Đời sống văn hóa

Khai hội Thành Bản Phủ tại Điện Biên

Thạch Vũ 19:35 15/03/2023

Sáng 15/3, tại Di tích Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên, Ủy ban nhân dân huyện Điện Biên tổ chức Lễ khai hội Thành Bản Phủ.

z4183960928729_433e2fb6e1ff1d5e230af8f980fe39c1.jpg
Nghi thức rước kiệu dâng lễ trong Lễ khai hội Thành Bản Phủ.

Lễ hội Thành Bản Phủ được tổ chức hằng năm từ ngày 24 đến 25/2 âm lịch để tưởng nhớ thủ lĩnh Hoàng Công Chất và Tướng Ngải, Tướng Khanh cùng nhân dân các dân tộc Mường Thanh chiến đấu anh dũng đánh tan giặc Phẻ, bảo vệ bản mường.

Lễ hội Thành Bản Phủ gồm 2 phần: phần lễ và phần hội. Phần lễ được bắt đầu bằng nghi thức rước kiệu, múa rồng, đọc chúc văn tưởng nhớ công lao của ông Hoàng Công Chất - người con của quê hương huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã cùng hai thủ lĩnh người dân tộc Thái ở Điện Biên là Tướng Ngải, Tướng Khanh đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Thanh (Điện Biên) vào tháng 5 năm 1754. Phần hội được tổ chức gồm các trò chơi dân gian, văn hóa các dân tộc huyện Điện Biên.

Lãnh đạo huyện Điện Biên, cho biết: Lễ hội Thành Bản Phủ là hoạt động tín ngưỡng với các nghi thức văn hóa dân gian được gìn giữ từ lâu đời. Mỗi mùa lễ hội hàng năm (từ ngày 24 đến 25 tháng 2 âm lịch) nhân dân các dân tộc trên địa bàn trong và ngoài huyện Điện Biên đều thành kính dâng hương tưởng nhớ công ơn Tướng quân Hoàng Công Chất; đồng thời nhân dân trao đổi kinh nghiệm sản xuất, trồng trọt, chăn nuôi và cùng nhau chơi các trò chơi dân gian.

Với huyện Điện Biên thì việc tổ chức các hoạt động trong mùa lễ hội này cũng là cơ hội để quảng bá, tôn vinh bản sắc văn hóa, văn nghệ dân gian các dân tộc; đồng thời thu hút đầu tư, phát triển văn hóa, du lịch của huyện Điện Biên cũng như tỉnh Điện Biên. Từ đó góp phần tuyên truyền, giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc để chung tay xây dựng Điện Biên ngày càng phát triển.

Theo sử sách, tướng quân Hoàng Công Chất có tên thật là Hoàng Công Thư, quê ở huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình. Nghĩa quân của Tướng quân Hoàng Công Chất cùng Tướng Ngải, Tướng Khanh là hai thủ lĩnh người dân tộc Thái ở Điện Biên đã lãnh đạo nhân dân các dân tộc đánh đuổi giặc Phẻ, giải phóng Mường Thanh (Điện Biên) vào tháng 5 năm 1754.

Để có căn cứ hoạt động lâu dài, tướng Hoàng Công Chất đã cho xây dựng Thành Bản Phủ. Từ đó, căn cứ hoạt động của nghĩa quân đã phát triển ra khắp mười Châu của Phủ An Tây, phía bắc giáp biên giới Trung Quốc, phía nam mở rộng xuống Hòa Bình - Ninh Bình - Thanh Hóa. Cuộc khởi nghĩa nông dân do Hoàng Công Chất lãnh đạo kéo dài suốt 30 năm (1739-1769). Hoàng Công Chất đã tập hợp nhân dân các dân tộc vùng Hưng Hóa (vùng Tây Bắc) thành một khối thống nhất, xây dựng mối tình đoàn kết miền ngược miền xuôi để cùng nhau đánh giặc giữ nước, bảo vệ núi rừng vùng biên cương Tổ quốc.

Bài liên quan
  • Hội voi Buôn Đôn 2023: Thay đổi để phát huy giá trị
    Ngày 12/3, trong khuôn khổ chương trình “Hành trình du lịch” của Lễ hội Cà - phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 năm 2023, tại xã biên giới Krông Na đã diễn ra Hội voi Buôn Đôn 2023. Hội năm nay có nhiều thay đổi hướng tới việc bảo vệ đàn voi và giáo dục cách ứng xử với thiên nhiên để phát huy giá trị nhân văn của lễ hội.
(0) Bình luận
Nổi bật Tạp chí Người Hà Nội
  • Nguyễn Đình Thi một bản lĩnh  văn hóa lớn
    Nguyễn Đình Thi là một nhà hoạt động cách mạng lão thành và là người làm văn học nghệ thuật đa tài, nhiều sáng tạo. Ông viết sách khảo luận triết học, viết văn, viết báo, làm thơ, soạn nhạc, soạn kịch, viết lý luận phê bình, và ở lĩnh vực nào, ông cũng thể hiện mình là một bản lĩnh văn hóa lớn. Những chia sẻ của nhà thơ Bằng Việt - nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội, người đã tuyển chọn và dịch tác phẩm của Nguyễn Đình
  • Tuần lễ chiếu phim đặc sắc về Quân đội nhân dân Việt Nam
    Tuần phim Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 – 22/12/2024) sẽ diễn ra tại thành phố Cao Bằng (từ ngày 9/12 đến ngày 13/12) và trên phạm vi cả nước (từ 19/12 đến ngày 25/12).
  • Thêm một cuốn sách về tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam
    Để giúp bạn đọc hiểu rõ và đầy đủ hơn về các tôn giáo, đời sống tôn giáo ở Việt Nam, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách “Tôn giáo và đời sống tôn giáo ở Việt Nam - Hỏi và đáp” của tác giả Nguyễn Thái Bình và Đỗ Thị Thanh Hương.
  • Dịch thơ đương đại thế giới: Phải chọn lựa kỹ, tìm hiểu cặn kẽ
    Việc lựa chọn được những tác phẩm thơ đương đại kinh điển trên thế giới để giới thiệu đến bạn đọc nước nhà là một vấn đề rất lớn. Để làm được điều này, các nhà dịch thuật phải nắm được thực trạng, xu thế phát triển thơ trên thế giới nói chung và từng quốc gia nói riêng; nắm rõ bối cảnh sáng tác, cảm xúc của tác giả, hình thức, phong cách thể hiện; những nguyên tắc hay lưu ý trong dịch ngược, dịch xuôi…
  • Hà Nội ra mắt Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo
    Tối 10/12, tại Bảo tàng Hà Nội đã diễn ra Lễ tổng kết Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 và Ra mắt trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo Hà Nội. Việc cho ra đời Trung tâm điều phối các hoạt động sáng tạo cho thấy cam kết của Hà Nội với UNESCO khi tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo.
Đừng bỏ lỡ
Khai hội Thành Bản Phủ tại Điện Biên
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO