Khởi công vở ''Chén thuốc độc'' kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam

HNM| 02/10/2021 07:32

Ngày 1-10, Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam khởi công vở diễn "Chén thuốc độc" nằm trong chương trình nghệ thuật kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam (1921-2021).

Khởi công vở ''Chén thuốc độc'' kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam
Nghệ sĩ nhân dân Trịnh Thúy Mùi, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam phát biểu tại lễ khởi công.

Vở kịch nói "Chén thuốc độc" của tác giả Vũ Đình Long công diễn lần đầu tiên vào ngày 22-10-1921 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây được coi là tác phẩm đánh dấu sự hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam.

Phát biểu tại lễ khởi công, Chủ tịch Hội Nghệ sĩ sân khấu Việt Nam Trịnh Thúy Mùi cho biết, việc dựng lại và biểu diễn vở "Chén thuốc độc" là hoạt động chính kỷ niệm 100 năm hình thành và phát triển nghệ thuật sân khấu kịch nói Việt Nam. Đây là dịp để giới nghệ sĩ sân khấu nói chung và sân khấu kịch nói nói riêng cùng ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của kịch nói nước nhà, đồng thời khẳng định với thế hệ đi trước rằng, thế hệ hôm nay đang nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức để chăm lo, thúc đẩy nền kịch nói Việt Nam phát triển hơn nữa.

Vở kịch nói "Chén thuốc độc" lần này do Nghệ sĩ ưu tú Bùi Như Lai đạo diễn, Đỗ Trí Hùng biên tập, họa sĩ Hoàng Phong thiết kế mỹ thuật, nhạc sĩ Giáng Son sáng tác ca khúc, nghệ sĩ Lê Phương biên đạo múa, với sự tham gia biểu diễn của các nghệ sĩ Nhà hát Kịch Việt Nam, Nhà hát Tuổi trẻ, Nhà hát Chèo Hà Nội, sinh viên lớp Diễn viên tài năng K39, Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội. Có thể kể đến một số nghệ sĩ nổi bật tham gia như các Nghệ sĩ nhân dân Lê Khanh, Việt Thắng; các Nghệ sĩ ưu tú Xuân Bắc, Trịnh Mai Nguyên, Hoài Thu; các diễn viên Khuất Quỳnh Hoa, Việt Hoa, Thanh Bình, Thu Hà, Hồng Phúc, Tùng Linh...

Khởi công vở ''Chén thuốc độc'' kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam
 Các nghệ sĩ tham gia sáng tạo vở diễn.

Theo đạo diễn Bùi Như Lai, bản dựng lần này vẫn bảo đảm giữ được tinh thần, cấu trúc vở kịch, nhưng sẽ mang tiết tấu, nhịp sống đương đại để hấp dẫn và phù hợp với khán giả hiện nay.

Tác phẩm dự kiến hoàn thiện vào cuối tháng 10 và ra mắt khán giả tại Nhà hát Lớn Hà Nội khi dịch bệnh được kiểm soát, sân khấu được mở cửa trở lại đón khán giả.

(0) Bình luận
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khởi công vở ''Chén thuốc độc'' kỷ niệm 100 năm sân khấu kịch nói Việt Nam
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO