Khai thác tiềm năng hai bên sông Hồng

KTĐT| 14/04/2022 06:59

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng được duyệt là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết từng khu vực chức năng, lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch.

Để thực hiện cần có sự quyết tâm để giải quyết thách thức trong nhiều vấn đề, nhất là xác lập cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi kêu gọi đầu tư.
Sông Hồng đoạn chảy qua quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng
Sông Hồng đoạn chảy qua quận Tây Hồ, Hà Nội. Ảnh: Phạm Hùng  

Vị thế sông Hồng trong phát triển Thăng Long - Hà Nội

Sông Hồng với chiều dài hơn 1.200km, qua Việt Nam gần 500km, qua Hà Nội chiều dài khoảng 160km, qua đô thị trung tâm khoảng 40km. Sự biến đổi dòng chảy của sông Hồng đã tác động đến phát triển Hà Nội. Ngay từ thời phong kiến, mở đầu là thời Lý đã tạo lập đê cục bộ để gắn kết với kinh thành. Thời Pháp thuộc đã tạo được hệ thống đê để khai thác mặt nước đồng bộ, nhất là giao thông thủy liên kết vùng. Quá trình nghìn năm đã tạo nên không gian khu vực hai bên sông Hồng không chỉ là đặc thù về cảnh quan thiên nhiên mà còn được bồi bổ thêm về giá trị văn hóa truyền thống, các di tích lịch sử, kiến trúc.

Từ sau năm 1954 đến nay, không gian hai bên sông Hồng có chức năng ngày càng phong phú cả cảnh quan, phát triển kinh tế, văn hóa, nơi cư trú của một bộ phận không nhỏ cư dân. Từ hơn 30 năm qua đã có nhiều nghiên cứu về quy hoạch xây dựng hai bên sông Hồng với sự tham gia của cả trong và ngoài nước. Nhiều dự án của các cơ quan quản lý, tổ chức xã hội nghề nghiệp và cả hợp tác với nước ngoài (Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Italia…) đã đề xuất nhiều ý tưởng mới để phát huy giá trị khu vực hai bên sông Hồng. Từ an toàn thoát lũ, chỉnh trị lòng sông, giao thông thủy, giao thông ven sông, xây dựng không gian xanh, công viên đến xây dựng đô thị mới đa chức năng từ để ở đến dịch vụ thương mại, du lịch.

Sau mở rộng địa giới hành chính Hà Nội năm 2008, trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô đến 2030, đã có định hướng phát triển khu vực hai bên sông Hồng lên tầm cao mới. Đó là trục không gian cảnh quan trung tâm của Thủ đô, nơi bố trí các công viên, công trình văn hóa, giải trí lớn để tổ chức những sự kiện có ý nghĩa của Thủ đô. Trong Luật Thủ đô (2013) cũng đã xác định "Không gian, kiến trúc, cảnh quan và xây dựng đô thị của Thủ đô phải được quản lý theo quy hoạch, bảo đảm bảo tồn, tôn tạo, phát huy có hình thái kiến trúc, có giá trị văn hóa, lịch sử, tạo lập không gian xanh của Thủ đô, không gian cảnh quan khu vực hai bên sông Hồng”.

Để thực hiện những định hướng trên, ngay từ tháng 10/2012, TP đã xác định nhiệm vụ quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng. Đây là đồ án quy hoạch phức hợp, tích hợp đa ngành, chịu tác động của nhiều luật về xây dựng, quy hoạch đô thị, kiến trúc quy hoạch, phòng chống thiên tai, đê điều, quy hoạch vùng, quy hoạch phòng chống lũ…

Qua gần 10 năm nghiên cứu với sự tích cực của TP Hà Nội và phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan, sự tham gia của các tổ chức xã hội, nghề nghiệp, giới chuyên gia, cộng đồng, vào cuối tháng 3/2022 vừa qua UBND TP đã có quyết định 1045/QĐ - UBND phê duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng (đoạn từ cầu Hồng Hà đến cầu Mễ Sở) với quy mô 11.000ha thuộc địa giới hành chính của 55 xã, phường thuộc 13 quận, huyện.

Trong đó ngoài diện tích mặt nước gần 3.600ha, còn khoảng hơn 7.000ha trong đó có hơn 5.000ha đất bãi, còn lại là đất ở dân dụng, đất cây xanh, hạ tầng kỹ thuật, an ninh quốc phòng và di tích. Đây là quy mô đất lớn gần gấp 2 lần quỹ đất khu nội đô lịch sử. Kết quả này thể hiện sự năng động, quyết liệt của TP, tạo đột phá về diện mạo để Thủ đô phát triển bền vững. Đồng thời nâng cao chất lượng sống cho người dân theo hướng văn minh, hiện đại.

Quy hoạch phân khu được duyệt đã tuân thủ yêu cầu thoát lũ. Các bãi sông được sử dụng lấy mục tiêu phòng chống lũ là mục tiêu hàng đầu, ứng dụng công nghệ mới để đảm bảo an toàn, đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Các khu dân cư đủ diện tích để dung nạp quy mô 300.000 người (đến 2050), trong đó cải tạo, chỉnh trang cho khoảng 215.000 người, nhóm nhà ở xây dựng mới cho 85.000 người. Một số hộ dân trong phạm vi bảo vệ đê điều, khu vực bị sạt lở, mất an toàn, khu có lũ lớn sẽ phải di dời. Các khu dân cư được tồn tại cải tạo đảm bảo đồng bộ hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bảo tồn đất dịch vụ, làng nghề, các công trình tôn giáo, di tích, công viên có chức năng đô thị, nông nghiệp hoặc tổng hợp.

Điểm đặc biệt về giao thông là xây dựng 2 tuyến đường dọc sông với mặt cắt ngang 40 - 60m phục vụ 8 - 10 làn xe. Nâng cấp tuyến đường đê qua nội đô thành đường liên khu vực có bề rộng 40 - 50m cho 6 - 8 làn xe. Xây dựng mới 7 cầu đường bộ qua sông như: Trần Hưng Đạo, Thượng Cát, Tứ liên, Hồng Hà, Mễ Sở… Cải tạo một số cảng hàng hóa, bến thủy như Khuyến Lương, Hà Nội, Chèm, Tàm Xá, Bát Tràng.

Quyết tâm cao với nhiều thách thức

Quy hoạch phân khu đô thị được duyệt là cơ sở pháp lý để lập quy hoạch chi tiết từng khu vực chức năng, lập dự án đầu tư xây dựng và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Để thực hiện cần có sự quyết tâm để giải quyết các thách thức về nguồn lực đầu tư, về ứng dụng khoa học công nghệ, về vai trò, trách nhiệm của cộng đồng dân cư và nhất là xác lập cơ chế, chính sách, tạo thuận lợi kêu gọi đầu tư, sáng tạo cho không gian công cộng, liên kết với vùng, khu vực.

Trong quản lý thực hiện cũng phải có giải pháp cơ động để thích ứng với biến động về lũ lụt và biến đổi khí hậu. Trước hết cần quan tâm đến nguồn lực đầu tư, ngoài việc xã hội hóa rất cần có kế hoạch thực hiện và các dự án đầu tư ưu tiên, trước hết là thực hiện các dự án đảm bảo an toàn thoát lũ. Trong dự án phát triển khu vực sông Hồng đoạn qua Hà Nội do Seoul (Hàn Quốc) và Hà Nội lập 2006 - 2007, đã dự toán tổng chi phí cho cả dự án là xấp xỉ 7,1 tỷ USD (bao gồm chỉnh trị sông, công viên, giao thông, cải tạo, bồi thường, tái định cư). TP cần tham khảo để có dự toán nguồn lực hợp lý cho quy hoạch phân khu đề xuất.

Việc ứng dụng khoa học công nghệ cho khu vực sông Hồng, nhất là xây dựng công viên, cải tạo nhà ở, xây dựng công trình công cộng, khu vực có nhiều biến đổi về mực nước về dòng chảy, có nghiên cứu bước đầu, song thực tế trên thế giới đã có nhiều đổi mới nên rất cần có hợp tác quốc tế, chọn lựa kinh nghiệm phù hợp. Đề xuất, kêu gọi dự án đầu tư không chỉ căn cứ yêu cầu từ quy hoạch phân khu mà cũng nên tham khảo các dự án đã đề xuất trong nhiều năm qua, nhất là đầu tư, khai thác các bãi sông như: Khu đô thị Phúc Xá (Singapore), khu bãi giữa sông Hồng (Italia, Hà Lan, chuyên gia Việt Nam, trường Đại học Xây dựng), khu đô thị khoa học Tàm Xá (Indochina - Land Mỹ). Các dự án cải tạo khu An Dương, Chương Dương, Thạch Bàn, Phú Viên, Ngọc Thụy… do các tổ chức, DN Việt Nam đề xuất.

Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng đã phê duyệt là cơ sở pháp lý quan trọng, tạo đột phá để khai thác tiềm năng khu vực hai bên sông Hồng, nhằm xây dựng trục không gian trung tâm của Thủ đô. Hy vọng với sự linh hoạt, quyết liệt của TP, khu vực hai bên sông Hồng sẽ sớm trở thành hiện thực để Hà Nội phát triển nhanh, bền vững, xanh, thông minh, hiện đại, có sức hút và cạnh tranh cao trong khu vực và thế giới.

(0) Bình luận
  • Tọa đàm về vẻ đẹp kiến trúc Hà Nội thời bao cấp
    Chiều ngày 11/10, tại không gian Caphé Trung Nguyên 52 Hai Bà Trưng, Hà Nội đã diễn ra tọa đàm "Ký ức Hà Nội thời bao cấp qua di sản kiến trúc".
  • Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận và những công trình “lưu dấu” Điện Biên
    Kiến trúc sư Nguyễn Tiến Thuận nói rằng ông “không có một chút ngỡ ngàng nào về lịch sử Điện Biên”, bởi từ thuở bé, ông đã tìm hiểu lịch sử dân tộc mình. Bắt tay vào thiết kế bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ cũng là lần đầu tiên ông bắt đầu suy nghĩ một cách nghiêm túc, làm thế nào để chuyển hóa những tình cảm của mình về Điện Biên trong công việc sáng tạo. Bảo tàng Chiến thắng Điện Biên Phủ, khu Trung tâm hành lễ và nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sĩ đồi A1 là hai công trình đầu tiên khẳng định ông có duyên với mảnh đất này.
  • Góc nhìn di sản về những công trình kiến trúc Pháp tại Hà Nội
    Nhân kỷ niệm 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Pháp, sáng ngày 22/7, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Hà Nội) phối hợp với Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam (Omega Plus) và Viện Pháp tại Việt Nam tổ chức tọa đàm "Kiến trúc Pháp - Đông Dương - từ góc nhìn di sản". Tọa đàm giúp độc giả hiểu hơn về những di sản, giá trị văn hóa, lịch sử thông qua những câu chuyện về công trình kiến trúc Pháp - Đông Dương nổi tiếng tại Hà Nội.
  • CONSTREXIM - HOD: Dấu ấn trên hành trình vươn ra biển lớn
    Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Constrexim (Constrexim - Hod) ra đời năm 2007 trong niềm phấn khởi và kỳ vọng của người “thuyền trưởng” Nguyễn Đức Cây cùng các thành viên Công ty. Trải qua chặng đường 15 năm hình thành và phát triển Constrexim - Hod đã từng bước khẳng định được vị thế trong “làng” kinh doanh bất động sản Việt Nam.
  • Những tòa nhà sở hữu kiến trúc đẹp nhất Hà Nội
    Hà Nội hôm nay là một thủ đô văn minh, hiện đại với những tòa nhà mang kiến trúc ấn tượng, độc đáo. Hãy cùng chiêm ngưỡng một thành phố vẫn lẫn mình trong nhịp thở thời gian nhưng đang ngày ngày thay áo mới, sôi động và hiện đại qua những tòa nhà có kiến trúc độc đáo của Thủ đô.
  • MIK Group được vinh danh Top 10 thương hiệu mạnh ngành bất động sản 2022
    Ngày 12/10/2022, tại Khách sạn Melia Hà Nội, trong khuôn khổ Lễ Công bố và vinh danh Thương hiệu Mạnh Việt Nam 2022 do Tạp chí Kinh tế Việt Nam VnEconomy tổ chức, Tập đoàn MIK Group đã được vinh danh là 1 trong 10 thương hiệu mạnh năm 2022 ngành bất động sản.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Khán giả Thủ đô hào hứng đón xem vở chèo cổ "Trinh Nguyên" do NSND Trần Quốc Chiêm phục dựng
    Tối 19/5, tại Rạp Đại Nam, đông đảo khán giả Thủ đô đã đến xem buổi tổng duyệt vở chèo cổ "Trinh Nguyên". Vở chèo được dàn dựng công phu từ sự tôn kính nghề và sự tâm huyết với chèo cổ của NSND Trần Quốc Chiêm.
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng 2025: Lan tỏa tinh thần thượng võ “vùng đất hai vua”
    Thông tin UBND thị xã Sơn Tây (TP. Hà Nội) vừa cho biết, địa phương sẽ phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Liên đoàn Vật Việt Nam tổ chức Giải Vật Dân tộc Hà Nội mở rộng tranh cúp Phùng Hưng lần thứ IV năm 2025. Giải vật dự kiến diễn ra từ ngày 22 đến 25/5 tại Trung tâm Văn hóa - Thể thao thị xã Sơn Tây, phố Phan Chu Trinh, phường Ngô Quyền.
  • Tây Hồ: Khám sức khỏe cho người cao tuổi tại hai phường Quảng An và Yên Phụ
    Trong không khí tháng Năm đầy ý nghĩa – thời điểm cả nước hướng về kỷ niệm 30 năm Ngày thành lập Hội Người cao tuổi Việt Nam (10/5/1995 - 10/5/2025), hai phường Quảng An và Yên Phụ (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã tổ chức chương trình khám, chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên vào các ngày 19 và 20/5/2025.
Đừng bỏ lỡ
Khai thác tiềm năng hai bên sông Hồng
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO