Lá cờ độc đáo của cư dân vạn chài

Minh Nhương| 19/03/2020 10:16

Ta thường thấy lá cờ ngũ sắc (năm màu biểu trưng của vũ trụ: Kim - mộc - thủy - hỏa - thổ) hình ảnh quen thuộc ở các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Làng Đại Thần, xã Đồng Tháp (Đan Phượng) đang lưu giữ lá cờ quý hiếm ấy. Lá cờ độc đáo của cư dân vạn chài, hàng năm được treo trong ngày lễ trọng đại, mồng 9 tháng Giêng âm lịch.

 Ta thường thấy lá cờ ngũ sắc (năm màu biểu trưng của vũ trụ: Kim - mộc - thủy - hỏa - thổ) hình ảnh quen thuộc ở các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Làng Đại Thần, xã Đồng Tháp (Đan Phượng) đang lưu giữ lá cờ quý hiếm ấy. Lá cờ độc đáo của cư dân vạn chài, hàng năm được treo trong ngày lễ trọng đại, mồng 9 tháng Giêng âm lịch.

Lá cờ may thêu bằng lụa tơ tằm dài 13m, rộng 6m phần đầu cờ, 2m phần đuôi cờ. Phía trên có một dải rộng 0,2m theo chiều dài lá cờ. Trước gió xuân lộng thổi, lá cờ như một chiếc đơm (đó) lớn - là vật dùng để đánh bắt cá của ngư dân. Có thể ví như một con cá vàng khổng lồ bơi lượn lờ trên nền trời xanh thẳm. Nhìn lá cờ bay, khiến lòng người xao xuyến, thiêng liêng. Cờ được các nghệ nhân của làng Nủa Chàng, xã Hữu Bằng (Thạch Thất) làm năm Bảo Đại (1933). Có 4 chữ Hán thêu trên mặt cờ: Tứ - giáp - phụng - sự, tức là do 4 giáp (xóm) của làng chài Đại Thần công đức kinh phí để may cờ. Phần mép cờ để lồng cán thêu một dãy lá đề cách điệu và một hàng hình quả trám chạy dài, cầu mong mọi sự tốt lành như quan niệm của đạo Phật. Tiếp đến là một hình vuông lớn biểu trưng cho hình đất mẹ, ở giữa một bồn hoa nở rực rỡ màu sắc, xung quanh có hình rồng bay, phượng múa, hình bát quái. Kế theo là một hình mặt trời to rộng, màu đỏ thẫm, biểu trưng cho bầu trời bao la.

Những tia sáng uyển chuyển tỏa rộng, thể hiện ước nguyện của con người luôn luôn được trời đất che chở và ban phát ân huệ. Dưới ánh mặt trời quang minh là một đám rước, mô tả cuộc hành quân hoành tráng, biểu dương sức mạnh của con người và linh vật. Đi đầu là chiếc thuyền rồng, với những tay chèo vạm vỡ lướt trên sóng nước mênh mông. Tiếp đến là quân bộ cầm cờ, rồi voi chiến, ngựa chiến hùng dũng tiến về phía trước, nơi có ánh mặt trời chiếu tỏa và hình đất mẹ thân yêu. Phía trên của đoàn quân chiến thắng là một đàn chim én bay chấp chới, một con rồng vươn dài và con chim phượng vờn mây… Hình ảnh chim phượng hoàng vượt trên cả mặt trời, vừa là ước mơ, vừa là ý nguyện vươn mình của người dân Đan Phượng. Đó là thâm ý của nghệ nhân? Trên đỉnh cột cờ còn gắn một con cá bằng gỗ và một bó lá cây vạn tuế. Phải chăng là sự tôn vinh nghề sông nước và cầu mong sự hạnh phúc trường tồn của ngư dân? Khi dựng cờ, phải chọn cây gỗ cao 16m, thẳng, chắc chắn. Dựng cột và kéo cờ bằng sức lực của cả dân làng chài Đại Thần.
(0) Bình luận
  • Thưởng lãm 70 tác phẩm mỹ thuật về chiến thắng Điện Biên
    Sáng ngày 3/5/2024 tại Hà Nội đã diễn ra triển lãm Mỹ thuật kỷ niệm 70 năm ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024). Đây là hoạt động văn hóa nghệ thuật do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì, phối hợp với các cơ quan hữu quan tổ chức.
  • Ấn tượng triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt”
    Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam tổ chức triển lãm “Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bản hùng ca bất diệt” tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội). Triển lãm diễn ra từ nay đến hết tháng 10/2024.
  • Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tri ân thế hệ cha anh, lan tỏa truyền thống nhân nghĩa cao đẹp của dân tộc
    Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò (số 1 phố Hỏa Lò, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới” vừa được khai mạc và diễn ra đến hết ngày 30/9/2024.
  • Trưng bày chuyên đề “Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt”
    Ngày 25/4, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khai mạc Trưng bày chuyên đề "Điện Biên Phủ - Tinh thần bất diệt" do Bảo tàng Lịch sử Quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động hướng đến kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 -7/5/2024) và ký Hiệp định Giơnevơ (21/7/1954-21/7/2024).
  • Triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”
    Với hình thức trực tuyến, triển lãm giới thiệu hơn 300 tài liệu, hình ảnh từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia, Bảo tàng tỉnh Điện Biên, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, Lưu trữ Bộ Quốc phòng Pháp và một số cơ quan, đơn vị tỉnh Điện Biên nhằm phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố. Triển lãm “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ” sẽ diễn ra vào ngày 26/4.
  • Triển lãm ''Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam''
    Tối 20/4, Triển lãm "Du lịch qua các miền di sản và danh thắng Việt Nam" chính thức khai mạc tại thành phố Điện Biên Phủ. Đây là một trong chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch trong khuôn khổ Năm Du lịch quốc gia - Điện Biên năm 2024, hướng tới Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/2024 - 7/5/2024).
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Lá cờ độc đáo của cư dân vạn chài
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO