Khai quật khảo cổ học giúp nhận diện giá trị Hoàng thành Thăng Long

HNMCT| 11/09/2020 17:21

Gần 2 thập niên qua, công tác khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long đã được tiến hành một cách bài bản. Từ đây, những dấu tích lịch sử dần hé lộ, mang đến những hiểu biết về sự phát triển rực rỡ của kinh thành Thăng Long xưa. Phóng viên Hànộimới Cuối tuần đã trò chuyện với Phó Giáo sư, Tiến sĩ Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam, người đã gắn bó với công tác khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long nhiều năm.

Khai quật khảo cổ học giúp nhận diện giá trị Hoàng thành Thăng Long

- Xin ông cho biết những điểm nổi bật của quá trình khai quật khảo cổ học tại Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long?

- Di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long được khai quật khảo cổ học từ cuối năm 2002 và được vinh danh là Di sản văn hóa thế giới năm 2010. Tuy nhiên, Tổ chức UNESCO khuyến cáo các nhà quản lý di sản của Việt Nam cần tăng cường công tác khai quật khảo cổ học nói chung cũng như khu vực trung tâm nói riêng.

Từ khuyến nghị của UNESCO, Chính phủ Việt Nam đã cam kết tăng cường công tác nghiên cứu khảo cổ học tại đây. Từ năm 2011 đến nay, các cơ quan quản lý có thẩm quyền đã cho phép Viện Khảo cổ học và Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tiến hành khai quật ở trục trung tâm, trong đó tập trung vào khu vực chính điện Kính Thiên.

Qua gần 10 năm, hiện đã khai quật được khoảng 8.000m2 và thu được kết quả tốt đẹp. Đó là: Đã phát hiện được tầng văn hóa Thăng Long - Hà Nội dày trung bình 2 - 3m, nằm ở độ sâu 1 - 6m. Tầng văn hóa này có các lớp văn hóa của nhiều thời kỳ lịch sử nối tiếp nhau, từ thời Đại La (thế kỷ VII - IX) đến thời Nguyễn (thế kỷ XIX - XX). So sánh với các địa điểm khác trong khu vực Ba Đình, tầng văn hóa ở đây là thống nhất. Điều đó chứng tỏ tính thống nhất của toàn bộ khu vực Hoàng thành Thăng Long trong khu vực trung tâm quận Ba Đình.

Các lớp văn hóa đã xuất lộ nhiều di tích kiến trúc nền móng của nhiều loại hình kiến trúc trong Hoàng cung Thăng Long xưa như: Móng cột, sân nền, đường đi; dấu tích giếng nước, cống thoát nước, đường nước... có niên đại kéo dài hơn 1.000 năm. Các dấu tích kiến trúc này có nhiều nét giống kiến trúc ở các khu vực khác nhưng cũng có những nét riêng, phản ánh tính chất tiểu khu vực.

Cùng với di tích khảo cổ học, chúng ta cũng phát hiện hệ thống di vật phong phú có niên đại tương đương, gồm đồ đá, móng cột, chân tảng, trụ lan can; đồ đất nung, đồ gốm sứ, đồ sành, đồ gỗ, đồ kim loại...

Đó là những thành tựu nổi bật, phản ánh thống nhất lịch sử lâu dài và tiêu biểu của Hoàng cung Thăng Long với nhiều nét mới, góp phần tìm hiểu toàn diện giá trị lịch sử - văn hóa của khu di sản.

- Qua những dấu tích được phát lộ, công chúng thấy được gì về Hoàng thành Thăng Long, thưa ông?

- Công chúng được tận mắt thấy dấu tích thật sự của kinh đô Thăng Long. Theo sử sách, Thăng Long là kinh đô của nhiều vương triều quân chủ Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử. Mỗi vương triều lại xây dựng hàng trăm cung điện với nhiều kiểu cấu trúc và trang trí thể hiện sức mạnh cũng như sự phồn thịnh của vương triều ấy. Tuy nhiên, do binh lửa và thời gian, dấu tích kinh đô xưa hầu như không còn gì trên mặt đất. Cùng lắm, ngày nay du khách chỉ biết đến thành bậc chạm rồng đá thời Lê sơ của điện Kính Thiên hay Đoan Môn, Cột Cờ, Bắc Môn... Nay nhờ khai quật khảo cổ học, thông qua những hố khai quật trưng bày tại chỗ, người xem được thấy những tầng văn hóa nhiều thời kỳ chồng xếp lên nhau, những di tích của các thời kỳ đan xen, tiếp nối... 

Cũng qua các dấu tích còn lại, công chúng có thể thấy được kiến trúc cung điện xưa với các hình trang trí như: Rồng, phượng, uyên ương, hoa sen, hoa cúc, sóng nước, mây trời, lá đề... Mỗi loại hình di vật, mỗi đề tài trang trí lại có vô số biến thể thay đổi theo từng triều đại và thời gian. Tất cả hiện lên bằng di tích, di vật thật. Các chuyên gia nhận định, đây là một kho tàng nghệ thuật khổng lồ, phản ánh lịch sử, văn hóa Việt Nam. Qua đó, người xem có thể hình dung được phần nào diện mạo của Hoàng cung Thăng Long xưa.

- Trong quá trình khai quật, ông ấn tượng với dấu tích, hiện vật nào? Dấu tích, hiện vật đó được bảo quản và phát huy giá trị ra sao?

- Tôi ấn tượng với các di tích ở dưới lòng đất của Thăng Long, đặc biệt là sự phong phú, đa dạng của các di tích thời Lý, Trần. Các di tích cung điện thời Lý được sắp xếp cực kỳ quy củ. Cấu trúc đăng đối được tuân thủ tối đa. Kỹ thuật xây dựng công phu, cẩn thận. Với thời Trần, gây ấn tượng là các dấu tích móng nền kiến trúc, đặc biệt là dải nền trang trí kiểu hoa chanh không thời nào có được.

Với từng kiến trúc cụ thể, tôi ấn tượng đặc biệt với kiến trúc Bát Giác thời Lý. Đường nước lớn thời Lý cũng là một kỷ lục lạ kỳ nhất xưa nay bởi cấu trúc phức tạp và toàn bộ được xây bằng gạch.

Di vật gây chú ý có hệ thống gốm sứ thời Lý minh chứng cho công nghệ sản xuất gốm sứ lớn nhất và duy nhất của Thăng Long thời đó. Hệ thống gốm hoa lam thời Trần và thời Lê sơ cũng cho phép nhận định về một trung tâm sản xuất gốm sứ lớn phục vụ Hoàng cung và xuất khẩu đi Nhật Bản, các nước Đông Nam Á... Các di vật đất nung được chú ý là hệ thống trang trí đầu rồng, đầu phượng, lá đề biểu trưng cho nghệ thuật cung đình kết hợp với Phật giáo, là sự sáng tạo của dân tộc trong mối giao lưu với tinh hoa văn hóa bên ngoài...

Hệ thống di tích và di vật này đang được bảo vệ với nhiều hình thức. Một số được lấp bảo tồn, một số để lộ thiên. Số khác được bảo vệ trong kho bảo quản của trung tâm và các kho tạm. Về lâu dài, cần có kế hoạch tổng thể và sự đầu tư chuyên nghiệp để bảo tồn, bảo quản hệ thống di tích, di vật quý giá này. Hiện nay, do nhu cầu phục vụ công chúng cấp thiết nên một số di vật và di tích đang xuất lộ đã phát huy tương đối tốt việc quảng bá giá trị của di sản.

- Quá trình khai quật khảo cổ học suốt 10 năm qua có những thuận lợi, khó khăn gì, thưa ông?

- Trong công việc khai quật, có một thuận lợi lớn là kế hoạch nghiên cứu thường xuyên tương đối ổn định. Tuy nhiên, việc khai quật cũng gặp một số khó khăn. Về mặt khách quan, khu di sản thuộc sự quản lý của UBND thành phố Hà Nội mà Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội chịu trách nhiệm trực tiếp. Điều đó có nghĩa là có thể chủ động lựa chọn vị trí theo từng yêu cầu trong từng thời gian cụ thể. Tuy nhiên, trong điều kiện bảo tồn khu di sản hiện nay, việc lựa chọn đôi khi không dễ dàng do vướng các công trình trên mặt đất hoặc cây xanh cần được bảo vệ.

Khó khăn thứ hai là di tích nhiều, độ sâu lớn, mạch nước ngầm khá mạnh nên đã ảnh hưởng tới các thao tác khai quật. Khi đó, chúng tôi phải kết hợp lồng ghép giữa các nhiệm vụ và mục tiêu, tận dụng tối đa biện pháp thoát nước thủ công để phục vụ khai quật.

- Để công tác khảo cổ học ở Hoàng thành Thăng Long đạt được kết quả tốt hơn, cần có những giải pháp như thế nào?

- Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di sản thế giới rất đặc biệt, đó là di sản khảo cổ học giữa lòng đô thị. Các giải pháp bảo tồn, bảo quản, nghiên cứu và phát huy giá trị cần được xây dựng một cách đồng bộ theo các kế hoạch dài hạn, trung hạn, ngắn hạn với sự quan tâm đặc biệt của các cơ quan quản lý từ Trung ương tới địa phương và các chuyên gia bảo tồn, bảo tàng, khảo cổ cùng sự phối hợp giữa các chuyên gia trong và ngoài nước. Nếu làm được như vậy, chúng ta sẽ có một di sản độc đáo nhất Việt Nam và đóng góp vào kho tàng di sản văn hóa thế giới. Thời gian tới, nếu có thể khôi phục được chính điện Kính Thiên, tính hấp dẫn của khu di sản này sẽ tăng lên gấp bội.

- Trân trọng cảm ơn ông!

(0) Bình luận
  • Bảo tàng Mỹ thuật ở giữa làng quê (huyện Ba Vì)
    Xứ Đoài là một vùng đất tối cổ - vùng địa văn hoá, địa thi hoạ - nơi mà con người có thể trải nghiệm đời mình trong hệ sinh thái tự nhiên của vùng đất, đi qua những truyền thuyết, cổ tích, để từ đó tạo nên tâm tính, giọng nói đặc trưng của con người xứ Đoài. Nắng và gió, núi và sông xứ Đoài đã gợi cảm hứng sáng tác cho một Tản Đà, một Quang Dũng và nhiều thi nhân, hoạ sĩ: từ Tô Ngọc Vân, Nguyễn Gia Trí đến Sĩ Tốt, Nguyễn Tiến Chung, Nguyễn Tư Nghiêm, Nguyễn Sáng... và những thế hệ văn nghệ sĩ sau này, ở họ đều có những sáng tác xuất sắc về xứ Đoài.
  • Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên)
    Đi khắp các vùng miền của Tổ quốc, những cựu tù binh Phú Quốc đã sưu tầm kỷ vật, di vật, tranh ảnh có liên quan đến các nhà tù trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược mà đồng đội và các ông đã trải qua. Hơn 20 năm kiếm tìm và góp nhặt, Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày, do chính những người cựu tù năm xưa thành lập là những minh chứng chân thực về một thời oanh liệt và hào hùng của dân tộc.
  • Bảo tàng Quê hương phong trào chiếc gậy Trường Sơn (huyệnỨng Hoà)
    Hoà Xá là một làng quê nằm sát bờ tả sông Đáy, thuộc vùng ven chiêm trũng Khu Cháy. Nơi đây sớm có phong trào cách mạng ngay từ những năm 1930, là hậu phương trung thành của cuộc kháng chiến chống Pháp. Trong công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Hòa Xá được xem là quê hương của phong trào động viên thanh niên lên đường “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” và câu chuyện huyền thoại “chiếc gậy Trường Sơn”.
  • Khu Cháy, Bảo tàng Khu Cháy - một địa chỉ đỏ về truyền thống đấu tranh cách mạng ở Ứng Hoà, Phú Xuyên
    “Khu Cháy” là thuật ngữ để nói về một khu du kích trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gồm 22 xã ở phía nam huyện Ứng Hoà và tây huyện Phú Xuyên, Hà Nội.
  • Bảo tàng Tổng cục II (quận Hoàng Mai)
    Toạ lạc tại số 322 đường Lê Trọng Tấn, quận Hoàng Mai, Hà Nội trên khuôn viên rộng 3.500m2, gồm 2 tầng nhà và phần trưng bày ngoài trời, Bảo tàng Tổng cục II hiện lưu giữ 5.830 hiện vật, trong đó có nhiều hiện vật quý hiếm gắn liền với cuộc đời hoạt động của nhiều chiến sĩ tình báo xuất sắc của Quân đội nhân dân Việt Nam. Với chức năng phục vụ công tác nghiên cứu, tham quan học tập, giáo dục truyền thống, Bảo tàng Tổng cục II chính thức được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận nằm trong hệ thống các bảo tàng cấp 2 toàn quân.
  • Bảo tàng Binh chủng Thông tin (quận Ba Đình)
    Bảo tàng Binh chủng Thông tin thuộc loại hình bảo tàng lịch sử chuyên ngành quân sự, là thể chế văn hoá, có chức năng bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử Binh chủng Thông tin liên lạc nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của cán bộ, chiến sĩ trong Binh chủng và nhân dân, bạn bè quốc tế.
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Đẩy mạnh phân cấp trong lĩnh vực văn hóa, du lịch khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp
    Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về “Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của một số Nghị định quy định về phân cấp, phân định thẩm quyền trong lĩnh vực văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch; báo chí, phát thanh và truyền hình; thông tấn; xuất bản, in, phát hành, thông tin điện tử, thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp”.
  • Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), NXB Chính trị quốc gia Sự thật đã ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong đó đáng chú ý có cuốn sách “Tinh hoa thơ ca Hồ Chí Minh” của tác giả - nhà văn Lê Xuân Đức (1939 – 2022) giúp người yêu thơ ca của Bác thêm thấu hiểu và cảm nhận rõ nét hơn tinh hoa trong từng câu chữ mà Người để lại, rút ra những chiêm nghiệm cho riêng mình và trên hết là những bài học lớn, sâu sắc về tư tưởng, về đầu tranh chính trị, về đạo lý làm người cho hôm nay và mai sau.
  • Tiếp tục phát triển những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong Kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam (Bài cuối)
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nguyện trung thành và tiếp nối sự nghiệp vĩ đại của Người; phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước cách mạng, tinh thần “tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc vững bước vào Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kỷ nguyên phát triển giàu mạnh, thịnh vượng.
  • Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Sở Du lịch Hà Nội tổ chức các hoạt động ý nghĩa
    Hòa chung không khí thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), Sở Du lịch Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động điểm nhấn, quảng bá hình ảnh Thủ đô và liên kết với các địa phương để phát triển du lịch Thành phố nói riêng, đất nước nói chung.
  • Khánh thành cầu Thiên Trường biểu tượng mới TP Nam Định
    Ngày 19/5, UBND thành phố Nam Định đã khánh thành cầu Thiên Trường - công trình giao thông trọng điểm bắc qua sông Đào, nối từ đường Song Hào đến đường Vũ Hữu Lợi.
Đừng bỏ lỡ
  • Triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”
    Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Thành ủy – HĐND – UBND - UBMTTQ Việt Nam Thành phố Huế tổ chức dâng hoa lên Người và khai mạc triển lãm “Không gian di sản văn hóa Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Huế”.
  • Trưng bày tem, bưu ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Những hình ảnh, tem và bưu ảnh này nằm trong Trưng bày chuyên đề “Hành trình theo chân Bác qua sưu tập tem và bưu ảnh” của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, diễn ra nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025) và Ngày Quốc tế Bảo tàng (18/5).
  • Hà Nội tuyên dương 80 gia đình văn hóa tiêu biểu
    UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 125/KH-UBND ngày 15/5/2025 về việc tuyên dương Gia đình văn hóa tiêu biểu nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001-28/6/2025).
  • Tháng Năm về quê Bác
    Trong những ngày tháng Năm lịch sử, mỗi người dân Việt Nam chúng ta đều nhớ đến ngày sinh nhật Bác Hồ kính yêu, trong tim luôn trào dâng một cảm xúc bồi hồi khó tả... Tạp chí Người Hà Nội xin trân trọng giới thiệu bài thơ "Tháng Năm về quê Bác" của tác giả Nguyễn Xuân Việt.
  • Công diễn vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm
    Tối 17/5, tại Rạp Đại Nam, Nhà hát Chèo Hà Nội ra mắt vở chèo cổ “Trinh Nguyên” với bản phục dựng công phu, đầy tâm huyết của NSND Trần Quốc Chiêm đề cao tình mẫu tử, lòng hiếu thảo và sự thuận hòa giữa anh em cùng cha khác mẹ.
  • “Hãy nói rằng con cần mẹ”: Cẩm nang đồng hành cùng người thân bị trầm cảm
    Anbooks phối hợp cùng Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam chính thức ra mắt cuốn sách "Hãy nói rằng con cần mẹ" – cẩm nang đồng hành với người thân bị trầm cảm của tác giả PGS.TS Nguyễn Phương Hoa. Đây là tác phẩm tiếp nối hành trình nghiên cứu và chia sẻ đầy tâm huyết của tác giả trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần, đặc biệt là đối với trầm cảm ở trẻ vị thành niên và thanh niên – một vấn đề đang ngày càng trở nên đáng lo ngại trong xã hội hiện đại.
  • Chuỗi sự kiện đặc sắc kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Bác trong Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 16/5, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch tổ chức khai mạc triển lãm với chủ đề "Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tinh hoa dân tộc, tầm vóc thời đại" với chuỗi hoạt động đầy ý nghĩa.
  • Sư đoàn Phòng không 361 – 60 năm xứng đáng danh hiệu "cận vệ đỏ" canh giữ bầu trời Thủ đô
    Sáng 17/5, tại Hà Nội, Sư đoàn Phòng không 361 (Quân chủng Phòng không – Không quân) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống (19/5/1965 – 19/5/2025) và đón nhận Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất.
  • Ra mắt bộ tiểu thuyết đồ sộ về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ: “Nước non vạn dặm”
    Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17-5, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận Trung ương, Khu Di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch, Nhà Xuất bản Văn học, Công ty cổ phần Truyền thông và Văn hóa Liên Việt ra mắt bộ tiểu thuyết “Nước non vạn dặm”, gồm 5 tập của PGS, TS, nhà văn Nguyễn Thế Kỷ, Phó Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương.
  • Tôn vinh thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nghệ thuật thư họa
    Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 19/5/2025), sáng 17/5/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội đã tổ chức khai mạc triển lãm “Thơ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua nét chữ sắc màu”. Thông qua hình thức nghệ thuật thư họa – sự kết hợp tinh tế giữa thư pháp truyền thống và hội họa hiện đại, triển lãm đã góp phần tôn vinh cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại và tư tưởng nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Khai quật khảo cổ học giúp nhận diện giá trị Hoàng thành Thăng Long
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO