Sự kiện & Bình luận

Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số, phát triển du lịch, văn hóa

Hương Giang 17/07/2024 18:11

Tỉnh uỷ Khánh Hoà và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số, phát triển du lịch, văn hoá, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản.

Ngày 16/7, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Khánh Hòa có buổi làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế để trao đổi kinh nghiệm về kết quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện chuyển đổi số, phát triển du lịch và văn hóa, xây dựng thành phố trực thuộc Trung ương theo đặc trưng đô thị di sản Cố đô gắn với thúc đẩy các cơ chế, chính sách đặc thù của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Đoàn công tác của Tỉnh ủy Khánh Hòa do ông Nguyễn Hải Ninh - Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa làm Trưởng đoàn. Tiếp và làm việc với đoàn có Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cùng Ban Thường vụ Tỉnh ủy và lãnh đạo các sở, ban, ngành.

2024.7.16.lamviectinhuykhanhhoa5..jpg
Đoàn công tác của Tỉnh ủy Khánh Hòa trao đổi, làm việc với Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế.

Nhằm xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh là con đường phù hợp nhất để tạo điều kiện cho Thừa Thiên Huế khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh và lợi thế so sánh cho phát triển bền vững. Đồng thời là cơ sở, điều kiện thuận lợi để Thừa Thiên Huế bảo vệ, giữ gìn và phát huy được giá trị quần thể di tích, di sản có quy mô lớn nhất, mang tính toàn vẹn, điển hình nhất của Việt Nam, góp phần gìn giữ, củng cố bản sắc văn hoá dân tộc trong quá trình hội nhập quốc tế và nâng cao giá trị, sức thu hút của điểm đến Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới.

Báo cáo tại buổi làm việc, năm 2023 tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Thừa Thiên Huế đạt 7,03% (xếp thứ 28/63 tỉnh/thành cả nước và 9/14 tỉnh/thành trong vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ) và thu ngân sách đạt 11.452 tỷ đồng (vượt 15% dự toán). Năm 2023, chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) xếp vị trí thứ 1 toàn quốc (tăng 5 bậc so với năm 2022), Chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) xếp thứ 17 (tăng 2 bậc so với năm 2022) và Chỉ số về năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) xếp vị thứ 8 toàn quốc (giảm 2 bậc so với năm 2022).

Về phát triển kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 6,01%. Doanh thu du lịch đạt 4.300 tỷ đồng (tăng 19% so với cùng kỳ) và lượng khách du lịch đến Huế đạt gần 2 triệu lượt (tăng 24,6% so với cùng kỳ). Thu ngân sách đạt 6.001 tỷ đồng (tăng 21,2% , bằng 50,9% dự toán) và chi ngân sách nhà nước đạt 6.198 tỷ đồng (đạt 39% dự toán)…

Tại buổi làm việc, Tỉnh uỷ Khánh Hoà và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tập trung các nội dung về việc xây dựng Đề án thành lập thành phố trực thuộc Trung ương, kinh nghiệm về giải pháp thực hiện mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, xây dựng cơ chế chính sách nhằm tạo thuận lợi cho các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp triển khai chuyển đổi số. Đặc biệt, lãnh đạo Tỉnh uỷ Khánh Hoà và Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế đã dành nhiều thời gian để chia sẻ về kinh nghiệm thực hiện chuyển đổi số như việc xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, kho dữ liệu số, trung tâm điều hành thông minh, xây dựng chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, Chính sách thu hút đầu tư vào ngành công nghệ cao, công nghệ thông tin, chính sách thu hút nhân lực công nghệ thông tin, chính sách đào tạo nhân lực CNTT.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Nguyễn Thanh Bình chia sẻ, với sự quyết tâm cao của lãnh đạo tỉnh, sự vào cuộc của các cơ quan, ban, ngành trong thời gia qua, hiện nay tỉnh Thừa Thiên Huế đã đạt được nhiều kết quả nhất định trong công tác cải cách hành chính, ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh. Thừa Thiên Huế đang tích cực triển khai trong xây dựng đô thị thông minh, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT), xây dựng Chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền phục vụ ngày càng tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp…

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu cho rằng, tỉnh Thừa Thiên Huế kết hợp nhiều tập đoàn viễn thông chia sẻ phân khúc và nền tảng công nghệ ký kết lâu dài với tập đoàn Vietel để thúc đẩy chuyển đổi số. Bên cạnh đó, ý chí lãnh đạo rất quan trọng để bác bỏ sức ỳ nếp cũ phải quyết tâm vào cuộc, đẩy mạnh ứng dụng số hóa trong công tác chỉ đạo, điều hành. Về vấn đề văn hóa, hai nhiệm kỳ liên tục có Nghị quyết chuyên đề về phát triển văn hoá, du lịch với mục tiêu là phát huy bản sắc văn hóa địa phương, nâng cao hiệu quả các phong trào văn hóa, huy động lực lượng chung tay xây dựng Thừa Thiên Huế thêm xanh – sạch – sáng và phát huy các loại hình văn hóa vật thể, phi vật thể, duy trì Lễ hội Festival.

Theo Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu, tỉnh Thừa Thiên Huế thuận lợi được đặc thù về tiêu chí thành phố di sản nên cần lựa chọn thế mạnh để làm tiêu chí và đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Trên cơ sở Nghị quyết số 54-NQ/TW, nhiều chính sách, kế hoạch phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đã được ban hành nhằm khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên đất cố đô.

2024.7.16.lamviectinhuykhanhhoa1..jpg
Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế Lê Trường Lưu phát biểu tại buổi làm việc.

Trong buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Hải Ninh trao đổi và đánh giá cao những kinh nghiệm Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chia sẻ, đây là những kinh nghiệm quý trong lĩnh vực chuyển đổi số, tỉnh Thừa Thiên Huế đạt được trong công tác triển khai ứng dụng CNTT, xây dựng chính quyền điện tử, đô thị thông minh và đã có bước phát triển vượt bậc. Qua đó, với những kết quả đạt được trong chuyển đổi số đã tạo nên một diện mạo mới với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số, đô thị thông minh… đã đóng góp quan trọng vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội…

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Khát vọng người lính trẻ
    Tôi tìm gặp Nho bên bờ sông. Nho đang ngồi xếp bằng, cúi mặt, tay xé mấy cọng lục bình. Nho buồn rười rượi…
  • Cơm cà muối mặn, rưng rưng ngày bão
    Đã hai ngày rồi, cơn bão ghé ngang qua nhà. Mẹ ngồi buồn bã trước thềm. Mưa gió, đàn vịt, đàn gà chẳng đi kiếm ăn được. Chúng nép mình dưới bụi chuối, co ro bởi đôi cánh đã ướt rượt. Đàn gà con nối đuôi nhau, lạc giọng tìm mẹ.
  • Luật Thủ đô (sửa đổi): Phát triển Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” từ chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư
    Kết luận số 80-KL/TƯ gần đây, Nghị quyết số 15/NQ-TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị đã xác định việc xây dựng và phát triển Hà Nội “Văn hiến – Văn minh – Hiện đại” là nhiệm vụ trọng tâm. Để hiện thực hóa mục tiêu này, ngoài tinh thần “Hà Nội vì cả nước – Cả nước vì Hà Nội”, Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa được Quốc hội khóa XV thông qua đã có các chính sách mới về tài chính, ngân sách, đầu tư, huy động nguồn lực phát triển Thủ đô.
  • Thường Tín: Tập trung thực hiện phương án chống bão YAGI
    Do ảnh hưởng của bão số 3, trong ngày 7/9 trên địa bàn huyện Thường Tín đã có mưa kèm theo gió giật mạnh. Từ chiều đến tối nay là thời điểm bão số 3 tác động mạnh nhất đến Hà Nội.
  • EVN khẳng định không cắt điện ở Hà Nội do bão số 3
    Trước tin đồn về ảnh hưởng bão số 3 đến tình hình cung cấp điện, EVN và các đơn vị thành viên khẳng định nội dung trên là tin thất thiệt. Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVN Hà Nội) cũng cho biết, EVN Hà Nội không có lịch cắt điện để phòng chống bão số 3. Chính vì vậy, những thông tin cho rằng EVN Hà Nội cắt điện toàn TP vào tối nay là thông tin thất thiệt.
Đừng bỏ lỡ
Khánh Hòa và Thừa Thiên Huế chia sẻ kinh nghiệm về chuyển đổi số, phát triển du lịch, văn hóa
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO