trang du lịch Booking.com vừa giới thiệu tới du khách tốp những điểm đến đáng để trải nghiệm tại Việt Nam vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Hà Nội là một trong những điểm đến hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho du khách.
  • [Podcast] Chùa Quán Sứ - Cổ tự linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo Việt Nam
    Chùa Quán Sứ tọa lạc giữa lòng Thủ đô từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh đối với người dân Hà Nội. Ẩn mình giữa phố phường đông đúc, ngôi chùa này gây ấn tượng bởi lối kiến trúc cổ kính, mang đậm nét linh thiêng của tín ngưỡng Phật giáo. Khi bước vào khuôn viên chùa, du khách sẽ cảm nhận ngay sự tĩnh lặng khác biệt, thoát khỏi sự hối hả của nhịp sống hiện đại. Với những nét chạm trổ tinh tế, những mái ngói rêu phong càng làm tăng thêm vẻ cổ kính cho chùa Quán Sứ.
  • Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn: Thăm, tặng quà các đơn vị, đối tượng chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
    Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, từ ngày 07 đến ngày 10/01, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Sóc Sơn (Hà Nội) đã đi thăm, tặng quà, chúc Tết các đối tượng chính sách, các đơn vị trên địa bàn xã Đông Xuân, Phú Minh, Phú Cường.
  • Thị xã Sơn Tây tiếp tục nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo bước vào kỷ nguyên mới
    Chiều 10/1, Thị ủy – HĐND – UBND - Ủy ban MTTQ thị xã Sơn Tây tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Dự Hội nghị có đồng chí Nguyễn Lan Hương, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội.
  • [Video] Đúc đồng Ngũ Xã - Tinh hoa làng nghề đất Thăng Long
    Là một trong “tứ nghiệp” của đất Thăng Long xưa, nghề đúc đồng Ngũ Xã được coi là tinh hoa của làng nghề truyền thống Thủ đô với lịch sử gần nửa thế kỷ. Rất nhiều tác phẩm của người thợ đúc đồng làng Ngũ Xã đã trở thành một phần của kho tàng di sản văn hóa dân tộc và sẽ còn trường tồn mãi mãi với thời gian.
  • Thức quà ấm đêm đông
    Hà Nội đã vào đông! Trong tiết trời giá rét, người ta lại thèm vô cùng cái cảm giác ngồi co ro bên bếp lửa hồng, hít căng lồng ngực hương thơm hấp dẫn của những mẻ ngô khoai nướng dở. Bàn tay lạnh cóng dần được sưởi ấm, da dẻ căng khô vì lửa nóng nhưng miệng vẫn xuýt xoa để nhấm nháp từng miếng ngô khoai thơm ngon.
  • Phát huy giá trị di sản Huế đúng với tiềm năng và lợi thế, hình hài kinh đô xưa dần được tái hiện
    Nhiều thành tựu đã đạt được trong năm 2024 của Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế mang tính đột phá và có thể khẳng định hình hài kinh đô xưa đã được tái hiện, giá trị di sản Huế phát huy đúng với tiềm năng, lợi thế vốn có.
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống qua chương trình "Tết Việt - Tết Phố 2025"
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO