Khi múa rối dẫn dắt trẻ thơ bước vào cổ tích

Miên Thảo| 17/05/2018 09:42

“Kìa nữ hoàng băng giá, người nhện và siêu nhân…”, “Ghét mẹ con Lý Thông quá, nhưng sao chàng Thạch Sanh lại tin người đến thế?” “Ồ, những nhân vật của câu chuyện cổ tích “Nàng công chúa ngủ trong rừng” được kết bằng bóng đẹp quá!”, “Vũ điệu vua sư tử mới tuyệt làm sao”… Không chỉ những khán giả nhí mà cả các bậc phụ huynh khi đến thưởng thức buổi tổng duyệt của hai chương trình mới chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi và chào hè 2018 của Nhà hát múa rối Thăng Long đã bày tỏ niềm thích thú như thế…

Khi múa rối dẫn dắt trẻ thơ bước vào cổ tích
Truyện “Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn” được kể bằng nghệ thuật múa rối trong chương trình “Thế giới của chúng em” của Đoàn nghệ thuật 1, Nhà hát Múa rối Thăng Long. Ảnh: MT
Kết nối bằng câu chuyện đầy thân tình, ấm áp từ chuyến đi du lịch của đại gia đình có cả ông bà, bố mẹ, với chương trình “Thế giới của chúng em”, đạo diễn, NSƯT Đức Hùng và ê kíp sáng tạo như NSƯT Quỳnh Lan, Quỳnh Trâm, Thanh Hương (biên đạo múa);  Hữu Tuấn (âm thanh); Hải Phong (ánh sáng)… cùng các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật 1 đã  khéo léo dẫn dắt khán giả nhí cùng bước vào câu chuyện cổ tích rất đỗi quen thuộc như Thạch Sanh, Nàng Bạch Tuyết và bảy chú lùn. Ở đây các em nhỏ có dịp gặp lại mẹ con Lý Thông, chàng Thạch Sanh, công chúa Quỳnh Nga, đại bàng, bảy chú lùn… không chỉ là những nhân vật được các nghệ sĩ trực tiếp hóa thân mà còn là những nhân vật rối được tạo hình đẹp, biểu diễn sinh động với cách xuất hiện đầy bất ngờ, thú vị. Không bó hẹp không gian biểu diễn cố định tại tấm nhung đen mà các nhân vật rối và người luôn thoắt ẩn, thoắt hiện khắp không gian thủy đình của rạp 57B Đinh Tiên Hoàng. Chỉ với chiếc đèn chiếu hắt lên trần và mẹ con Lý Thông ló đầu ra, các nghệ sĩ đã dẫn dắt khán giả cùng tưởng tưởng về một cái hang sâu, nơi đó có chàng  Thạch Sanh dũng cảm giải cứu công chúa Quỳnh Nga. Hay như, có những giây phút sân khấu rối cạn và rối nước như hòa làm một với những kỹ thuật điêu luyện khi cùng kể về trận chiến giữa Thạch Sanh và đại bàng… Không chỉ thế, truyện cổ tích Thạch Sanh được kể lại lần này còn có nhiều góc nhìn mới lạ, cập nhật thời sự. Chẳng hạn như mẹ con Lý Thông tiết lộ chuyện nấu rượu… dởm. Hoặc là đại bàng vạch mặt mẹ con Lý Thông gian dối… Mỗi sáng tạo trong cách thể hiện của các nghệ sĩ đã khiến khán giả nhí vừa thích thú vừa hồi hộp không thể dời mắt. Bên cạnh những câu chuyện cổ tích ấy, cũng ở chương trình “Thế giới của chúng em”, các khán giả nhí còn được hòa mình vào thế giới âm nhạc đa sắc mà tràn đầy yêu thương đến từ khắp năm châu cũng như những nhân vật hoạt hình nổi tiếng như nữ hoàng băng giá, người nhện, siêu nhân… Một sân khấu đẹp lung linh đã được thắp sáng cùng những vũ điệu giữa người và rối… 

Khi múa rối dẫn dắt trẻ thơ bước vào cổ tích
Truyện “Nàng công chúa ngủ trong rừng” của Đoàn nghệ thuật 2, Nhà hát Múa rối Thăng Long đem lại nhiều màu sắc thú vị với cách tạo hình con rối bằng bóng bay. Ảnh: MT
Đoàn nghệ thuật 2 lại chào mừng ngày quốc tế thiếu nhi và chào hè 2018 với 5  tiết mục: "Hoa ban đỏ”, "Vườn thú đáng yêu", "Đại dương xanh", "Cô bé quàng khăn đỏ” và "Nàng công chúa ngủ trong rừng". Ở chương trình này,  đạo diễn, tác giả NSƯT Lê Chí Kiên cùng ê kíp sáng tạo như NSƯT Lê Thu Huyền (tác giả), họa sĩ Ngọc Bích, Cao Minh Trang…, biên đạo múa Ngọc Trâm, âm thanh Anh Tuấn, ánh sáng Ngọc Linh – Hữu Đức… và các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật 2 như NSƯT Công Bích Thủy, NSƯT Lê Thu Huyền, NSƯT Nguyễn Hồ Thủy Tiên… đã quyến rũ các em thiếu nhi bằng cách tạo hình con rối khá độc đáo khi kể câu chuyện “Nàng công chúa ngủ trong rừng”. Đấy là nàng công chúa, chàng hoàng tử, vua, hoàng hậu và các bà tiên đã được chính các nghệ sĩ tự tay tạo hình bằng những quả bóng bay đủ sắc màu. Với tiết mục “Hoa ban đỏ”, bên cạnh những vũ đạo nhí nhảnh, các em nhỏ cũng vô cùng ngạc nhiên trước những con rối được tạo hình ngay từ những chiếc ô đỏ thắm… Ngoài ra, ở chương trình này, khán giả nhí được dịp đắm mình trong thế giới thiên nhiên đầy quyến rũ khi cùng cô bé quàng khăn đỏ và các chị ong đấu trí với mụ phù thủy hay đến với đại dương xanh cũng như tham gia ban nhạc rừng xanh…

Theo NSƯT Chu Lượng, Giám đốc Nhà hát Múa rối Thăng Long, vào mỗi dịp tết thiếu nhi 1/6, nhiều năm qua, Nhà hát múa rối Thăng Long chủ động xây dựng nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc, hấp dẫn được dàn dựng với phong cách mới lạ. Mỗi chương trình luôn là thế giới của màu sắc, âm thanh được kết hợp hài hòa giữa rối và người để kể những câu chuyện gần  gũi, dễ hiểu mà ý nghĩa. “Chúng tôi luôn nỗ lực đem đến cho các em nhỏ những bữa tiệc nghệ thuật thú vị. Ngoài việc tổ chức biểu diễn tại rạp 57B Đinh Tiên Hoàng, các nghệ sĩ luôn sẵn lòng đem những món quà này đến tận tay các em ở các đơn vị, trường học…” – NSƯT Chu Lượng cho biết. 
(0) Bình luận
  • Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Nghệ An cùng các đơn vị có liên quan tổ chức Triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
  • Trao 80 di ảnh phục dựng chân dung Anh hùng liệt sĩ tại tỉnh Ninh Bình
    Trong không khí trang nghiêm và xúc động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 – 22/12/2025); vừa qua, Hội Cựu Công an Nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình, phối hợp với “Trái tim người lính Việt Nam,” đã tổ chức Lễ trao Di ảnh Anh hùng - Liệt sĩ CAND và Anh hùng – Liệt sĩ có thân nhân là Công an tỉnh Ninh Bình, như một hành động thiết thực thể hiện lòng tri ân sâu sắc đối với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
  • Trưng bày “Gan vàng dạ sắt”: Thế hệ trẻ thêm vững bước trên con đường bảo vệ và xây dựng Tổ quốc
    Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) và 35 năm Ngày Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò (TP. Hà Nội) tổ chức trưng bày chuyên đề “Gan vàng dạ sắt”. Đây là sự kiện không chỉ gợi nhắc ký ức hào hùng mà còn lan tỏa niềm tự hào, khơi dậy tinh thần yêu nước cho thế hệ hôm nay.
  • Triển lãm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và truyền thống khoa bảng Hải Phòng
    Triển lãm được chắt lọc từ hàng trăm tư liệu nhằm tái hiện lại quá trình hình thành và phát triển của Văn Miếu – Quốc Tử Giám, một trong những di sản quan trọng bậc nhất của Thủ đô Hà Nội, biểu tượng của văn hiến và trí tuệ Việt, đồng thời tôn vinh truyền thống hiếu học cũng như danh nhân văn hóa Hải Phòng.
  • Tổ chức triển lãm tranh cổ động cỡ lớn Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam
    Thứ trưởng Bộ VH-TT&DL Trịnh Thị Thủy vừa cho biết, cuộc triển lãm tranh cổ động cỡ lớn tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024) sẽ được tổ chức vào tháng 12/2024, dự kiến giới thiệu 150 đến 200 tác phẩm đến công chúng.
  • 29 tác phẩm xuất sắc nhận giải thưởng Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7
    Sáng ngày 29/11, sự kiện khai mạc Festival Mỹ thuật trẻ lần thứ 7 đã diễn ra tại Trung tâm Nghệ thuật Đương đại Vincom (VCCA). Các tác phẩm trong festival phản ánh đa dạng thực tế cuộc sống và cho người xem thấy được sự trăn trở của các nghệ sỹ trẻ trước các vấn đề trong cuộc sống, xã hội đương đại.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
Đừng bỏ lỡ
Khi múa rối dẫn dắt trẻ thơ bước vào cổ tích
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO