Khai thác chất liệu truyền thống trong âm nhạc: Tìm những dấu ấn lâu bền

Hanoimoi| 06/07/2022 07:25

Thời gian gần đây, giới hoạt động âm nhạc trẻ vẫn đang tích cực khai thác chất liệu âm nhạc dân gian và nghệ thuật truyền thống trong những sản phẩm mới. Tuy là hướng đi đáng khuyến khích, góp phần tạo nên sự sôi động cho đời sống âm nhạc nước nhà, thu hút sự quan tâm của công chúng, song số lượng sáng tác, biểu diễn để lại dấu ấn bền lâu khá ít ỏi…

Khai thác chất liệu truyền thống trong âm nhạc: Tìm những dấu ấn lâu bền
“Tiếng lượn nhắn người phương xa” - dân ca Tày, Nùng được nghệ sĩ Ngô Hồng Quang hòa âm và chuyển soạn cho đàn tính.

Nối tiếp đầy cảm hứng

Chất liệu âm nhạc dân gian, nghệ thuật truyền thống các vùng miền vốn được nhiều thế hệ nhạc sĩ Việt Nam khai thác từ lâu và gần đây, những người trẻ đang tiếp nối đầy cảm hứng. Sau hiệu ứng thành công của các nghệ sĩ trẻ, như: Hoàng Thùy Linh, Đức Phúc, Hòa Minzy, Chi Pu… với những MV (video âm nhạc) lấy cảm hứng từ truyện cổ tích, lịch sử, tác phẩm văn học, âm hưởng dân gian các vùng miền, nhiều nghệ sĩ trẻ đã có hướng đi kiên trì và rõ ràng hơn trên con đường khai thác chất liệu truyền thống trong sản phẩm âm nhạc mới.

Từ “Xẩm Hà Nội”, “Xẩm xuân xanh”, “Xẩm bốn mùa hoa Hà Nội”, ca sĩ Hà Myo (Nguyễn Thị Ngọc Hà) tiếp tục gây chú ý với MV “Đập nàng Khọt” kết hợp dân ca Mường với rap bằng tiếng Mường và nhạc điện tử ra mắt hồi tháng 3. Mới đây nhất, đầu tháng 6, sau chuyến công tác Trường Sa, nữ ca sĩ đã ra mắt MV “Ký sự Trường Sa” hòa trộn giữa nhạc điện tử, rap và dân ca Nam Trung Bộ. Ca khúc do nhạc sĩ Đỗ Minh chuyển soạn từ lời thơ Nguyễn Hoài Nam, với ca từ ca ngợi vẻ đẹp Trường Sa; ý chí, nghị lực của các chiến sĩ nơi hải đảo và thể hiện tình yêu biển, đảo Tổ quốc của thế hệ trẻ. “Tôi vẫn kiên trì và miệt mài trên con đường đưa vẻ đẹp âm nhạc dân gian, nghệ thuật truyền thống Việt Nam đến với khán giả trẻ hôm nay”, ca sĩ Hà Myo khẳng định.

Đi theo thế mạnh của mình, Quán quân Sao Mai 2019 phong cách dân gian Quách Mai Thy với dự án “Thy - Nương” ra mắt năm 2021 đã tạo được dấu ấn trong đời sống âm nhạc. Dự án gồm 3 tác phẩm: MV “Mục hạ vô nhân” (xẩm chợ), ca khúc “Chờ chàng” lấy cảm hứng từ trích đoạn “Xúy Vân giả dại” trong vở chèo cổ “Kim Nham” và ca khúc “Ngọc Hoa tự khúc” lấy cảm hứng từ nhân vật Mỵ Nương trong truyền thuyết “Sơn Tinh - Thủy Tinh”. Các bài hát đều có sự hòa trộn chất liệu truyền thống và âm nhạc hiện đại.

Trong khi đó, từ thành công của chương trình “Trở về” năm 2019 với nhiều tác phẩm kết hợp âm nhạc dân gian, truyền thống với âm nhạc giao hưởng, cuối năm 2021, ca sĩ Tân Nhàn tiếp tục tạo dấu ấn với MV xẩm “Công cha ngãi mẹ sinh thành” thể hiện trên nền phối khí hòa quyện màu sắc văn hóa phương Đông và âm nhạc phương Tây, cùng tiếng đàn cello.

Bền bỉ nhiều năm với những cuộc điền dã khắp các vùng miền của đất nước, nghệ sĩ Ngô Hồng Quang liên tục cho ra mắt những sáng tác mới từ chất liệu âm nhạc bản địa và những bài dân ca phối khí mang màu sắc đương đại, được giới chuyên môn đánh giá cao. Gần đây, anh có MV “Đi tìm” kết hợp hát, đàn môi, sáo Mèo, khèn Mông và MV “Tiếng lượn nhắn người phương xa” - dân ca Tày, Nùng được anh hòa âm và chuyển soạn cho đàn tính. Tiếc là nghệ sĩ này chưa chú ý nhiều đến khâu quảng bá, giới thiệu, nên những tác phẩm của anh còn ít được khán giả trẻ biết đến…

Khai thác chất liệu truyền thống trong âm nhạc: Tìm những dấu ấn lâu bền
Ca sĩ Hà Myo kết hợp dân ca Mường với rap bằng tiếng Mường và nhạc điện tử trong MV “Đập nàng Khọt”.

Cần tâm huyết và sự dấn thân

Việc khai thác tinh hoa âm nhạc Việt Nam đưa vào tác phẩm mới hoặc thể hiện trong không gian đương đại là hướng đi tích cực, cần khuyến khích những người trẻ dấn thân tìm tòi, thể hiện.

Nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Quang Long cho rằng, những năm gần đây, có thêm nhiều sản phẩm âm nhạc khai thác chất liệu dân gian, truyền thống là tín hiệu đáng mừng cho âm nhạc đại chúng Việt Nam. Bên cạnh đó, việc khai thác những yếu tố dân gian, truyền thống, vừa là cách thể hiện tình yêu với quê hương, đất nước của nghệ sĩ, vừa dễ tạo được cảm xúc với khán giả. Phát hành những sản phẩm này là góp phần truyền bá giá trị truyền thống dân tộc đến với giới trẻ.

Còn bạn Nguyễn Phương Nhung, sinh viên năm thứ 3, Trường Đại học Nội vụ Hà Nội, chia sẻ: “Nghe những tác phẩm mang màu sắc dân gian, truyền thống của các tác giả hiện nay, vừa quen thuộc, song cũng rất lạ tai. Chúng giúp tôi nhận thấy vẻ đẹp của văn hóa Việt và thêm yêu mến, mong muốn khám phá”.

Theo nhạc sĩ, nhà báo Trần Lệ Chiến, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Âm nhạc Việt Nam, việc khai thác vốn cổ trong các sáng tác âm nhạc đương đại hiện nay rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, có những ca khúc chưa mang chất liệu âm nhạc của vùng miền nào trong giai điệu chính. Có những MV nếu không xem hình ảnh thì khó cảm nhận được màu sắc dân gian, truyền thống chứa đựng trong đó...

“Để tác phẩm âm nhạc khai thác chất liệu âm nhạc dân gian, nghệ thuật truyền thống có đời sống, giá trị lâu bền, thì người sáng tạo cần có nền tảng âm nhạc vững vàng, hiểu biết về văn hóa, địa lý, phong tục tập quán và âm nhạc từng vùng, miền, dân tộc. Tác phẩm phải hội tụ đủ hai khái niệm nội hàm là nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh, tức là đáp ứng cái tôi nghệ sĩ và đem lại lợi ích cho xã hội, thì mới tạo dấu ấn lâu bền trong lòng công chúng, góp phần phát triển âm nhạc Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”, nhạc sĩ Trần Lệ Chiến nhấn mạnh.

Kho tàng âm nhạc dân gian và nghệ thuật truyền thống Việt Nam vô cùng phong phú. Người sáng tác, hoạt động âm nhạc đương đại cần dấn thân tìm tòi, khai thác sâu hơn để tạo nên những tác phẩm chất lượng, có giá trị cho âm nhạc Việt Nam.

(0) Bình luận
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • “Bay qua Hồ Gươm” - trò chuyện cùng Hà Nội, về Hà Nội
    “Mơ là bồ câu trắng/ Bay qua Hồ Gươm xanh”, tác giả Huỳnh Mai Liên đã bật lên khao khát muốn được trở thành cánh chim nhẹ nhàng và tự do khám phá bầu trời Hà Nội ở cuối bài thơ Bay qua Hồ Gươm (cũng là tên tập thơ). Dường như cũng từ giấc mơ này, nhà thơ đã viết ra những vần thơ kể chuyện dẫn lối người đọc ngắm nhìn Hà Nội từ cao đến thấp, từ xa đến gần.
  • Thơ truyền thống trong thời đại số
    Thơ truyền thống là loại thơ viết theo đúng niêm luật, thường bó buộc trong các thể loại: Lục bát, Đường luật (Nhất, tam ngũ bất luận), song thất lục bát, thơ (bốn, năm, sáu, bẩy, tám) chữ… phải có vần điệu, cấu tứ rõ ràng và ngôn từ là phương tiện để nhà thơ biểu đạt, giãi bày tình cảm, tư tưởng tinh thần của tác giả. Trong thời đại số, thơ truyền thống vẫn được nhiều tác giả tiếp nối nhưng theo một hình thức mới, nội dung mới và nhà thơ không bị giới hạn bởi bất kỳ khuôn phép nào.
  • 50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế
    Hội nghị Lý luận, phê bình Văn học lần thứ V diễn ra ngày 27/11 tại Hà Nội, quy tụ những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ và nhà phê bình hàng đầu. Với chủ đề “50 năm văn học Việt Nam từ 1975: Thành tựu và xu thế”, hội nghị đã làm nổi bật bức tranh toàn cảnh văn học Việt Nam...
  • Thị trường nghệ thuật Việt Nam: Chuyên nghiệp để bứt phá
    Nghệ thuật Việt Nam gần đây thu hút sự chú ý đáng kể trên thị trường trong và ngoài nước. Các tác phẩm của nghệ sĩ Việt Nam không chỉ được công nhận về mặt giá trị nghệ thuật mà còn đạt được mức giá cao, phản ánh sự gia tăng sức hút và quan tâm của các nhà sưu tầm, người yêu mỹ thuật, cũng như các hãng đấu giá quốc tế.
  • “Bóng của hoa” trên những trang thơ trữ tình đậm chất Hà Nội
    Sau hai tập thơ “Lửa lá” (2009) và “Vườn tôi nở đóa vàng bông” (2013), nhà thơ Đặng Minh Kính - hội viên Hội Nhà văn Hà Nội vừa ra mắt bạn đọc tập thơ “Bóng của hoa” (NXB Hội Nhà văn, 2024). Tôi cứ ngỡ rằng, trên những trang thơ trữ tình giàu cảm xúc tinh tế của nữ tính, đậm chất Hà Nội nơi chị đang chập chờn, ẩn hiện những “Bóng của hoa” đầy thi vị với những suy tưởng khá lắng đọng.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • “Ngày về” - lời ru giàu cảm xúc về làng quê Việt Nam
    “Ngày về” được mở đầu bằng hình ảnh quen thuộc, dễ nhận thấy nhất của làng quê Việt Nam với những giá trị truyền thống thiêng liêng: “Cây đa, bến nước, sân đình/ Con đường gạch lát nối tình xóm thôn”.
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • 34 tác phẩm xuất sắc đạt giải cuộc thi ‘Việt Nam hạnh phúc’ 2024
    Tối 11/12, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Hội Nghệ sỹ Nhiếp ảnh Việt Nam long trọng tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm và công bố Giải thưởng Cuộc thi ảnh, video “Việt Nam hạnh phúc - Happy Vietnam” năm 2024.
  • CLB Giám đốc các bệnh viện miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành
    CLB Giám đốc các bệnh viện khu vực miền Trung chia sẻ kinh nghiệm quản lý, điều hành… để hướng tới người bệnh và lấy người bệnh làm trung tâm phấn đấu cho mục tiêu cung cấp dịch vụ y tế chất lượng.
Đừng bỏ lỡ
Khai thác chất liệu truyền thống trong âm nhạc: Tìm những dấu ấn lâu bền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO