Tin tức

Khai mạc lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền

Bảo Trâm 08:45 27/01/2024

Tối 26-12, tại Không gian sáng tạo Tây Hồ, quận Tây Hồ, Sở NN&PTNT Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) các vùng miền Xuân Giáp Thìn.

Dự lễ hội có đại diện lãnh đạo các bộ, ban ngành Trung ương. Về phía Hà Nội có các đồng chí: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến; Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Mạnh Quyền, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành của thành phố Hà Nội và quận Tây Hồ…

nn1.jpeg
Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại phát biểu.

Phát biểu khai mạc lễ hội, Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết: Với bề dày lịch sử nghìn năm văn hiến, Hà Nội có 5.922 di tích lịch sử; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; 1.350 làng nghề và làng có nghề. Đây là tiềm năng to lớn để Hà Nội khai thác, phát triển du lịch. Năm 2023, thành phố đã đón 24,72 triệu lượt khách du lịch, tăng 30,2% so với năm 2022 (tăng 11,7% so với kế hoạch).

Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại nhấn mạnh: Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học… của đất nước, để đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô, thời gian qua, nhiều làng nghề phải thu hẹp diện tích sản xuất để nhường cho phát triển công nghiệp, đô thị, trong đó có làng nghề trồng hoa đào Nhật Tân và quất cảnh Tứ Liên… (quận Tây Hồ). Vượt lên rất nhiều khó khăn của quá trình đô thị hóa, người dân ở các làng vẫn miệt mài giữ nghề truyền thống. Đây không chỉ là nét đẹp riêng có của quận Tây Hồ mà còn là niềm tự hào của thành phố Hà Nội mỗi dịp Tết đến, xuân về.

Để bảo tồn, phát triển nghề trồng hoa đào và quất cảnh, thời gian qua, lãnh đạo thành phố Hà Nội, Sở NN&PTNT, UBND quận Tây Hồ rất quan tâm hỗ trợ phát triển làng nghề; kết nối với các chuỗi du lịch văn hóa, lịch sử, tâm linh để đón khách tham quan, trải nghiệm.

Năm 2024, lần đầu tiên Hà Nội tổ chức Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền nhân Xuân Giáp Thìn. “Để chuẩn bị cho lễ hội, trước đó, chúng tôi đã tổ chức 2 hội thi hoa đào và quất cảnh thành phố Hà Nội trên địa bàn quận Tây Hồ, nhằm tôn vinh các nghệ nhân, thợ giỏi… Kết quả, Ban Tổ chức đã chọn 55 tác phẩm hoa đào (của 28 tác giả) và 68 tác phẩm quất cảnh (của 31 tác giả) để vinh danh 2 tác phẩm giải nhất, 4 tác phẩm giải nhì, 10 tác phẩm giải ba và 20 tác phẩm giải khuyến khích được tôn vinh hôm nay”, Giám đốc Sở NN&PTNT Nguyễn Xuân Đại nêu rõ.

Bên cạnh tôn vinh các nghệ nhân và làng nghề truyền thống hoa đào, quất cảnh, Hà Nội còn có hàng nghìn sản phẩm OCOP với số lượng lớn nhất cả nước. Hà Nội đã lựa chọn Tây Hồ là điểm đến quan trọng không thể thiếu đối với công tác xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền.

Với 100 gian hàng quảng bá sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền, lễ hội là cơ hội để các chủ thể OCOP của Hà Nội, các địa phương trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm khách hàng tiềm năng; khẳng định thương hiệu OCOP với người tiêu dùng Thủ đô, thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm OCOP…

Lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền Xuân Giáp Thìn 2024 diễn ra trong 7 ngày, từ 26-1 đến ngày 1-2-2024.

nn2.jpeg
Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến phát biểu.

Phát biểu chào mừng, Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Nguyễn Đình Khuyến cho biết: Sự kiện có ý nghĩa rất đặc biệt, lần đầu tiên thành phố tổ chức thành công hai hội thi hoa đào, quất cảnh trên địa bàn quận Tây Hồ với quy mô lớn. Đây là cơ sở để sau này thực hiện các nội dung công nhận nghệ nhân cho những hộ trồng hoa đào, quất cảnh tại quận Tây Hồ.

Đến với lễ hội, du khách không chỉ được đắm chìm trong không khí của sắc Xuân Đất Việt giàu bản sắc văn hóa truyền thống, mà còn được hòa mình trong không gian sinh cảnh lung linh sắc màu của hoa đào, quất cảnh, sen Tây Hồ, hoa cây cảnh, tiểu cảnh tạo hình nghệ thuật với linh vật cổng song long "tinh hoa hội tụ" khổng lồ được tạo hình nghệ thuật bằng hoa quả.

Cùng đó, du khách được chiêm ngưỡng bộ sưu tập cây cảnh nghệ thuật độc đáo; tìm hiểu phong tục thờ cúng gia tiên, nghệ thuật bài trí đồ thờ, sắp xếp mâm ngũ quả, mâm cỗ truyền thống ngày Tết của người Việt cũng như trải nghiệm các trò chơi dân gian, thú chơi hoa cây cảnh, nhạc cụ dân tộc, thưởng trà, khai bút đầu xuân vô cùng hấp dẫn.

Tại lễ hội còn diễn ra chương trình nghệ thuật đặc sắc hội tụ nhiều nghệ sĩ tên tuổi trên sân khấu có quy mô hoành tráng kết hợp với hoạt động thực cảnh với quy mô gần 20.000m2 có nhiều hoạt cảnh sống động. Cụ thể như du Xuân chợ Tết; trẩy hội Hồ Tây; trải nghiệm Tết Xưa... Bên cạnh đó, hoạt động "Kết nối tiềm năng - Gia tăng giá trị - Phát triển bền vững" nhằm tôn vinh những giá trị làng nghề truyền thống nói chung, tôn vinh nét đẹp làng nghề "Đào Nhật Tân", "Quất cảnh Tứ Liên" quận Tây Hồ gắn với giới thiệu, quảng bá sản phẩm OCOP, đặc sản vùng miền đến với người dân thủ đô./.

Bài liên quan
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • [Podcast] Truyện ngắn: Xa - gần & tình yêu
    Reng. Reng. Reng. Là tiếng chuông điện thoại chứ không phải báo thức. Thơ giật mình, một lo lắng vơ vẩn cồn lên. Từ ngày ba mất, cô vốn sợ những tiếng chuông điện thoại vào những giờ bất thường, sáng sớm hoặc là tối khuya. Nhìn thấy số của Yên, Thơ hơi bất ngờ. Chưa bao giờ cô ấy gọi cho cô vào giờ này...
  • "Đám cưới chuột" lên sân khấu xiếc
    Chiều 13/12, Nhà hát Nghệ thuật xiếc và tạp kỹ Hà Nội đã tổ chức họp báo, giới thiệu vở diễn "Đám cưới chuột", vở diễn lấy cảm hứng từ bức tranh dân gian Đông Hồ chuẩn bị ra mắt khán giả...
  • Phi công Nguyễn Đức Soát ra mắt sách kể chuyện hồi ức “đời bay”
    Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024), Nhà xuất bản Trẻ ra mắt bạn đọc cuốn sách “Bầu trời - Trường đại học của tôi” của Trung tướng Nguyễn Đức Soát.
  • Lịch nghỉ học kỳ I và nghỉ Tết Dương lịch 2025 của học sinh
    Bộ GD&ĐT đã công bố lịch nghỉ Tết dương lịch năm 2025 và lịch nghỉ học kỳ một của học sinh cả nước.
  • Cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
    Tổng Bí thư Tô Lâm trong các bài viết, bài nói gần đây đã nhấn mạnh đây là thời điểm Việt Nam “hội tụ” tổng hòa các lợi thế, sức mạnh để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc tiếp sau kỷ nguyên độc lập, tự do, xây dựng chủ nghĩa xã hội và kỷ nguyên đổi mới. Đồng chí Tổng Bí thư đã chỉ rõ cơ sở định vị mục tiêu, vận hội lịch sử đưa đất nước bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đừng bỏ lỡ
Khai mạc lễ hội hoa đào, quất cảnh và sản phẩm OCOP các vùng miền
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO