Sự kiện & Bình luận

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết

Kim Thoa 12/07/2024 14:04

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thành công tốt đẹp, đặc biệt công tác lập pháp, với việc Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác góp phần hoàn chỉnh hệ thống xây dựng pháp luật, đáp ứng yêu cầu thực tiễn của đất nước...

ky_hop_thu_7_be_mac.jpg
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết

Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết, cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật khác...

Quốc hội thông qua 11 luật

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) được ban hành nhằm bảo đảm an sinh xã hội; khắc phục căn bản các vướng mắc, bất cập từ thực tiễn thi hành Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 và Nghị quyết số 93/2015/QH13 ; bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính đồng bộ, thống nhất, khả thi, phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và bảo đảm yếu tố bình đẳng giới; mở rộng, gia tăng quyền, lợi ích, tạo sự hấp dẫn để thu hút người lao động tham gia bảo hiểm xã hội; đồng thời, bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho người lao động đang làm việc và người hưởng lương hưu; hoàn thiện cơ chế quản lý và hệ thống tổ chức thực hiện chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu quả, công khai, minh bạch. Luật gồm 11 chương 141 điều.

Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập của Pháp lệnh Công nghiệp quốc phòng, Pháp lệnh Động viên công nghiệp, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, quân sự, bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, phòng thủ và bảo vệ Tổ quốc. Luật gồm 07 chương, 86 điều.

Luật Đường bộ được ban hành để khắc phục những bất cập, hạn chế của Luật Giao thông đường bộ, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ về hoạt động giao thông vận tải đường bộ, thúc đẩy sự phát triển kết cấu hạ tầng đường bộ và bảo đảm tốt hơn quyền tự do đi lại của công dân. Luật gồm 6 chương, 86 điều.

Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được ban hành nhằm khắc phục những bật cập, hạn chế sau 15 năm thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008; tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, chặt chẽ để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Luật gồm 09 chương, 89 điều.

Luật Lưu trữ (sửa đổi) được ban hành nhằm thể chế hóa các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về lưu trữ, đổi mới hoạt động quản lý và thực hiện các nghiệp vụ về lưu trữ, khắc phục những bất cập, hạn chế trong thực tiễn công tác lưu trữ hiện nay, đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, toàn diện và hội nhập quốc tế. Luật gồm 08 chương, 65 điều.

Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 01 kỳ họp; nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế, bất cập trong thực tiễn đấu tranh phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý hành vi vi phạm pháp luật sử dụng các loại vũ khí tự chế, dao, kiếm, mã tấu và nhiều loại công cụ nguy hiểm khác; đồng thời sửa đổi các quy định về trình tự, thủ tục quản lý vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ theo hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng cơ sở dữ liệu, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính trên môi trường điện tử. Luật gồm 8 chương, 75 điều.

z5581141504303_101b3d421306a054e91f62c3ad017396.jpg
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

Luật Thủ đô (sửa đổi) thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" với vị trí, vai trò là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, hướng tới đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan tỏa đề thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển. Luật gồm 07 chương, 54 điều, tập trung quy định những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền thành phố Hà Nội.

Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) thể chế hóa các yêu cầu, nhiệm vụ, giải pháp về cải cách tư pháp trong Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 09/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới và các nghị quyết, văn kiện của Đảng; khắc phục những khó khăn, bất cập của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014. Luật gồm 09 chương, 152 điều.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cảnh vệ được Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình tại 01 kỳ họp; nhằm cụ thể hóa quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng về xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cảnh vệ; bảo đảm tính ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận; bảo đảm hiệu lực, hiệu quả và phù hợp với tiến trình hội nhập, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế; góp phần xây dựng lực lượng Cảnh vệ đáp ứng yêu cầu phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội. Luật gồm 02 điều, sửa đổi, bổ sung 15 điều thuộc 04 chương của Luật Cảnh vệ hiện hành.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản tiếp tục thể chế hoá chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về phát triển dịch vụ đấu giá tài sản theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phòng chống tham nhũng, tiêu cực lãng phí. Luật gồm 3 điều, sửa đổi 44 điều, bãi bõ 02 điều và bổ sung 02 điều mới trong Luật Đấu giá tài sản hiện hành.

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 được Quốc hội bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 và xem xét, thông qua theo quy trình, thủ tục rút gọn tại 01 kỳ họp. Luật gồm 05 điều, quy định theo hướng cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2024 (riêng khoản 10 Điều 255 và khoản 4 Điều 260 của Luật Đất đai có hiệu lực từ ngày 01/01/2025), qua đó góp phần sớm đưa các nội dung đổi mới của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản vào thực tiễn, khơi thông nguồn lực đất đai, kịp thời giải quyết, xử lý dứt điểm các tồn tại, bất cập đã chỉ ra trong quá trình tổng kết thi hành 03 luật và phát huy những ưu việt của chính sách, quy định tiến bộ trong các luật nêu trên; tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp và người dân trong việc thực hiện quyền của người sử dụng đất, bảo vệ quyền lợi cho người có đất bị thu hồi, thúc đẩy sự tham gia hoạt động kinh doanh bất động sản, phát triển nhà ở...

Quốc hội đề nghị Chính phủ bảo đảm và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành các luật từ ngày 01/8/2024; chỉ đạo quyết liệt các Bộ, ngành, địa phương ban hành kịp thời các văn bản để hướng dẫn, quy định chi tiết thi hành các luật bảo đảm chất lượng, tiến độ, không để xảy ra vướng mắc do thiếu văn bản cụ thể hóa.

Quốc hội thông qua 21 nghị quyết

Thông qua 21 nghị quyết, gồm: Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết bầu Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết bầu Phó Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc miễn nhiệm Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm Phó Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Công an nhiệm kỳ 2021 - 2026; 02 Nghị quyết phê chuẩn đề nghị của Chủ tịch nước về Ủy viên Hội đồng Quốc phòng và An ninh; Nghị quyết bầu Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhiệm kỳ 2021 - 2026; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024; Nghị quyết bổ sung dự toán thu ngân sách nhà nước năm 2022 và phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022; Nghị quyết phê chuẩn Văn kiện gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương của Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng; Nghị quyết về bổ sung thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An; Nghị quyết về Quy hoạch không gian biển quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước); Nghị quyết về Chương trình giám sát của Quốc hội năm 2025; Nghị quyết về việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia; Nghị quyết về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khoá XV và Nghị quyết Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV...

Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật

Cho ý kiến lần đầu đối với 11 dự án luật, gồm: Luật Địa chất và khoáng sản; Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ; Luật Phòng không nhân dân; Luật Quy hoạch đô thị và quy hoạch nông thôn; Luật Tư pháp người chưa thành niên; Luật Công chứng (sửa đổi); Luật Công đoàn (sửa đổi); Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi); Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 - 2035. Chính phủ chỉ đạo nghiên cứu tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban khác của Quốc hội, hoàn thiện Hồ sơ theo quy định, trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • [Video] Hương sắc Quảng Phú Cầu
    Có tuổi đời hơn trăm năm, làng hương Quảng Phú Cầu (xã Quảng Phú Cầu, huyện Ứng Hòa) đã trở thành điểm đến của nhiều du khách trong nước và quốc tế khi đến Thủ đô Hà Nội. Đến với Quảng Phú Cầu là đến với những gam màu rực rỡ, đến với những người làm nghề thân thiện, hiền hòa. Mặc cho những biến đổi của đời sống xã hội, những thăng trầm của thời gian, người dân nơi đây vẫn gắn bó cùng nghề làm hương truyền thống ông cha để lại.
  • Trên đỉnh gió
    Không lãng mạn như hình dung, chiếc tàu chở Lam từ bến cảng thành phố ra đảo chính là “tàu há mồm” có niên đại còn nhiều hơn tuổi của cô. Thủy thủ trên tàu lại càng không như cô vẫn thường tưởng tượng về những chàng lính hải quân đẹp trai, từng trải với trái tim nồng nàn và tâm hồn cực kì bay bổng.
  • Hà Nội triển khai ứng phó với bão số 3
    Để ứng phó với bão số 3, UBND thành phố Hà Nội đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, các sở, ban, ngành Thành phố căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục thực hiện nghiêm các công điện, văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố; tiếp tục theo dõi tinh hình thời tiết, thiên tai; tổ chức trực ban nghiêm túc; chủ động, kịp thời triển khai công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và ảnh hưởng sau bão
  • Tăng thời gian đóng cửa sân bay Nội Bài để ứng phó với bão số 3
    Cục Hàng không Việt Nam quyết định kéo dài thời gian tạm ngừng tiếp thu, khai thác tàu bay tại Cảng HKQT Nội Bài thêm 2 giờ, từ 10h00 đến 21h00 ngày 7/9/2024.
Đừng bỏ lỡ
Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua 11 luật, 21 nghị quyết
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO