Khai mạc triển lãm chuyên đề ''Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình'' tại Bảo tàng Hồ Chí Minh

Phương Anh| 17/01/2023 09:00

Ngày 16/1, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh diễn ra lễ khai mạc triển lãm chuyên đề “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình”. Sự kiện do Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chỉ đạo thực hiện, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam (27/1/1973 - 27/1/2023).

bao-tang-.jpg
Các đại biểu cắt băng khai mạc.

Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh Vũ Mạnh Hà phát biểu tại lễ khai mạc: Triển lãm “Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình” được tổ chức nhằm giúp công chúng hiểu rõ hơn về bối cảnh, diễn biến Hội nghị Paris và ý nghĩa của việc ký kết Hiệp định đối với Việt Nam và thế giới. Qua đó, khẳng định trí tuệ, sự lãnh đạo đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng trong từng giai đoạn đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược; khẳng định bản lĩnh, tính chủ động, lập trường cương quyết, đường lối thương thuyết khéo léo của phái đoàn ta trong suốt quá trình đàm phán, ký kết Hiệp định Paris.

“Triển lãm cũng góp phần tôn vinh các thành viên Phái đoàn đàm phán Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và các tầng lớp nhân dân đã làm nên thành công của hội nghị cũng như quá trình thi hành Hiệp định. Đồng thời, góp phần tri ân bạn bè yêu chuộng hòa bình trên thế giới đã cổ vũ cho cuộc đấu tranh chính nghĩa của nhân dân Việt Nam vì độc lập, tự do, hòa bình và công lý”, ông Vũ Mạnh Hà nói.

Triển lãm chia làm 3 phần nội dung chính: Vạch đường tới hòa bình, mở cánh cửa hòa bình và tiến tới hòa bình, cùng gần 300 hình ảnh, tài liệu, hiện vật. Trong đó, có những hiện vật lần đầu tiên được trưng bày và giới thiệu trên chuyên mục hiện vật kể chuyện.

bao-tang-2.jpg
Triển lãm thu hút sự quan tâm của công chúng.

Triển lãm không chỉ góp phần khẳng định Hiệp định Paris là thắng lợi của cuộc đấu tranh dài nhất, khó khăn nhất trong lịch sử ngoại giao Việt Nam ở thế kỷ XX; mốc son trong trang sử vàng của nền ngoại giao cách mạng thời đại Hồ Chí Minh, mở ra cánh cửa hòa bình cho nhân dân Việt Nam và ghi dấu vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới; mà còn là dịp lan tỏa sâu rộng tinh thần yêu nước, niềm tự hào dân tộc; củng cố, bồi đắp niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng trong công cuộc đổi mới, hội nhập quốc tế hiện nay.

Được biết, triển lãm sẽ kéo dài tới tháng 5/2023.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Phim hoạt hình Việt: Định hình bản sắc, vươn ra toàn cầu
    Với những hình ảnh sống động, chiều sâu văn hóa và thông điệp nhân văn được lồng ghép tinh tế… bản sắc Việt không chỉ là nét chấm phá tạo nên sự khác biệt cho hoạt hình nước nhà mà còn là chiếc chìa khóa vàng mở lối đưa hoạt hình Việt Nam vươn tầm thế giới.
  • Nguồn nhân lực múa: Từ chuyển động trong đào tạo đến kỳ vọng hệ sinh thái
    Trong những năm gần đây, đào tạo nghệ thuật múa tại Việt Nam đã có những chuyển biến rõ nét nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hệ thống giáo dục nghệ thuật, cũng như thích ứng với sự thay đổi nhanh chóng của đời sống biểu diễn và thị trường lao động văn hóa. Nhu cầu về một thế hệ nghệ sĩ múa có tư duy sáng tạo, khả năng phản biện và hội nhập đang đặt ra yêu cầu mới cho các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Kỳ thi tốt nghiệp của Khoa Múa - Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội năm 2025 đã cho thấy rõ xu hướng này với nhiều tín hiệu tích cực trong đào tạo song vẫn còn nhiều vấn đề cần giải quyết từ góc độ chính sách và hệ sinh thái nghề nghiệp dành cho nghệ sĩ múa trẻ.
  • Tổng Bí thư Tô Lâm: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội”
    Tại Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025) diễn ra trọng thể tại Thủ đô Hà Nội, đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã nhiệt liệt chúc mừng những người làm báo cách mạng Việt Nam, đồng thời đặt ra yêu cầu với những người làm báo hiện nay: “Mỗi nhà báo, mỗi cơ quan báo chí phải là biểu tượng của văn hóa ứng xử, chuẩn mực đạo đức và tinh thần phục vụ xã hội; góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị nhân văn truyền thống, lan tỏa điều thiện, điều đẹp”.
  • Tự hào Người cao tuổi Tây Hồ - Phát huy truyền thống, lan toả giá trị văn minh
    Hướng tới kỷ niệm 84 năm Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam (06/6/1941 – 06/6/2025) và 30 năm ngày thành lập quận Tây Hồ, Hội Người cao tuổi quận Tây Hồ đã long trọng tổ chức chương trình "Tự hào Người cao tuổi quận Tây Hồ" tại tỉnh Phú Thọ. Đây không chỉ là dịp để tri ân, tôn vinh những đóng góp to lớn của người cao tuổi, mà còn là hoạt động thiết thực nhằm phát huy vai trò gương mẫu của người cao tuổi trong xây dựng nếp sống văn minh, góp phần phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến – Văn minh – Hiện đại".
  • Hải Phòng ra mắt tour du lịch đêm đầu tiên tại đình Hàng Kênh
    Tour đêm “Dấu thiêng Hàng Kênh” diễn ra vào các tối thứ Tư, thứ Bảy và Chủ nhật hằng tuần, từ 18h30 đến 21h00 tại số 47 Nguyễn Công Trứ, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc triển lãm chuyên đề ''Hiệp định Paris - Cánh cửa hòa bình'' tại Bảo tàng Hồ Chí Minh
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO