Khi nghệ sĩ giải nghệ mới "lộ" mọi sự hào nhoáng chỉ là diễn?

Ngọc Mai/Giadinh| 25/04/2019 10:04

Mới đây, nam diễn viên nổi tiếng của “Gạo nếp gạo tẻ” Hoàng Anh tuyên bố giã từ màn ảnh và sang Mỹ định cư sau một thời gian dài chờ đợi vô vọng một lời mời diễn xuất - dù trước đó từng được khen đắt show.

Sau khi đặt chân đến đất Mỹ đoàn tụ cùng vợ con, Hoàng Anh đã có bài chia sẻ thẳng về sự thật cuộc sống nghệ sĩ: đó là nghèo, thất nghiệp và chờ đợi trong mỏi mệt.

Nam diễn viên khẳng định thực tế này không chỉ riêng cá nhân mà là tình trạng chung của nhiều diễn viên. Nếu diễn viên truyền hình nào còn bám trụ với nghề và xem nó như kinh tế chính để nuôi gia đình thì đảm bảo sống không nổi. Đóng phim thôi không đủ sống đâu. Vậy nên mới có chuyện các diễn viên làm thêm nghề tay trái để kiếm thu nhập, có người bán hàng online, có người mở cửa hàng hay làm nhiều thứ khác. Cá nhân anh cho biết, tiền đi đóng phim để lo cho bản thân còn chưa được thì làm sao lo cho gia đình được chứ.

“Tôi nói những điều này là thật, mà lời nói thật thì luôn phũ phàng. Nghề diễn khắc nghiệt lắm, không phải lúc nào cũng rực rỡ hào quang như những gì mọi người thấy đâu” - Hoàng Anh khẳng định.

Hoàng Anh được chú ý nhiều hơn từ sau Gạo nếp gạo tẻ ...

Hoàng Anh được chú ý nhiều hơn từ sau "Gạo nếp gạo tẻ" ...

Nam diễn viên chia sẻ thêm, từ sau “Gạo nếp gạo tẻ” thì đúng là tên tuổi đi lên. Anh cũng đã nhận lời quảng cáo trên Facebook rồi đi event rất nhiều, nhưng thu nhập này chỉ mang tính thời vụ và là phần phụ thôi. Đó không phải nguồn thu cố định, đủ trang trải chi phí và lo cho gia đình. Với người diễn viên, đóng phim vẫn là nguồn thu nhập chính. Mà thị trường phim khó khăn khiến giá cát sê của diễn viên đi xuống.

“Tôi là diễn viên truyền hình mà, giờ không có phim đóng, tôi biết làm gì đây? Đóng phim quả thật là không sống nổi. Cứ ngồi chờ người ta mời mình mãi, cảm giác đó nó rất khó chịu. Rồi nghĩ tới vợ con đang ở Mỹ cũng chờ đợi mình như thế. Tôi đành phải lựa chọn thôi. Sẽ có rất nhiều người tiếc cho tôi, nhưng tôi nói thẳng lý do là như vậy. Tôi buồn vì phim truyền hình Việt Nam không còn thịnh như xưa nữa” - Hoàng Anh nói.

... nhưng cái kết thật buồn!

... nhưng cái kết thật buồn!

Nhiều khán giả cảm thán cho số phận nghệ sĩ: “Nghề này cũng bạc nhỉ, cứ tưởng nổi thế là lắm tiền ai dè đâu cũng chỉ hào nhoáng phù du”; "Một quyết định đúng đắn. Nhiều người chỉ vì cái danh hão mà để thời cơ và tuổi tác trôi đi, khi nhận ra thì đã muộn".

Trước đó với hiệu ứng truyền thông từ thành công của “Gạo nếp gạo tẻ” nhiều người đã từng rất ngưỡng mộ những dàn diễn viên chính đắt show liên tiếp. Khán giả luôn thấy nghệ sĩ trong hình ảnh quần là áo lượt sang trọng lướt đi trên thảm đỏ. Rồi cuối cùng, sự thực phũ phàng được phơi bày khi một diễn viên không “cố” được với nghề buộc phải giải nghệ.

Trước đó, một diễn viên hot của “Sống chung với mẹ chồng” từng tâm sự thật thà khi nhận lời mời show rằng, các đơn vị quảng cáo cũng tận dụng sức nóng của tên tuổi diễn viên khi phim đang chiếu vậy nên các diễn viên cũng tranh thủ “làm kinh tế” vì hết phim thì hết hot.

Diễn viên trẻ Hoàng Mai Anh (thủ vai Trúc - Những cô gái trong thành phố) nổi danh tại Sài Gòn từ rất sớm, có nhận xét rằng: “Ai cũng nói thị trường miền Nam là mảnh đất hứa với nghệ thuật nhưng đứng hay đổ còn phụ thuộc duyên nữa. Thời đầu mới vào Nam tôi đã nhận được rất nhiều vai diễn, có lúc đóng 2 phim cùng lúc catse đóng phim nhiều không thì không nhiều. Nhưng sau những phim đang hot thì cái lợi là tính thương mại phía sau: nhiều show, job, quảng cáo, .... Giàu vì thế chứ nhìn về phim thì không thể giàu”.

Em gái Lâm đồ tể cũng kinh doanh để nuôi đam mê

"Em gái Lâm đồ tể" cũng kinh doanh để nuôi đam mê

Mới đây, nữ diễn viên Thuý An - em gái “Lâm đồ tể” trong bộ phim truyền hình thu hút “Những cô gái trong thành phố” cũng thẳng thắn chia sẻ về mặt trái của hào quang nghệ sĩ.

Thuý An cho biết: “Thực tế tiền cát sê phim truyền hình rất thấp không đủ để mua phục trang nhưng là diễn viên, người của công chúng thì vẫn phải “cắn răng” mà đầu tư cho vai diễn. Vì đơn giản không diễn viên nào muốn khán giả thấy hình ảnh cũ, sự lặp lại nhất là về trang phục. Hoặc, dù có muốn được các nhãn hàng mời sự kiện hay quảng cáo thì hình ảnh cũng phải ra sao, phù hợp thế nào thì mới được mời chứ? Vậy là nghệ sĩ cố sống cố chết trong cái vòng luẩn quẩn đó.

Vậy rồi tiền đâu ra để trang trải cuộc sống? Cát sê chỉ là sự tiêu pha vòng tròn thôi, chẳng thể nuôi sống nghệ sĩ vì thế tôi buộc phải tìm hướng kinh doanh. Ai rồi cũng vậy thôi. Đam mê thì cũng phải có tiền chứ. Cái nghề này nhiều khi bạc vậy đấy. Còn chưa kể “tre già măng mọc” mà mọc như nấm” - Thuý An chia sẻ.

Lê Khánh là cái tên luôn bận rộn và đắt show hoạt động nghệ thuật, nhưng cô cũng sớm “chuyển sân” kinh doanh với quán ốc mang tên mình. Nữ diễn viên từng chia sẻ: “Nghề diễn viên bấp bênh lắm nên tôi cũng muốn làm thêm một cái gì đó khác để ổn định về kinh tế, thế thì mình mới theo đuổi được nghệ thuật lâu dài mà không phải sân si, tính toán quá nhiều”.

Vậy mới biết cái nghề yêu cầu “chất nghệ” nên nghệ sĩ cứ phải phù phiếm, tỏ ra hào nhoáng nhưng đằng sau đó là sự “oằn người”: diễn từ phim ra đời!

(0) Bình luận
  • Văn học thiếu nhi Việt Nam: Những bước chuyển mình sau ngày đất nước thống nhất
    Sau 21 năm bị chia cắt, hai miền Nam - Bắc Việt Nam được nối liền một dải nhờ chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975. Hòa chung niềm vui lớn của đất nước là niềm vui của sách văn học thiếu nhi khi được phát hành suốt từ Bắc tới Nam.
  • Hình ảnh người mẹ qua các tác phẩm trong sách giáo khoa Ngữ văn hiện nay
    Trong thơ ca Việt Nam, hình tượng người mẹ không chỉ mang ý nghĩa sinh thành, dưỡng dục mà còn là biểu tượng của sự hi sinh thầm lặng, lòng bao dung vô hạn và những giá trị văn hóa truyền thống bền vững.
  • Cây bút nữ với đề tài chiến tranh
    Trong lịch sử văn học, khi đề cập đến đề tài chiến tranh, phần lớn những gương mặt được ghi dấu trên văn đàn thường là nam giới.
  • Dòng chảy hiện sinh trong thơ hiện đại Việt Nam
    Trong triết học phương Tây hiện đại, chủ nghĩa hiện sinh nổi bật như một cuộc đối thoại sâu sắc với thân phận con người, đặt ra những câu hỏi day dứt về sự tồn tại và mối quan hệ giữa cái hữu hạn - cái vô cùng.
  • Tổ quốc trong sáng tác của các cây bút trẻ
    Trong trái tim mỗi người con nước Việt, bóng hình đẹp đẽ và thiêng liêng, kiêu hùng và nhân hậu chính là Tổ quốc. Tổ quốc rạng ngời trên trang viết của bao thế hệ đi trước, rồi được kế thừa bởi thế hệ trẻ hôm nay. Mỗi tác giả có một cách thể hiện khác nhau về đề tài Tổ quốc, mỗi tác phẩm là một nét vẽ riêng về dáng hình Việt Nam, góp phần hình thành nên diện mạo chung của đất nước tráng lệ và linh thiêng trong văn chương nghệ thuật. Tiếp nối sự thành công và dấu ấn sâu đậm mà những cây bút thời kỳ trước ma
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nhà văn Bùi Tiểu Quyên ra mắt sách mới viết cho thiếu nhi - "Xám Ngố đi thành phố"
    Sau thành công của “Cà Nóng chu du Trường Sa” và “Hùm Xám qua sông”, nhà văn Bùi Tiểu Quyên tiếp tục ghi dấu trong lòng độc giả với “Xám Ngố đi thành phố” - phần hai tiếp nối hành trình của chú chó đặc biệt mang sứ mệnh lưu giữ ký ức và sẻ chia tình yêu thương. Tác phẩm do Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành, ra mắt đúng dịp Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4, cũng là dịp kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
  • "Thành phố Hồ Chí Minh – Giờ khắc số 0": Lịch sử Việt Nam qua góc nhìn báo chí quốc tế
    Kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025), Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật ra mắt bạn đọc cuốn sách “Thành phố Hồ Chí Minh - Giờ khắc số 0 - Những phóng sự về kết thúc cuộc chiến tranh 30 năm”. Đây là một ấn phẩm đặc biệt không chỉ tái hiện thời khắc lịch sử trọng đại của dân tộc Việt Nam qua góc nhìn của các nhà báo quốc tế mà còn là minh chứng sống động cho giá trị của sự thật, của ký ức và của niềm tin vào một tương lai hòa bình sau những năm tháng chiế
  • Nhiều bộ phim cách mạng được chiếu miễn phí tại Hà Nội vào dịp kỷ niệm 50 năm thống nhất non sông
    “Biệt động Sài Gòn”, “Cánh đồng hoang”, “Giải phóng Sài Gòn”, “Mùa xuân toàn thắng”… những bộ phim sống cùng lịch sử sẽ được công chiếu cho khán giả Thủ đô trong chương trình Những ngày phim Việt Nam kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025) tại Rạp Ngọc Khánh (523 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội).
  • Phát động phong trào thi đua triển khai công tác tuyên truyền, vận động GPMB dự án trọng điểm
    Để triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 36-CT/TU, ngày 28/11/2024 của Thành ủy “Về đẩy mạnh công tác dân vận trong công tác quy hoạch; công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
  • “Yêu lắm Việt Nam” – Khi công nghệ thắp sáng tình yêu đất nước
    Chiều 17/4, tại Hà Nội, Báo Nhân Dân chính thức công bố triển khai dự án “Yêu lắm Việt Nam” – một sáng kiến ứng dụng công nghệ số kết hợp chip NFC (kết nối không dây tầm ngắn) để lan tỏa tình yêu quê hương, quảng bá các địa danh lịch sử, văn hóa và du lịch khắp mọi miền Tổ quốc. Đây là món quà đầy ý nghĩa nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Đừng bỏ lỡ
Khi nghệ sĩ giải nghệ mới "lộ" mọi sự hào nhoáng chỉ là diễn?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO