Làm gì để “đánh thức” tiềm năng khu di tích Cổ Loa?

Khánh Thư| 06/08/2018 08:19

Cổ Loa được đánh giá là một công trình kiến trúc độc nhất vô nhị của Đông Nam Á, một di sản văn hóa độc đáo gắn với lịch sử buổi đầu dựng nước của dân tộc. Tuy nhiên, khác với nhiều di tích tiêu biểu của Thủ đô, Cổ Loa không phải là điểm đến được nhiều du khách chọn lựa. Điều gì khiến cho di tích này “ngủ quên” và cần làm gì để Cổ Loa phát huy được những giá trị như nó vốn có. Đó cũng là những vấn đề mà các nhà nghiên cứu, nhà khoa học đặt ra trong cuộc hội thảo “Cổ Loa: Từ giá trị cốt lõi đến bảo tồn và ph

Bộn bề trăn trở

Cổ Loa được công nhận là di tích quốc gia từ năm 1962 nhưng mãi đến năm 2013, Cổ Loa mới được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt có ý nghĩa lịch sử văn hóa quan trọng. Năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị khu di tích thành Cổ Loa thành Công viên Lịch sử - Sinh thái -  Nhân văn với tỉ lệ 1/2000. Tuy nhiên, kể từ khi quy hoạch tổng thể được phê duyệt cho đến nay đã 3 năm việc triển khai lập quy hoạch chi tiết 1/500 để có cơ sở cắm mốc bảo vệ chi tiết vẫn chưa được triển khai. Chính chậm trễ này mà việc xác định mốc giới về pháp lý, quyền sở hữu cho thành và hào vẫn chưa được thực hiện. Điều này khiến di tích vẫn tiếp tục phải đối mặt với nguy cơ bị hủy hoại, xâm lấn…

Làm gì để “đánh thức” tiềm năng khu di tích Cổ Loa?
Cổng đền thờ An Dương Vương tại Cổ Loa.

Được biết, hiện nay số hộ dân ở Cổ Loa đã lên tới hơn 1000, sinh sống cả ở chân thành, mặt thành và hào. Những hộ dân ở sát chân thành đã được cấp sổ đỏ, một số đoạn trên mặt thành được xẻ, làm đường nhựa cho xe cơ giới qua lại… Vòng Thành Nội gần như đã mất đi toàn bộ hình dáng, hào trong Thành Nội cũng bị lấp để xây nhà và đường. Hai vòng Thành Trung và Thành Ngoại mặc dù vẫn còn nguyên đường nét nhưng không còn giữ được chiều cao như trước. Đó còn là chưa kể các di tích khảo cổ học đều đang trên bờ vực bị xóa sổ bởi các công trình dân sinh. 

Quá trình đô thị hóa đã và đang khiến cho những tiềm năng văn hóa du lịch của khu di tích Cổ Loa có nguy cơ bị xâm thực mạnh mẽ. Tuy nhiên, việc bảo tồn và tôn tạo khu di tích này đang gặp phải nhiều khó khăn bởi những bất cập trong công tác quản lý di tích. Tại Cổ Loa, Ban quản lý di tích Cổ Loa chỉ quản lý đình, đền, vườn thuyền, ao mắm còn hạt nhân của di tích (3 vòng thành, 3 vòng hào và sông Hoàng Giang lại thuộc quyền quản lý của chính quyền xã Cổ Loa).

Ông Lê Viết Dũng – Phó ban quan lý khu di tích Cổ Loa cho biết, Ban quản lý khu di tích chỉ có chức năng kiểm tra, phát  hiện và báo cáo. Nếu có nhìn thấy những vi phạm ban quản lý cũng chỉ biết báo với chính quyền xã để xử lý. Cách phân chia chức năng quản lý này đã khiến cho công tác bảo tồn di tích này gặp khó chứ chưa nói đến việc phát huy giá trị của di tích. Như phân tích của  PGS.TS Nguyễn Văn Huy thì: “Một di tích với những yếu tố cấu thành cơ bản của nó lại bị chia tách manh mún về quản lý thì sẽ rất khó có những định hướng chung trong việc bảo tồn, dễ mạnh ai nấy làm, trống đánh xuôi, kèn thổi ngược.”
Bên cạnh đó, vấn đề xác định “vùng lõi” để ưu tiên bảo vệ tại khu di tích này cũng đặt ra những dấu hỏi lớn trong công tác bảo tồn. PGS. TS Lại Văn Tới – Trung tâm nghiên cứu kinh thành cho rằng hiện nay tư duy bảo tồn Cổ Loa chỉ tập trung bảo vệ vùng lõi của di tích là những công trình, đình, đền, miếu mà quên rằng Cổ Loa còn có cả thành, hào. Mà giá trị độc đáo của Cổ Loa chính là sự cộng hưởng của tất cả những yếu tố này.

Để Cổ Loa không còn “ngủ quên” 

Theo thống kê mỗi năm khu di tích Cổ Loa đón khoảng 130.000 lượt khách (trong khi cố đô Huế đón 1 triệu lượt khách trong 3 tháng). Lượng khách đến với Cổ Loa thường chỉ tập trung vào những ngày Tết hoặc thời điểm lễ hội Cổ Loa diễn ra vào tháng Giêng, còn suốt 11 tháng trong năm chỉ lác đác vài chục ngàn đến trăm ngàn khách.

Làm gì để “đánh thức” tiềm năng khu di tích Cổ Loa?
Vào dịp lễ hội Cổ Loa mới có nhiều khách đến tham quan.
Với một di tích có tuổi đời lên tới 2300 năm như Cổ Loa thì tiềm năng để trở thành điểm du lịch bậc nhất của Thủ đô là điều hoàn toàn có thể. Nhưng để “đánh thức” một Cổ Loa đã “ngủ quên” từ rất lâu rồi lại không phải là chuyện dễ dàng. Theo ông Trần Đình Thành – Phó Cục trưởng Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, việc bảo tồn di tích Cổ Loa phức tạp hơn các di sản khác là do lịch sử phát triển lâu đời, làng mạc dân cư sinh sống ở đó. Trước mắt nên ưu tiên bảo vệ nguyên vẹn di tích, các điểm khai quật khảo cổ, tường thành và hào nước liên quan đến các yếu tố gốc; có các biện pháp chống xâm lấn, xâm hại di tích, thực hiện dần việc giãn dân ra khỏi di tích. Ngoài ra, các cơ quan liên quan cần nâng cao nhận thức cho cộng đồng địa phương trong việc bảo tồn di tích bởi nếu người dân không ủng hộ thì cũng không thể thực hiện được…

KTS Trần Huy Ánh cho rằng cần phải giữ Cổ Loa một cách chủ động, có phương pháp và cơ sở pháp lý. Trước mắt, cần những biện pháp cấp bách nhằm tạo lập ranh giới bảo tồn khẩn cấp, chống lấn chiếm hủy hoại. Còn TS. Nguyễn Viết Chức – Viện trưởng Viện nghiên cứu Thăng Long cho rằng bảo tồn và phát huy giá trị của di sản này là vô cùng khó và rất cần có sự đồng hành của các nhà quản lý, nhà khoa học và cộng đồng. Khi đang tiến hành quy hoạch thì cần thiết phải giữ nguyên trạng di tích, tránh để bị xâm hại thêm. Giá trị cốt lõi của di sản Cổ Loa là thành và hào, vậy nên trong việc bảo tồn di tích này, khảo cổ học phải đi trước một bước.

Theo TS. Phạm Quốc Quân - Ủy viên Hội đồng di sản quốc gia:  “Cần phải có tầm nhìn và cần có sự điều chỉnh ở tầm vĩ mô thì Cổ Loa mới có thể trở thành di tích hấp dẫn bậc nhất. Đồng quan điểm này, PGS. TS Nguyễn Văn Huy khẳng định: “Nếu đầu tư tốt sẽ có thể đưa Cổ Loa trở thành một điểm du lịch hấp dẫn bậc nhất của Thủ đô. Vậy nên muốn Cổ Loa phát huy được giá trị của mình, lãnh đạo thành phố phải đổi mới, quan tâm thực sự và thúc đẩy Cổ Loa trở thành điểm du lịch sáng giá nhất của Thủ đô” – ông Huy nhấn mạnh. 
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
  • Nhiều hoạt động đặc sắc tại Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024
    Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 là sự kiện văn hóa – du lịch thường niên diễn ra hằng năm và năm nay được Thành phố xác định là một trong các sự kiện đặc biệt chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • Ngày hội Văn hóa vì Hòa bình - Kỷ Niệm 70 năm Giải Phóng Thủ Đô và 25 năm danh hiệu Thành phố vì hòa bình
    Chương trình sẽ diễn ra từ 7h00 – 10h00 sáng ngày 6/10/2024 tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, mở đầu với nghi lễ dâng hương tại Tượng đài vua Lý Thái Tổ, tưởng nhớ công lao các bậc tiền nhân đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp giải phóng và xây dựng Thủ đô...
  • "Bay qua Hồ Gươm": Khắc họa Hà Nội qua những vần thơ
    Tập thơ “Bay qua Hồ Gươm” của tác giả Huỳnh Mai Liên ra mắt ngày 4/10, tại Hà Nội, nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, giống như bức “ký họa” về Hà Nội xưa và nay ở nhiều sắc độ, phong vị.
  • Ký ức phía sau bức ảnh “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản”
    Thời khắc các cánh quân của Đại đoàn quân tiên phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô năm 1954 mãi mãi đi vào lịch sử và in đậm trong ký ức của bao người Hà Nội. Đã có nhiều tác phẩm nhiếp ảnh ghi dấu thời khắc hào hùng “đoàn quân kéo về mùa thu ấy/ nhịp trống rung ba mươi sáu phố phường” ấy trong đó có tác phẩm “Phố Hàng Đào trong ngày tiếp quản” của ông Lê Sửu (một người dân Hà Nội). Bức ảnh giản dị, chân thực, có ý nghĩa lịch sử không chỉ với riêng gia đình ông mà còn là khoảnh khắc vô cùng đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
  • 33 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024
    Chiều tối ngày 4/10/2024, tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Cục Mỹ thuật Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã tổ chức khai mạc, trao giải Cuộc thi và Triển lãm Ảnh nghệ thuật Việt Nam năm 2024.
  • Với tờ lịch tháng Mười
    Tạp chí Người Hà Nội trân trọng giới thiệu tới quý độc giả bài thơ Với tờ lịch tháng Mười của tác giả Bùi Việt Mỹ nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024).
  • [Video] Khắc họa thành tựu 70 năm xây dựng và phát triển Thủ đô Hà Nội qua 500 hình ảnh, tài liệu
    Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), sáng 4/10 tại Bảo tàng Hà Nội, Thành ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ thành phố Hà Nội khai mạc Triển lãm với chủ đề “Thành tựu kinh tế, văn hóa, xã hội của Thủ đô 70 năm xây dựng và phát triển”.
  • [Podcast] Cơ chế đặc thù về đầu tư để Thủ đô phát triển toàn diện
    Luật Thủ đô (sửa đổi) có nhiều chính sách ưu tiên, vượt trội, trong đó có các cơ chế đặc thù về đầu tư, tạo thuận lợi cho Thành phố Hà Nội phát triển toàn diện. Điển hình như quy định về ưu đãi đầu tư, Luật Thủ đô quy định, các dự án mà thành phố cần ưu tiên thu hút sẽ được hưởng các ưu đãi về miễn, giảm tiền thuê đất, thuê mặt nước; miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp... Từ các cơ chế đặc thù về đầu tư sẽ góp phần tạo điều kiện cho Thành phố Hà Nội phát triển mạnh mẽ hơn, xứng đáng là Thủ đô của nước C
  • Thông xe đường Âu Cơ-Xuân Diệu chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
    Sáng 4/10, dự án cầu vượt nút giao An Dương-Thanh Niên và nâng cấp đường Xuân Diệu, đã chính thức thông xe, chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội.
  • Tái hiện không gian Hà Nội giai đoạn 1947 – 1954 qua chương trình "Ký ức Hà Nội - 70 năm"
    Trong khuôn khổ các hoạt động Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), sáng 4/10, tại không gian Bích họa phố Phùng Hưng, UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức Chương trình “Ký ức Hà Nội - 70 năm”.
Làm gì để “đánh thức” tiềm năng khu di tích Cổ Loa?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO